Giải Bài tập 1 trang 10 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thứcĐọc lại văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 35), đoạn từ “Trong những dòng sông đẹp ở các nước” đến “trong những hàng đá dưới chân núi Kim Phụng” và trả lời các câu hỏi
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc lại văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 35), đoạn từ “Trong những dòng sông đẹp ở các nước” đến “trong những hàng đá dưới chân núi Kim Phụng” và trả lời các câu hỏi: Câu 1 Câu 1 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Bạn hãy viết một câu để khái quát nội dung đoạn trích. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản xác định nội dung đoạn trích để viết 1 câu khát quát nội dung. Lời giải chi tiết: Hình ảnh sông Hương ở thượng nguồn, giữa rừng già Trường Sơn. Câu 2 Câu 2 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Những ghi chép khách quan nào đã góp phần tạo nên tính xác thực mang đặc thù của thể kí ở đoạn trích này? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để chỉ ra những ghi chép khách quan đã góp phần tạo nên tính xác thực mang đặc thù của thể loại kí. Lời giải chi tiết: Một số nội dung ghi chép khách quan tạo nên tính xác thực mang đặc thù của thể kí: Ở quãng thượng nguồn, sông Hương có khi là ghềnh thác dữ dội, có thi là dòng chảy êm đềm; trong rừng Trường Sơn, sông Hương chảy giữa những chặng dài có hoa đỗ quyên màu đỏ; ra khỏi rừng, sông Hương trở nên hiền hoà; sông Hương có những bí ẩn không dễ khám phá. Câu 3 Câu 3 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Về câu “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình... cho biết điều gì về sông Hương? Phương pháp giải: Đọc kĩ câu văn để các định thông tin về sông Hương. Lời giải chi tiết: - Thông tin: + Trường Sơn chính là nơi khởi phát của sông Hương. + Dòng chảy giữa rừng Trường Sơn mới chỉ là “một nửa cuộc đời” của sông Hương, “một nửa đời” còn lại của con sông là khi ra khỏi cửa rừng, chảy qua thành phố Huế rồi đổ ra biển. Câu 4 Câu 4 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Những liên tưởng, tưởng tượng nào trong đoạn trích thể hiện đậm dấu ấn cá nhân của người viết? Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào để biểu đạt sự liên tưởng đó? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại văn bản, để chỉ ra dấu ấn cá nhân của người viết. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ. Lời giải chi tiết: * Dấu ấn cá nhân đó bộc lộ qua việc sử dụng các biện pháp tu từ: - So sánh: Sông Hương khi thì được ví như một bản trường ca của rừng đại ngàn, khi lại được ví như cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. - Nhân hoá: Sông Hương cũng có những nét tính cách của con người (dịu năng và trí tuệ, có đời sống riêng, đẩy bản lĩnh, có tâm hồn sâu thẳm, biết giấu kín những bí mật quá khứ của đời mình,...). - Tương phản: dữ dội, mãnh liệt, man dại nhưng cũng rất dịu dàng, say đắm và trí tuệ.
|