Bài 20.14 trang 45 SBT Hóa học 12

Giải bài 20.14 trang 45 sách bài tập Hóa học 12 - So sánh sự ăn mòn hoá học với sự ăn mòn điện hoá học.

Đề bài

So sánh sự ăn mòn hoá học với sự ăn mòn điện hoá học. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào lí thuyết bài sự ăn mòn kim loại tại đây

Lời giải chi tiết

Phân loại

Ăn mòn hóa học

Ăn mòn điện hóa

Điều kiện xảy ra ăn mòn

Thường xảy ra ở những thiết bị lò đốt hoặc những thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với hơi nước và khí oxi

 Các điện cực phải khác nhau, có thể là cặp hai kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại - phi kim hoặc cặp kim loại - hợp chất hóa học (như Fe3C). Trong đó kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn sẽ là cực âm.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn, các điện cực phải tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

Cơ chế của sự ăn mòn

Thiết bị bằng Fe tiếp xúc với hơi nước, khí oxi thường xảy ra phản ứng:
3Fe + 4H2 Fe3O4 + 4H2

 

3Fe + 2O2     Fe3O4

- Sự ăn mòn điện hóa một vật bằng gang (hợp kim Fe- C) (hoặc thép) trong môi trường không khí ẩm có hòa tan khí CO2, SO2, O2... sẽ tạo ra một lớp dung dịch điện li phủ bên ngoài kim loại.
- Tinh thế Fe (cực âm), tinh thể C là cực dương.
Ở cực dương: xảy ra phản ứng khử:
2H+ + 2e → H2 ;

O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Ở cực âm: xảy ra phản ứng oxi hóa: 
Fe → Fe2+ + 2e
Những Fe2+ tan vào dung dịch chứa oxi → Fe3+ và cuối cùng tạo gỉ sắt có thành phần Fe2O3.nH2O

Bản chất của sự ăn mòn

Là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các e của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường, ăn mòn xảy ra chậm

Là sự ăn mòn kim loại do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện.
Mòn điện hóa xảy ra nhanh hơn ăn mòn hóa học.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Bài 20.15 trang 45 SBT Hóa học 12

    Giải bài 20.15 trang 45 sách bài tập Hóa học 12 - Hãy nêu những phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại. Cơ sở khoa học của mỗi phương pháp đó.

  • Bài 20.16 trang 45 SBT Hóa học 12

    Giải bài 20.16 trang 45 sách bài tập Hóa học 12 - Khi điều chế hiđro từ kẽm và dung dịch H2SO4 loãng, nếu thêm một vài giọt dung dịch CuSO4 vào dung dịch axit thì thấy H2 thoát ra nhanh hơn hẳn. Hãy giải thích hiện tượng trên.

  • Bài 20.17 trang 45 SBT Hóa học 12

    Giải bài 20.17 trang 45 sách bài tập Hóa học 12 - Vì sao khi nối một sợi dây điện bằng đồng với một sợi dây điện bằng nhôm thì chỗ nối mau trở nên kém tiếp xúc

  • Bài 20.18 trang 45 SBT Hóa học 12

    Giải bài 20.18 trang 45 sách bài tập Hóa học 12 - Một hợp kim có cấu tạo tinh thể hỗn hợp Cu - Zn để trong không khí ẩm. Hãy cho biết hợp kim bị ăn mòn hoá học hay điện hoá học.

  • Bài 20.19 trang 45 SBT Hóa học 12

    Giải bài 20.19 trang 45 sách bài tập Hóa học 12 - Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li : a) Al - Fe ; b) Cu - Fe ; c) Fe - Sn. Cho biết kim loại nào trong mỗi cặp sẽ bị ăn mòn điện hoá học.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

close