Bài 3: Kĩ thuật búng cầu và chắn cầu bằng ngựcKĩ thuật búng cầu và kĩ thuật đỡ cầu bằng mu bàn chân khác nhau ở điểm nào? Nêu những lỗi sai thường mắc và cách sửa khi tập luyện kĩ thuật búng cầu
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (Trang 29, SGK giáo dục thể chất 11 môn đá cầu ): Kĩ thuật búng cầu và kĩ thuật đỡ cầu bằng mu bàn chân khác nhau ở điểm nào? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 2.Kĩ thuật đỡ cầu bằng má ngoài bàn chân ( SGK trang 19) và 1. Kĩ thuật búng cầu (SGK trang 24) - Chỉ ra những điểm khác nhau giữa hai kĩ thuật Lời giải chi tiết: - Thực hiện + Kĩ thuật đỡ cầu bằng má ngoài bàn chân: Từ TTCB, di chuyển tới vị trí cầu rơi, chuyển trọng lượng cơ thể dồn vào chân trái, chân phải ép gối vào trong, cẳng chân mở ra ngoài, bàn chân thu lại, thân người hơi gập và ngả sang phía chân trái. Co đùi và lăng cẳng chân phải từ dưới lên trên, ra ngoài để má ngoài bàn chân tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân từ 20-30 cm + Kĩ thuật búng cầu: Từ TTCB, khi xác định vị trí rơi của cầu cách xa người, nhanh chóng di chuyển về phía cầu rơi, thân người ngả về sau, chân phải duỗi thẳng, mu bàn chân duỗi thẳng để chuẩn bị tiếp xúc cầu. Khi cầu rơi cách mặt sân khoảng 20 cm, gập nhanh bàn chân, giật gót chân chạm mặt sân để mu bàn chân tiếp xúc vuông góc với cầu, đẩy cầu bay dựng lên cao, thẳng đứng Câu 2 Câu 2 (Trang 29, SGK giáo dục thể chất 11 môn đá cầu ): Đề bài: Nêu những lỗi sai thường mắc và cách sửa khi tập luyện kĩ thuật búng cầu Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1. Kĩ thuật búng cầu (SGK trang 24) - Chỉ ra những lỗi sai thường mắc và cách sửa khi tập luyện kĩ thuật búng cầu Lời giải chi tiết: - Lỗi sai thường gặp: Định vị hướng cầu sai, khi tiếp xúc cầu chưa thực hiện đúng động tác - Cách sửa: Chỉ thực hiện với các đường cầu bay đến thấp, cách xa người; khi tiếp xúc cầu, chân và mũi bàn chân duỗi thẳng hết, sử dụng lực gặp cổ chân để búng cầu lên cao.
|