Bài 3.1 phần bài tập bổ sung trang 114 SBT toán 9 tập 2Giải bài 3.1 phần bài tập bổ sung trang 114 sách bài tập toán 9. Cho tam giác đều ACB và ACD, cạnh a... Tổng hợp Đề thi vào 10 có đáp án và lời giải Toán - Văn - Anh Đề bài Cho tam giác đều ACB và ACD, cạnh a. Lần lượt lấy B và D làm tâm vẽ hai đường tròn bán kính a. Kẻ các đường kính ABE và ADF. Trên cung nhỏ CE của đường tròn tâm B lấy điểm M (không trùng với E và C). Đường thẳng CM cắt đường tròn tâm D tại điểm thứ hai là N. Hai đường thẳng EM và NF cắt nhau tại điểm T. Gọi H là giao điểm của AT và MN. Chứng minh: a) MNT là tam giác đều. b) AT=4AH. Phương pháp giải - Xem chi tiết Ta sử dụng kiến thức: +) Trong một đường tròn, số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo của góc ở tâm chắn cùng chắn một cung. +) Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông. +) Sử dụng tính chất đường trung trực: Điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó. Lời giải chi tiết a) Trong đường tròn (B) ta có: ^AMC=12^ABC (hệ quả góc nội tiếp) mà ^ABC=60∘ (vì ∆ABC đều) ⇒^AMC=30∘ ^AME=90∘ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (B)) ⇒^AMT=90∘ ^TMN=^AMT−^AMC=90∘−30∘=60∘ Trong đường tròn (D) ta có: ^ANC=12^ADC (Hệ quả góc nội tiếp) mà ^ADC=60∘ (vì ∆ADC đều) ⇒^ANC=30∘ ^ANF=90∘ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (D)) ⇒^ANC+^CNF=90∘ ⇒^CNF=90∘−^ANC=90∘−30∘=60∘ hay ^MNT=60∘ Vậy ∆TMN đều. b) ^AMC=^ANC=30∘ (theo câu a) ⇒ΔAMN cân tại A ⇒AM=AN nên A nằm trên đường trung trực MN Vì ∆TMN đều ⇒TM=TN nên T nằm trên đường trung trực MN Suy ra AT là đường trung trực của MN nên AT⊥MN ∆AHM có ^AHM=90∘ AM=AHsinM=AHsin30∘=AH12=2AH (1) Vì ∆TMN đều có TH⊥MN nên TH cũng là đường phân giác của ˆT nên ^MTA=30∘ ∆AMT có ^AMT=90∘ AT=AMsin^MTA=AM12=2AM(2) Từ (1) và (2) suy ra: AT=2AM=2.2AH=4AH Vậy AT=4AH. HocTot.Nam.Name.Vn
>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, (Xem ngay) Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, làm quen kiến thức, định hướng luyện thi TN THPT, ĐGNL, ĐGTD ngay từ lớp 10
|