Giải Bài 3: Đọc Con đường làng Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Bài 3: Đọc Con đường làng SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Khởi động:

Chia sẻ với bạn về con đường quen thuộc theo gợi ý:

Phương pháp giải:

Em chia sẻ dựa vào những gợi ý trong bài.

Lời giải chi tiết:

Con đường quen thuộc với em là con đường đi học. Đó là con đường thông thoáng, sạch sẽ. Hai bên đường còn có hàng cây xanh tỏa bóng mát. Em rất yêu con đường này.

Phần II

Bài đọc:

Con đường làng

Con đường rợp bóng tre

Uốn mình trong nắng hạ

Tiếng chim rơi ngọt quá!

Khẽ động cọng rơm vàng.

 

Buổi sớm sương mơ màng

Mắt long lanh ngọn cỏ

Buổi trưa thơm cánh gió

Nâng bước em tới trường.

Buổi chiều tím hoàng hôn

Đàn trâu về lững thững

Bóng trăng tròn lừng lựng

Vắt vẻo ngọn tre già...

 

Ai một lần đi xa

Con đường cong nỗi nhớ

Lòng luôn thầm nhắc nhở

Con đường làng thiết tha.

Nguyễn Lãm Thắng

Lững thững: gợi tả dáng đi thong thả, chậm rãi từng bước một.

Vắt vẻo: ở trên cao nhưng không có chỗ dựa vững chắc.

Phần III

Cùng tìm hiểu:

Câu 1: Vào mỗi buổi trong ngày, con đường làng có gì đẹp?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn thơ thứ 2 và 3.

Lời giải chi tiết:

Vào mỗi buổi trong ngày, con đường lại mang một nét đẹp riêng. Buổi sớm sương mơ màng. Buổi trưa có gió thổi. Buổi chiều có hoàng hôn tím. Buổi tối có bóng trăng tròn.

Câu 2

Câu 2: Em thích con đường làng trong bài thơ vào buổi nào nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em trả lời theo ý thích của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Em thích con đường làm trong bài thơ vào buổi chiều nhất. Vì em thấy hình ảnh hoàng hôn tím rất huyền diệu và rất đẹp.

Câu 3

Câu 3: Trong khổ thơ thứ ba, tiếng cuối các dòng thơ nào có vần giống nhau?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ 3.

Lời giải chi tiết:

Trong khổ thơ thứ ba, tiếng cuối các dòng thơ có vần giống nhau là: thững – lựng (vần ưng)

Câu 4

Câu 4: Câu thơ nào thể hiện tình cảm của tác giả với con đường làng?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ cuối cùng.

Lời giải chi tiết:

Câu thơ thể hiện tình cảm của tác giả với con đường làng là: “Con đường cong nỗi nhớ”, “Con đường làng thiết tha.”

Phần IV

Cùng sáng tạo:

Con đường mong ước

Cùng bạn hoàn thành các câu sau:

• Mình thích con đường có...

• Theo mình, con đường đẹp là...

• Mình mong con đường mình đi học sẽ...

Phương pháp giải:

Em hoàn thành câu theo mong ước của mình.

Lời giải chi tiết:

• Mình thích con đường có cây xanh hai bên đường.

• Theo mình, con đường đẹp là luôn sạch sẽ.

• Mình mong con đường mình đi học sẽ rợp bóng mát và sạch sẽ.

Nội dung

Vào mỗi buổi trong ngày, con đường đều mang một vẻ đẹp riêng. Ai đi xa cũng nhớ về con đường mình luôn gắn bó.

HocTot.Nam.Name.Vn

close