Giải Bài tập 5 trang 20 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thứcĐọc văn bản Lời tiễn dặn trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.105), đoạn từ “Chết ba năm hình còn treo đó” và trả lời các câu hỏi
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc văn bản Lời tiễn dặn trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.105), đoạn từ “Chết ba năm hình còn treo đó” và trả lời các câu hỏi: Câu 1 Câu 1 (trang 20, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Nêu những cung bậc khác nhau của tâm trạng, cảm xúc được diễn tả trong đoạn thơ đã xác định ở trên. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn thơ và đưa ra những cung bậc khác nhau của tâm trạng, cảm xúc. Lời giải chi tiết: Khi thiết tha, trìu mến, khi rắn rỏi, quyết liệt. Sự thay đổi về giọng điệu phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của một con người biết sống trọn vẹn với tình yêu, quyết gìn giữ tình yêu của mình, bất chấp nghịch cảnh. Câu 2 Câu 2 (trang 20, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Việc chàng trai nói nhiều đến từ “chết”, đến tình huống “chết” có ý nghĩa gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn thơ và phân tích ý nghĩa của từ “chết”. Lời giải chi tiết: Nhân vật trữ tình nhắc đến cái chết không nhằm thể hiện sự bi lụy, bế tắc. Trái lại, chàng trai khẳng định sức sống mãnh liệt của tình yêu. Nó không những phá vỡ giới hạn của không gian hay thời gian mà còn vượt qua cả bờ cõi sinh tử. Điệp từ “Chết thành…” cho thấy khát vọng chung thủy đến cùng. Hóa thành sông, họ sẽ là dòng nước mát. Hóa thành đất, đất sẽ nuôi lớn dây trầu xanh. Hóa thành phận bèo trôi nổi, bèo vẫn ở chung một vùng. Và hóa thành muôi, muôi cũng múc chung một bát. Câu 3 Câu 3 (trang 20, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Câu “Đôi ta yêu nhau, tình Lú - Ủa mặn nồng” cho thấy được điều gì về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái và khả năng phản ánh đời sống tinh thần đó của truyện thơ Tiễn dặn người yêu? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn thơ, chú ý câu thơ trích ra trong đề bài, từ đó rút ra hiểu biết về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái. Lời giải chi tiết: - Trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái, truyện dân gian về chàng Lú và nàng Ủa (truyện này về sau được xây dựng thành một truyện thơ nổi tiếng - xem cước chú ở tr. 105 của SGK Ngữ văn 11, tập một) có một vị trí đặc biệt. Mối quan hệ giữa hai nhân vật chính trong đó đã trở thành biểu tượng của tình yêu son sắt. - Tiễn dặn người yêu thấm đẫm văn hoá của đồng bào dân tộc Thái. Ở đó, mỗi chi tiết đều có thể phản ánh được một nét nào đó trong đời sống tinh thần của cộng đồng đã sáng tạo nên truyện thơ này. Câu 4 Câu 4 (trang 20, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Đang mạch thổ lộ tình yêu của mình, tại sao nhân vật chàng trai lại cất tiếng gọi “Hỡi gốc dưa yêu mọc ngoài cồn cát” với lời nhắn nhủ thiết tha: “Nước ngập gốc đáng lụi, đừng lụi,/ Nước ngập rễ đáng bềnh, đừng bềnh.”? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại cả bài thơ dựa vào nội dung để đưa ra lí giải về hành động, hình ảnh. Lời giải chi tiết: Về phía chàng trai - nhân vật trong câu chuyện - việc đột ngột chuyển đối tượng tâm tình thể hiện tâm lí muốn nỗi niềm của mình được tất cả những đối tượng tồn tại xung quanh chia sẻ, đồng cảm. Trong cái nhìn của chàng trai, gốc dựa cũng đã trở thành người bạn có cùng cảnh ngộ. Câu 5 Câu 5 (trang 20, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Theo bạn, trong đoạn thơ, yếu tố tự sự hay yếu tố trữ tình đậm nét hơn? Bạn giải thích về điều đó như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại đoạn thơ, xác định yếu tố rõ ràng hơn và đưa ra minh chứng cụ thể. Lời giải chi tiết: Yếu tố tự sự có các biểu hiện: trực tiếp hay gián tiếp nói về một câu chuyện; sử dụng nhiều chi tiết nhằm dựng lên bối cảnh không gian thời gian cụ thể của câu chuyện; miêu tả rõ nét các hoạt động, xem chúng như một đối tượng khách quan;... Yếu tố trữ tình có các biểu hiện: thiên về phản ánh thế giới chủ quan, đặt trọng tâm vào việc bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của con người với các diễn biến đa dạng của nó;... Căn cứ vào những điều nói trên, chúng ta sẽ xác định được trong đoạn văn bản, yếu tố tự sự đậm nét hơn.
|