Bài 2. Phối hợp một số kĩ thuật cơ bản và thi đấu (cầu lông)

Vận dụng các bài tập phối hợp kĩ thuật giao cầu, kĩ thuật cầu cao tay, kĩ thuật đánh cầu cao xa với kĩ thuật đập cầu vào các trò chơi vận động rèn luyện, phát triển thể lực.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trong thi đấu cầu lông, quả cầu bị đánh chạm vào trần nhà là trường hợp mắc lỗi nào?


Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 3. Một số quy định về lỗi đánh cầu trong thi đấu cầu lông (SGK trang 55).

- Rút ra trường hợp mắc lỗi của quả cầu khi đánh chạm vào trần nhà trong thi đấu cầu lông.


Lời giải chi tiết:

Trong thi đấu cầu lông, quả cầu bị đánh chạm vào trần nhà là trường hợp mắc lỗi: Cầu rơi ở ngoài các đường biên, cầu đánh rúc lưới, bay xuyên qua lưới hoặc dưới lưới, cầu chạm người, trần nhà hay bất kì vật gì xung quanh sân, cầu bị dính lại trên vợt của người đánh, cầu được đánh với hai lần đánh liên tiếp của một VĐV hoặc được đánh liên tục bởi VĐV đó với đồng đội mình.

Câu 2

Vận dụng các bài tập phối hợp kĩ thuật giao cầu, kĩ thuật cầu cao tay, kĩ thuật đánh cầu cao xa với kĩ thuật đập cầu vào các trò chơi vận động rèn luyện, phát triển thể lực.


Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1. Phối hợp một số kĩ thuật cơ bản trong môn Cầu lông (SGK trang 54).

- Vận dụng các bài tập phối hợp kĩ thuật giao cầu, kĩ thuật cầu cao tay, kĩ thuật đánh cầu cao xa với kĩ thuật đập cầu vào các trò chơi vận động rèn luyện, phát triển thể lực.


Lời giải chi tiết:

- Học sinh tự vậndụng các bài tập phối hợp kĩ thuật giao cầu, kĩ thuật đánh cầu cao tay, kĩ thuật đánh cầu cao xa với kĩ thuật đập cầu vào các trò chơi vận động để rèn luyện, phát triển thể lực.

- Các bài tập phối hợp kĩ thuật:

+ Luyện tập phối hợp kĩ thuật giao cầu với kĩ thuật đánh cầu cao tay và kĩ thuật đánh cầu cao xa.

+ Luyện tập phối hợp kĩ thuật giao cầu với kĩ thuật đập cầu.

+ Luyện tập phối hợp kĩ thuật đánh cầu thấp tay với kĩ thuật đánh cầu cao tay và kĩ thuật đập cầu.

- Tập thi đấu:

+ Tổ chức thi đấu đôi: Chia số học sinh trong lớp thành các đội gồm 2 người, thi đấu với nhau theo hình thức 2 – 2. Tổ chức thi đấu đơn: Chia số học sinh trong lớp thành các cặp, thi đấu với nhau theo hình thức 1 – 1.

- Các em tham khảo một số trò chơi sau:

* Trò chơi: Đánh cầu tiếp sức

- Chuẩn bị: Chia số học sinh trong lớp thành hai đội đều nhau, xếp theo hàng dọc đứng ở sau đường biên ngang của nửa bên sân cầu lông, mỗi người cầm một vợt.

- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người đầu hàng 1 thực hiện giao cầu sang sân đối phương, sau đó nhanh chóng di chuyển ra ngoài sân, xuống cuối hàng để người tiếp theo di chuyển vào sân chuẩn bị đánh cầu. Người đầu hàng 2 thực hiện một động tác đánh cầu để đỡ giao cầu, sau đó nhanh chóng di chuyển ra ngoài, về cuối hàng 2 để người tiếp theo di chuyển vào sân chuẩn bị đánh cầu. Thực hiện liên tục cho tới khi cầu rơi xuống mặt sân. Khi một đội để cầu rơi xuống phần sân của đội mình, đánh cầu vào lưới hoặc đánh cầu ra ngoài sân, đội đối phương sẽ được 1 điểm. Đội nào đạt được số điểm quy định trước sẽ thắng cuộc.

* Trò chơi: Chuyển cầu tiếp sức

- Chuẩn bị:

+ Chia số học sinh trong lớp thành các đội đều nhau, xếp theo hàng dọc đứng ở sau vạch xuất phát.

+ Tại khu vực của mỗi đội, vẽ hai vòng tròn có đường kính khoảng 20cm, cách nhau và cách vạch xuất phát từ 3 – 4m. Đặt một quả cầu vào một trong hai vòng tròn.

- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người đầu hàng của các đội di chuyển nhanh tới vòng tròn có quả cầu, nhặt cầu và chuyển sang vòng tròn bên kia, sau đó chạy về chạm tay vào người tiếp theo và di chuyển về cuối hàng. Liên tục thực hiện cho tới khi tất cả thành viên của các đội hoàn thành lượt chơi. Đội nào hoàn thành trước sẽ thắng cuộc.


Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close