Tiết 3, 4: Đánh giá và luyện tập tổng hợpGiải Bài 9: Tiết 3, 4: Đánh giá và luyện tập tổng hợp SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần A Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng. Lời giải chi tiết: Học sinh tự thực hành tập đọc, trong khi đọc cần chú ý: - Đọc to, rõ ràng, diễn cảm - Ngắt nghỉ rõ ràng, đúng chỗ - Chú ý đọc đúng những từ khó Phần B Đọc và làm bài tập Việc tốt 1. Chủ nhật, nhớ lời cô dặn về nhà cần làm việc tốt, Hùng định quét nhà. Nhưng chị Hà quét trước mất rồi. Hùng đang không biết làm gì thì bác Cảnh sáng, nhờ trông giúp em bé. Hùng trông em, chỉ mong bé khóc để dỗ. Nhưng bé cứ cười toe toét. Lúc từ nhà bác Cảnh về, thấy một bà cụ đang tìm số nhà, Hùng ân cần chỉ giúp. Bà cứ khen Hùng mãi. Về nhà, Hùng lấy nước uống, rồi rửa ấm chén. 2. Sáng thứ Hai, các bạn báo cáo cô giáo những việc tốt đã làm. Hùng cũng kể việc mình đã làm. Kể xong, em nói: - Em xin lỗi cô, em chưa làm được việc tốt nào ạ. 3. Cô giáo cười: - Em đã làm được ba việc tốt rồi. Em rất đáng khen! Theo PHONG THU Câu hỏi Câu 1: Chủ nhật, Hùng đã làm được những việc gì? Phương pháp giải: Em hãy kể ba việc mà Hùng đã làm trong ngày. Lời giải chi tiết: Chủ nhật, Hùng đã làm được ba việc: - Trông em bé giúp bác Cảnh - Giúp đỡ một bà cụ tìm số nhà - Rửa ấm chén. Câu 2 Câu 2: Vì sao Hùng nghĩ đó chưa phải là những việc tốt? Chọn ý đúng: a) Vì đó là những việc chị Hà đã làm. b) Vì đó không phải những việc khó. c) Vì Hùng làm chưa xong việc. Phương pháp giải: Em nhớ lại nội dung bài để trả lời. Lời giải chi tiết: Hùng nghĩ đó chưa phải là việc tốt bởi vì Hùng cho rằng đó không phải những việc khó. Chọn đáp án: b Câu 3 Câu 3: Em thích việc tốt nào của bạn Hùng? Vì sao? Phương pháp giải: Em trả lời theo suy nghĩ của bản thân mình. Lời giải chi tiết: Cả ba việc bạn Hùng làm em đều thích vì bạn đã biết giúp mẹ, giúp bác Cảnh và cả một cụ già không quen biết bằng chính khả năng của mình. Câu 4 Câu 4: Chọn dấu câu (dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi) phù hợp với ô trống: a) Chị Hà ơi, sao chị quét nhà sớm thế □ b) Bà ơi, bà tìm nhà ai ạ □ c) Cháu là một cậu bé ngoan □ Bà cảm ơn cháu nhé! Phương pháp giải: - dấu chấm: đặt cuối câu kể sự việc - dấu chấm hỏi: đặt dưới câu hỏi Lời giải chi tiết: a) Chị Hà ơi, sao chị quét nhà sớm thế? b) Bà ơi, bà tìm nhà ai ạ? c) Cháu là một cậu bé ngoan. Bà cảm ơn cháu nhé! Câu 5 Câu 5: Nếu là Hùng, em sẽ đáp lại thế nào: a) Khi bác Cảnh nói: “Hùng sang trông em giúp bác một lúc nhé!”? b) Khi bác Cảnh cảm ơn Hùng đã trông giúp em bé? c) Khi bà cụ nói: “Bà cảm ơn cháu nhé!”? Phương pháp giải: Em đọc kĩ các tình huống để nói lời đáp phù hợp. a. Đáp lời yêu cầu, đề nghị b + c. Đáp lời cảm ơn Lời giải chi tiết: a. Dạ vâng ạ. Bác để cháu trông em giúp cho. b. Dạ không có gì đâu ạ. c. Dạ chuyện nhỏ thôi ạ. Câu 6 Câu 6: Xếp các tên riêng sau theo đúng thứ tự bảng chữ cái: Hùng, Cảnh, Hà, Lê, Thanh, Phong, Yến, Ánh, Mai. Phương pháp giải: Em nhớ lại thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt rồi sắp xếp lại theo đúng thứ tự. Lời giải chi tiết: Xếp các tên riêng theo đúng thứ tự bảng chữ cái như sau: Ánh, Cảnh, Hà, Hùng, Lê, Mai, Phong, Thanh, Yến HocTot.Nam.Name.Vn
|