Bài 2.34 trang 80 SBT hình học 11Giải bài 2.34 trang 80 sách bài tập hình học 11. Vẽ hình biểu diễn của một hình lục giác đều. Đề bài Vẽ hình biểu diễn của một hình lục giác đều. Phương pháp giải - Xem chi tiết Cách vẽ hình biểu diễn của một hình H cho trước: a) Xác định các yếu tố song song của hình H. b) Xác định tỉ số điểm M chia đoạn AB. c) Hình H′ là hình biểu diễn của H có tính chất sau: - Bảo đảm tính song song của hình H. - Bảo đảm tỉ số của điểm M chia đoạn AB. Trong bài này ta sử dụng tính chất: - Một hình bình hình bất kỳ có thể coi là hình biểu diễn của một hình bình hành tùy ý cho trước (có thể là hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi...). - Hình lục giác đều có tâm đối xứng là giao điểm của các đường chéo. - Tính chất đối xứng tâm. Lời giải chi tiết Với hình lục giác đều ABCDEF ta nhận thấy: - Tứ giác OABC là hình bình hành (vừa là hình thoi); - Các điểm D, E, F lần lượt là các điểm đối xứng của các điểm A, B, C qua tâm O. Từ đó suy ra cách vẽ hình biểu diễn của lục giác đều ABCDEF như sau: - Vẽ hình bình hành O′A′B′C′ biểu diễn cho hình bình hành OABC. - Lấy các điểm D′, E′, F′ lần lượt đối xứng của A′, B′, C′ qua tâm O′, ta được hình biểu diễn A′B′C′D′E′F′ của hình lục giác đều ABCDEF. Chú ý. Ta có thể vẽ hình biểu diễn hình lục giác đều dựa trên sự phân tích sau đây ở hình thực ABCDEF: - Tứ giác ABDE là hình chữ nhật; - Gọi I là trung điểm của cạnh AE và H là trung điểm của cạnh BD; - Các điểm F và C đối xứng của O lần lượt qua I và H. Từ đó ta có cách vẽ sau đây: - Vẽ hình bình hành A′B′D′E′ biểu diễn cho hình chữ nhật ABDE - Gọi I′ và H′ lần lượt là trung điểm của A′E′và B′D′. - Gọi F′ đối xứng với O′ qua I′ và (C’\) đối xứng với O′ qua H′, ta được hình biểu diễn A′B′C′D′E′F′ của hình lục giác đều. HocTot.Nam.Name.Vn
>> 2K8! chú ý! Mở đặt chỗ Lộ trình Sun 2026: Luyện thi chuyên sâu TN THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy tại Tuyensinh247.com (Xem ngay lộ trình). Ưu đãi -70% (chỉ trong tháng 3/2025) - Tặng miễn phí khoá học tổng ôn lớp 11, 2K8 xuất phát sớm, X2 cơ hội đỗ đại học. Học thử miễn phí ngay.
|