Giải bài 4 trang 44 sách bài tập Lịch sử và Địa lí 6- Chân trời sáng tạo

Tải về

Đông Nam Á ngày nay đang là một điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế. Các công ty du lịch cần mua một bộ hồ sơ về hai điểm đến du lịch văn hoá của khu vực Đông Nam Á có những công trình kiến trúc cổ nhất còn lại đến ngày nay. Em hãy xây dựng bộ hồ sơ về hai công trình kiến trúc đó theo những gợi ý sau:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Đông Nam Á ngày nay đang là một điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế. Các công ty du lịch cần mua một bộ hồ sơ về hai điểm đến du lịch văn hoá của khu vực Đông Nam Á có những công trình kiến trúc cổ nhất còn lại đến ngày nay. Em hãy xây dựng bộ hồ sơ về hai công trình kiến trúc đó theo những gợi ý sau:

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tham khảo thêm sách báo và internet về 2 công trình trên. 

Lời giải chi tiết

HỒ SƠ ĐIỂM ĐẾN

Thông tin về điểm đến 1: Thánh địa Mỹ Sơn

- Địa điểm: Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

- Thời gian xây dựng: Thế kỉ VIII

- Mục địch xây dựng: là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của triệu đại Cham-pa và là nơi chôn cất các vị vua, hoàng thân quốc thích và thầy tu nhiều quyền lực.

- Câu chuyện lịch sử:

   Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại khoảng thế kỷ IV – sớm nhất ở Mỹ Sơn, vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman – vị vua sáng lập dòng vua đầu tiên vùng Amaravati vào cuối thế kỷ IV, được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần – vua cùng tổ tiên hoàng tộc. Đây là tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Champa, nằm lọt trong một thung lũng nhỏ có đường kính khoảng 2 km, được bao quanh bởi núi đồi.

  - Lưu ý khi tham quan:

+ Khoảng thời gian lí tưởng để tham quan là khoảng sau tết, thời tiết khá mát mẻ, không quá nắng gắt.

+ Hạn chế tham quan vào những thời gian cuối năm, vì thời tiết tại khu vực thánh địa Mỹ Sơn vào mùa mưa.

- Lí do lựa chọn điểm đến:

 

Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một thời gian dài suốt 9 thế kỷ

 

HỒ SƠ ĐIỂM ĐẾN

Thông tin về điểm đến 2: Quần thể kiến trúc phật giáo Borobudur

- Địa điểm: Java, Indonesia

- Thời gian xây dựng: Thế kỉ VIII

- Mục địch xây dựng: là sự kết hợp giữa việc thờ cúng Đức Phật và là nơi cho Phật tử hành hương.

- Câu chuyện lịch sử:

 Borobudur là một ngôi chùa hay tu viện Phật giáo Đại thừa, được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 nằm trong thung lũng Kedu, tại thành phố Magelang, tỉnh Central Java, Indonesia. Quần thể đền Borobudur được xây dựng trong thời hoàng kim của triều đại Sailendra. Borobudur có hình dạng kim tự tháp dạng bậc như một gò núi (dạng xây dựng này còn được gọi là “chùa núi”, là sự kết hợp giữa bảo tháp, chùa và núi). Kiến trúc của chùa thể hiện sự giao hòa giữa kiến trúc Phật giáo và giáo phái bản địa thờ cúng tổ tiên tại Indonesia.

   Chùa bị bỏ rơi vào thế kỷ 14, liên quan đến vương quốc Java chuyển tín ngưỡng sang đạo Hồi. Năm 1814 công trình được phát hiện, được phục hồi một phần vào năm 1907-1911, phục hồi tổng thể vào năm 1975- 1982, trở thành một địa điểm khảo cổ học Phật giáo nổi tiếng.

   Quần thể Chùa Borobudur nằm tại vùng đất thiêng liêng, bao gồm 3 ngôi chùa: Chùa Borobudur; Chùa Mendut và Chùa Pawon, có vị trí cùng nằm trên một đường thẳng, như là biểu tượng của 3 giai đoạn đạt được tới Niết bàn (sự giải thoát, theo giáo lý nhà Phật).

- Lưu ý khi tham quan:

+ Cách tốt nhất để khám phá chùa Borobudur là đi bộ. Khi leo lên đỉnh của ngôi đền, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các bản khắc đá phức tạp được trưng bày trên các bức tường của đền. Tìm hiểu một ít về lịch sử của chùa để có thể hiểu hết ý nghĩa của các di tích cổ tại đây.

+ Thời gian tốt nhất để đến đây là khi bình minh, hhầu hết khách du lịch Borobudur đều đi vào sáng sớm khoảng 7h sáng. 

- Lí do lựa chọn điểm đến: Chùa Borobudur là một trong những ngôi chùa Phật giáo lớn nhất và hoàn chỉnh nhất trên thế giới. Chùa Borobudur là điểm thu hút khách du lịch được ghé thăm nhiều nhất ở Indonesia.

 HocTot.Nam.Name.Vn
 
Tải về

  • Giải bài 3 trang 43 sách bài tập Lịch sử và Địa lí 6- Chân trời sáng tạo

    Em hãy quan sát lược đồ 13.4 trang 68 trong SGK để trả lời những cầu bên dưới. Giả sử vào thế kỉ VI, một nhà buôn Trung Quốc có nhu cầu thu gom sản vật ở Đông Nam Á, rồi đem qua Ấn Độ đổi lấy hàng hoá. Thuyền của ông ta sẽ đi qua những vùng biển nào? Thuyền có thể dừng ở đâu để tiếp nước ngọt, đồ ăn hay trao đổi hàng hoá lấy sản vật của cư dân bản địa?

  • Giải bài 2 trang 42 sách bài tập Lịch sử và Địa lí 6- Chân trời sáng tạo

    Tác động của quá trình giao lưu thương mại và văn hoá ở Đông Nam Á đầu Công nguyên là gì? A. Hình thành nên thương cảng Óc Eo. B. Giúp cho người Trung Hoa xuống Đông Nam Á làm ăn buôn bán. C. Thúc đẩy những cuộc chiến tranh trong nội bộ khu vực. D. Tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ.

  • Giải bài 1 trang 42 sách bài tập Lịch sử và Địa lí 6- Chân trời sáng tạo

    Em hãy chọn Đúng hoặc Sai cho những câu bên dưới. Giao lưu thương mại với thuyền buôn đến từ Ấn Độ, Trung Hoa đã dẫn đến sự hình thành các thương cảng ởĐông Nam Á từ đầu Công nguyên. Sự giàu có về sản vật nên đã dẫn đến sự ra đời những thương cảng như Óc Eo, Trà Kiệu, Pa-lem-bang. Sự giàu có về sản vật đã thu hút các thuyền buôn ngoài khu vực đến Đông Nam Á từ đầu Công nguyên.

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close