Giải Bài 77 trang 90 sách bài tập toán 7 - Cánh diềuCho tam giác ABC cân tại A có đường trung tuyến AD, G là trọng tâm. Trên tia đối của tia DA lấy điểm E sao cho DE = DG. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Đề bài Cho tam giác ABC cân tại A có đường trung tuyến AD, G là trọng tâm. Trên tia đối của tia DA lấy điểm E sao cho DE = DG. a) Chứng minh BG = GC = CE = BE. b) Chứng minh ∆ABE = ∆ACE. c) Nếu \(CG = \frac{1}{2}A{\rm{E}}\)thì tam giác ABC là tam giác gì? Vì sao? Phương pháp giải - Xem chi tiết - Chứng minh: GB = GC, EB = EC, BG = BE suy ra BG = GC = BE = CE. - Chứng minh: \(\Delta ABE = \Delta AC{\rm{E}}(c - c - c)\) - Nếu \(CG = \frac{1}{2}A{\rm{E}}\) thì chứng minh: tam giác ABC cân có \(\widehat {ACB} = {60^o}\) nên tam giác ABC là tam giác đều. Lời giải chi tiết
a) Xét tam giác ABC cân tại A nên AB = AC (hai cạnh bên). Xét ∆ABD và ∆ACD có: AB = AC (do ∆ABC cân tại A), DB = DC (do D là trung điểm của BC), AD là cạnh chung Do đó ∆ABD = ∆ACD (c.c.c) Suy ra \(\widehat {ADB} = \widehat {ADC}\) (hai góc tương ứng). Mà \(\widehat {ADB} + \widehat {ADC} = 180^\circ \) (hai góc kề bù) Nên \(\widehat {ADB} = \widehat {ADC} = \frac{{180^\circ }}{2} = 90^\circ \) Suy ra AD vuông góc với BC. Mặt khác D là trung điểm của BC Do đó AD là đường trưng trực của đoạn thẳng BC. Suy ra GB = GC (1) Lại có điểm E nằm trên đường thẳng AD nên E cũng nằm trên đường trung trực của BC. Do đó EB = EC (2) Xét ∆BGD và ∆BED có: \(\widehat {BDG} = \widehat {BDE}\left( { = 90^\circ } \right)\), BG là cạnh chung, DG = DE (giả thiết) Do đó ∆BGD = ∆BED (hai cạnh góc vuông) Suy ra BG = BE (3) Từ (1), (2) và (3) suy ra BG = GC = CE = BE. Vậy BG = GC = CE = BE. b) Xét ∆ABE và ∆ACE có: AB = AC (do ∆ABC cân tại A), BE = CE (chứng minh câu a), AE là cạnh chung Do đó ∆ABE = ∆ACE (c.c.c). Vậy ∆ABE = ∆ACE. c) Ta có GD = ED (giả thiết) nên \(G{\rm{D}} = \frac{1}{2}GE\) Mà G là trọng tâm của tam giác ABC nên \(G{\rm{D}} = \frac{1}{2}AG\). Do đó AG = GE hay G là trung điểm của AE nên \(GE = \frac{1}{2}A{\rm{E}}\). Mặt khác \(CG = \frac{1}{2}A{\rm{E}}\) Suy ra GE = GC. Theo câu a ta lại có GC = EC. Khi đó GC = GE = EC. +) Tam giác CGE có GC = GE = EB nên tam giác CGE là tam giác đều Do đó \(\widehat {CGE} = 60^\circ \) Suy ra: • \(\widehat {CGD} + \widehat {GCD} = 90^\circ \) (tổng hai góc nhọn trong tam giác vuông CGD bằng 90°) Suy ra \(\widehat {GCD} = 90^\circ - \widehat {CGD} = 90^\circ - 60^\circ = 30^\circ \) • \(\widehat {CGE} + \widehat {AGC} = 180^\circ \) (hai góc kề bù) Nên \(\widehat {AGC} = {180^o} - \widehat {CGE} = {180^o} - {60^o} = {120^o}\) Mà GA = GC nên tam giác AGC cân tại G, do đó \(\widehat {GAC} = \widehat {GCA}\) Lại có \(\widehat {GAC} + \widehat {GCA} + \widehat {AGC} = 180^\circ \) (tổng ba góc của tam giác AGC). Do đó \(\widehat {GAC} = \widehat {GCA} = \frac{{180^\circ - \widehat {AGC}}}{2} = \frac{{180^\circ - 120^\circ }}{2} = 30^\circ \) +) Ta có \(\widehat {ACB} = \widehat {ACG} + \widehat {GCB}\) (hai góc kề nhau) Hay \(\widehat {ACB} = 30^\circ + 30^\circ = 60^\circ \) Tam giác cân ABC có \(\widehat {ACB} = 60^\circ \) nên là tam giác đều. Vậy tam giác ABC đều.
|