Giải bài 18 trang 42 Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sáng tạoCho tam giác ABC có góc B, góc C đều là góc nhọn. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Đề bài Cho tam giác ABC có góc B, góc C đều là góc nhọn. Nêu cách vẽ hình chữ nhật DEFG có đỉnh D, đỉnh E thuộc cạnh BC, đỉnh F, đỉnh G thuộc cạnh AC, AB và có EF = 2DE. Phương pháp giải - Xem chi tiết Dựa vào phép vị tự để làm: Cho điểm O cố định và một số thực k, \(k \ne 0\). Phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho \(\overrightarrow {OM'} = k\overrightarrow {OM} \) được gọi là phép vị tự tâm O tỉ số k, kí hiệu \({V_{(O,k)}}\). O được gọi là tâm vị tự, k gọi là tỉ số vị tự. Lời giải chi tiết ⦁ Phân tích: Lấy điểm G’ bất kì trên AB. Dựng hình chữ nhật D’E’F’G’ có \(\;E'F'{\rm{ }} = {\rm{ }}2D'E'\) và hai đỉnh D’, E’ thuộc BC. Đường thẳng BF’ cắt AC tại F. Do D’E’F’G’ là hình chữ nhật nên \(G'D'{\rm{ }} \bot {\rm{ }}D'E'\) hay \(G'D'{\rm{ }} \bot {\rm{ }}BC.\) Mà GD ⊥ BC (do DEFG là hình chữ nhật). Nên G’D’ // GD. Chứng minh tương tự, ta được E’F’ // EF. Vì D’E’F’G’ là hình chữ nhật nên G’F’ // D’E’ hay G’F’ // BC. Mà GF // BC (do DEFG là hình chữ nhật). Suy ra GF // G’F’. Áp dụng định lí Thales, ta được \(\frac{{BG}}{{BG'}} = \frac{{BF}}{{BF'}}\) Suy ra \(BF' = \frac{{BG'}}{{BG}}.BF\) Mà \(\overrightarrow {BF'} ,\overrightarrow {BF} \) cùng hướng. Do đó \(\overrightarrow {BF'} = \frac{{BG'}}{{BG}}.\overrightarrow {BF} \) Vì vậy \({\rm{F'}} = {V_{\left( {B,\frac{{BG'}}{{BG}}} \right)}}\left( F \right)\,\,(1)\) Chứng minh tương tự, ta được \(D' = {V_{\left( {B,\frac{{BG'}}{{BG}}} \right)}}\left( D \right)\) và \(E' = {V_{\left( {B,\frac{{BG'}}{{BG}}} \right)}}\left( E \right)\,\,(2)\) Lại có \(G' = {V_{\left( {B,\frac{{BG'}}{{BG}}} \right)}}\left( G \right)\,\,(3)\) Từ (1), (2), (3), ta thu được \({V_{\left( {B,\frac{{BG'}}{{BG}}} \right)}}\) biến hình chữ nhật D’E’F’G’ thành hình chữ nhật DEFG. Từ đó, ta suy ra cách dựng hình chữ nhật DEFG. ⦁ Cách dựng: Lấy điểm G’ tùy ý trên AB. Dựng hình chữ nhật D’E’F’G’ có E’F’ = 2D’E’, hai đỉnh D’, E’ nằm trên BC. Đường thẳng BF’ cắt AC tại F. Đường thẳng qua F song song với BC cắt AB tại G. Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của G, F lên BC. Vậy ta đã dựng xong hình chữ nhật DEFG.
|