Giải Bài tập 2 trang 35 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sốngĐọc lại bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (từ Ta làm con chim hót đến hết) trong SGK (tr.91) và trả lời các câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong khổ thơ sau:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc lại bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (từ Ta làm con chim hót đến hết) trong SGK (tr.91) và trả lời các câu hỏi: Câu 1 Nêu cảm nhận của em về ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong khổ thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Phương pháp giải: Giải bài tập 1 trang 6 SBT Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống Lời giải chi tiết: Nhà thơ ước được làm “con chim” để dâng cho đời tiếng hót hay, ước được làm “cành hoa” để dâng sắc hương đẹp tươi, thơm ngát cho cuộc đời, ước được làm “một nốt trầm” trong bản nhạc của cuộc sống để lặng lẽ đóng góp vào giai điệu cuộc đời, làm nên một khúc hoan ca cho đời sống. Đây là những ước muốn rất đẹp đẽ, ước được cống hiến một cách thầm lặng để mang những giá trị tốt đẹp nhất gửi đến cuộc đời. Câu 2 Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ trong khổ thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó Phương pháp giải: Chỉ ra biện pháp điệp ngữ trong khổ thơ và nêu tác dụng của biện pháp đó Lời giải chi tiết: Điệp ngữ “Ta làm, ta nhập” đã nhấn mạnh ước muốn được hòa nhập, được cống hiến của nhà thơ để mang cho đời những điều tốt đẹp nhất. Câu 3 Nhận xét về cách gieo vẫn và ngắt nhịp trong khổ thơ cuối của bài thơ Phương pháp giải: Đọc khổ thơ cuối và nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp của khổ thơ Lời giải chi tiết: Trong khổ thơ cuối, tác giả đã sử dụng cách ngắt nhịp 2/3 và 3/2 đều đặn: Mùa xuân /ta xin hát Câu Nam ai / Nam bình Nước non /ngàn dặm mình Nước non /ngàn dặm tình Nhịp phách tiền / đất Huế. Cách ngắt nhịp đó phối hợp với cách gieo vần chân (bình - mình - tình) đã góp phần tạo nên sự hài hoà và nhạc tính cho khổ thơ. Câu 4 Bài thơ kết thúc bằng việc nhắc đến những điệu ca Huế. Cách kết thúc ấy gợi cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ? Phương pháp giải: Trình bày cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ thông qua cách tác giả kết thúc tác phẩm bằng những điệu ca Huế Lời giải chi tiết: Bài thơ kết thúc bằng cách đưa ra khúc Nam ai, Nam bình – những làn điệu đặc trưng của xứ Huế. Qua đó, giúp người đọc hiểu được vẻ đẹp tâm hồn tác giả Thanh Hải. Đó là tình yêu quê hương xứ Huế sâu sắc, lòng yêu đất nước và khát vọng được cống hiến để làm đẹp cho đất nước mình. Câu 5 Từ nội dung của đoạn thơ trên, hãy trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về lẽ sống dâng cho đời của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay Phương pháp giải: Trình bày suy nghĩ của em về lẽ sống “dâng cho đời” của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay Lời giải chi tiết: Lẽ sống “dâng cho đời” là một lẽ sống đẹp cần có của tuổi trẻ hiện nay. “Dâng cho đời” là cách nói hình ảnh về lẽ sống cống hiến của con người. Đây là lối sống mà chúng ta cần phải biết cho đi, mang công sức, tuổi trẻ và tài năng của mình để đóng góp và xây dựng quê hương, xã hội phát triển vững mạnh. Mỗi người trẻ hiện nay, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên cần không ngừng nỗ lực, rèn luyện, tích cực tham gia vào các phong trào của nhà trường, đoàn thể và địa phương. Các bạn cần mang sức trẻ của mình để làm những việc có ích, giúp cho cộng đồng ngày càng phát triển hơn. Có như vậy tuổi trẻ mới thực sự có giá trị và ý nghĩa. Câu 6 Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và giải nghĩa các từ láy đó Phương pháp giải: Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và chỉ ra tác dụng của các từ láy đó Lời giải chi tiết: Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: xao xuyến, nho nhỏ, lặng lẽ. - Xao xuyến: trạng thái xúc động kéo dài, khó dứt. - Nho nhỏ: hơi nhỏ, trông xinh xắn, đáng yêu. - Lặng lẽ: trạng thái im ắng, không lên tiếng, không có tiếng động, tiếng ổn.
|