Giải bài 3 trang 59 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diềuBác Ngọc gửi ngân hàng thứ nhất 90 triệu đồng với kì hạn 1 năm, lãi suất x%/năm. Bác Ngọc gửi ngân hàng thứ hai 80 triệu đồng với kì hạn 1 năm, lãi suất (x + 1,5)%/năm. Hết kì hạn 1 năm, bác Ngọc có được cả gốc lẫn lãi là bao nhiêu: a) Ở ngân hàng thứ hai? B) Ở cả hai ngân hàng? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Đề bài Bác Ngọc gửi ngân hàng thứ nhất 90 triệu đồng với kì hạn 1 năm, lãi suất x%/năm. Bác Ngọc gửi ngân hàng thứ hai 80 triệu đồng với kì hạn 1 năm, lãi suất \((x + 1,5)\)%/năm. Hết kì hạn 1 năm, bác Ngọc có được cả gốc lẫn lãi là bao nhiêu: Phương pháp giải - Xem chi tiết a) Muốn tính sau kì hạn 1 năm, bác Ngọc có bao nhiêu tiền cả gốc lẫn lãi ở ngân hàng thứ 2. Ta cần tính số tiền bác Ngọc lãi được sau kì hạn 1 năm. (Bằng số tiền gốc nhân với lãi suất chia 100). b) Muốn tính sau kì hạn 1 năm, bác Ngọc có bao nhiêu tiền cả gốc lẫn lãi ở cả 2 ngân hàng. Ta cần tính số tiền bác Ngọc lãi được sau kì hạn 1 năm ở ngân hàng thứ nhất (bằng số tiền gốc nhân với lãi suất chia 100) rồi cộng với số tiền ở ngân hàng thứ 2. Lời giải chi tiết a) Số tiền lãi bác Ngọc có được sau kì hạn 1 năm ở ngân hàng thứ hai là: \(\dfrac{{80.(x + 1,5)}}{{100}} = 0,8.(x + 1,5) = 0,8x + 1,2\)(triệu đồng) Vậy sau kì hạn 1 năm, số tiền bác Ngọc có được cả gốc lẫn lãi ở ngân hàng thứ hai là: \(80 + (0,8x + 1,2) = 0,8x + 81,2\)(triệu đồng) b) Số tiền lãi bác Ngọc có được sau kì hạn 1 năm ở ngân hàng thứ nhất là: \(\dfrac{{90.x}}{{100}} = 0,9.x\)(triệu đồng) Vậy sau kì hạn 1 năm, số tiền bác Ngọc có được cả gốc lẫn lãi ở ngân hàng thứ nhất là: \(90 + 0,9x\)(triệu đồng) Vậy sau kì hạn 1 năm, số tiền bác Ngọc có được cả gốc lẫn lãi ở cả hai ngân hàng là: \(90 + 0,9x + 0,8x + 81,2 = (0,9 + 0,8)x + (90 + 81,2) = 1,7x + 171,2\)(triệu đồng)
|