Giải Bài tập 1 trang 31 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sốngĐọc bài văn phân tích nhân vật trong SBT trang 31 và rút ra dàn ý cần có để viết được bài văn này: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Đề bài Đọc bài văn phân tích nhân vật trong SBT trang 31 và rút ra dàn ý cần có để viết được bài văn này: Phương pháp giải - Xem chi tiết Đọc bài văn đưa ra trong SBT rồi rút ra dàn ý cần có để viết được bài văn này Lời giải chi tiết A. Mở bài - Giới thiệu tác giả Tô Hoài và tác phẩm “Dế Mèn phưu lưu ký”, sau đó dẫn dắt vào đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” B. Thân bài - Giới thiệu về nhân vật Dế Mèn ở cả ngoại hình lẫn tính cách, hành động của nhân vật: + Ngoại hình: Dế Mèn là một chàng đế thanh niên cường tráng: đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắt, cái đầu to ra và nổi từng tảng trông rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liễm máy làm việc, sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng + Tính cách: chính vì sự tự hào và tự tin thái quá đó mà Dế Mèn trở nên kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình. + Hành động: Dế Mèn thường xuyên cà khia, chọc ghẹo tất cả bà con trong xóm. Dế Mèn tưởng mình là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi. + Nhân vật Dế Mèn được nhà văn khắc hoạ qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, hành động và mối quan hệ với các nhân vật khác. - Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Nhà văn đã miêu tả khá kĩ và tinh tế hầu hết các bộ phận chính của ngoại hình Dế Mèn, tập trung làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng, chất chứa sức sống mạnh mẽ của tuổi trẻ ở nhân vật + Cách miêu tả nhân vật của Tô Hoài rất đặc sắc + Nhà văn đã sử dụng những từ ngữ đắc địa, đặc biệt là các từ láy để khắc hoạ đậm nét đặc điểm của nhân vật một cách tinh tế và hấp dẫn. - Ý nghĩa của hình tượng nhân vật: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn cũng chính là hành trình chiêm nghiệm để trưởng thành của những người trẻ tuổi. C. Kết bài - Nêu ấn tượng về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”
|