Bài 88 trang 172 SBT toán 9 tập 1Giải bài 88 trang 172 sách bài tập toán 9. Cho nửa đường tròn tâm O có đường kính AB. Gọi M là điểm bất kì thuộc nửa đường tròn, H là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB. Vẽ đường tròn (M ; MH). Kẻ các tiếp tuyến AC, BD với đường tròn tâm M ( C và D là các tiếp điểm khác H)... Tổng hợp Đề thi vào 10 có đáp án và lời giải Toán - Văn - Anh Đề bài Cho nửa đường tròn tâm O có đường kính AB. Gọi M là điểm bất kì thuộc nửa đường tròn, H là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB. Vẽ đường tròn (M;MH). Kẻ các tiếp tuyến AC,BD với đường tròn tâm M(C và D là các tiếp điểm khác H). a) Chứng minh rằng ba điểm C,M,D thẳng hàng và CD là tiếp tuyến của đường tròn (O). b) Chứng minh rằng khi điểm M di chuyển trên nửa đường tròn (O) thì tổng AC+BD không đổi. c) Giả sử CD và AB cắt nhau tại I. Chứng minh rằng tích OH.OI không đổi. Phương pháp giải - Xem chi tiết Sử dụng kiến thức: ∗) Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì +) Điểm đó cách đều hai tiếp điểm. +) Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua các tiếp điểm. ∗) Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm. ∗) Đường trung bình của hình thang thì song song với hai cạnh đáy và bằng nửa tổng hai đáy. ∗) Hệ thức lượng trong tam giác vuông: Bình phương cạnh góc vuông bằng tích cạnh huyền với hình chiếu cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền. Lời giải chi tiết a) Trong đường tròn (M;MH), có AC và AH là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại A, theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có: MA là tia phân giác của góc HMC và AC=AH Suy ra: ^CMA=^HMA hay ^CMH=2^HMA Trong đường tròn (M;MH), có BD và BH là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại B, theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có: MB là tia phân giác của góc HMD và BD=BH Suy ra: ^HMB=^DMB hay ^DMH=2^HMB Tam giác ABM nội tiếp đường tròn (O) có AB là đường kính nên vuông tại M Suy ra: ^AMB=90∘ hay ^HMA+^HMB=90∘ Suy ra: ^CMH+^HMD=2^HMA+2^HMB =2(^HMA+^HMB)=2.90∘=180∘ Vậy C,M,D thẳng hàng. b) Theo câu a) ta có: AC=AH và BD=BH Khi M thay đổi trên nửa đường tròn tâm O thì AC luôn bằng AH và BD luôn bằng BH. Suy ra: AC+BD=AH+BH=AB không đổi c) Ta có: AC⊥CD và BD⊥CD ( tính chất tiếp tuyến) Suy ra: AC//BD hay tứ giác ABDC là hình thang Mà OA=OB (= bán kính (O)) Và MC=MD (= bán kính (M)) Suy ra OM là đường trung bình của hình thang ABCD Khi đó OM//AC. Suy ra: OM⊥CD hay ^OMI=90∘ Tam giác OMI vuông tại M có MH⊥OI. Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông, ta có: OM2=OH.OI Mà OM là bán kính đường tròn (O) nên OM có độ dài không đổi. Suy ra: OH.OI không đổi. HocTot.Nam.Name.Vn
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com >> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
|