Giải bài 7 trang 107 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2

Cho ngũ giác đều ABCDE, đoạn BE cắt các đoạn AC và AD lần lượt tại M và N. Chứng minh rằng: a) Các tam giác AEN và CMB là các tam giác cân; b) AN là phân giác của góc EAM; c) AB.BC = BM.AC.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Đề bài

Cho ngũ giác đều ABCDE, đoạn BE cắt các đoạn AC và AD lần lượt tại M và N. Chứng minh rằng:

a) Các tam giác AEN và CMB là các tam giác cân;

b) AN là phân giác của góc EAM;

c) AB.BC = BM.AC.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chứng minh hai góc kề ở đáy của tam giác bằng nhau.

Chứng minh ^EAN=^NAM.

Chứng minh ∆MAB ᔕ ∆BAC (g.g) suy ra tỉ số đồng dạng.

Lời giải chi tiết

a) Ngũ giác ABCDE là ngũ giác đều nên AB = BC = CD = DE = EA và 

^ABC=^BCD=^CDE=^DEA=^EAB.

Ta cũng có tổng 5 góc của ngũ giác đều ABCDE bằng tổng các góc của ba tam giác ABC, ACD, ADE, tức là bằng 3.180° = 540°.

Do đó, ^ABC=^BCD=^CDE=^DEA=^EAB=540o5=108o.

Xét ∆AEB cân tại A (do AB = AE) ta có:

^ABE=^AEB=180o^EAB2=180o108o2=36o  hay ^ABM=^AEN=36o.

Tương tự, đối với ∆EAD cân tại E ta có: ^EAD=^EDA=36o hay ^EAN=36o.

Do đó ta có ^EAN=^NEA=36o .Suy ra ∆AEN cân tại N.

Tương tự, ta chứng minh được ∆MAB cân tại M (do ^MAB=^MBA=36o)

Suy ra ^AMB=180o2^MAB=180o2.36o=108o.

Mặt khác: ^CMB=180o^AMB=180o108o=72o

^MBC=^ABC^ABM=180o36o=72o

Suy ra tam giác CMB cân tại C.

b) Ta có ^EAB=^EAN+^NAM+^MAB

Suy ra ^NAM=^EAB^EAN^MAB=180o36o36o=36o.

Do đó ^EAN=^NAM=36o.

Vì vậy AN là phân giác của góc EAM.

c) Xét ∆MAB và ∆BAC có:

^AMB=^ABC=108o^BAC là góc chung.

Do đó ∆MAB ᔕ ∆BAC (g.g), suy ra ABAC=BMCB hay AB.BC = BM.AC.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com

>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY

Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

close