Bài 17.1; 17.2; 17.3; 17.4; 17.5; 17.6 trang 35 SBT Hóa học 12Giải bài 17.1; 17.2; 17.3; 17.4; 17.5; 17.6 trang 35 sách bài tập Hóa học 12 - Liên kết kim loại được hình thành do
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 17.1. Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do A. Các đôi electron dùng chung giữa 2 nguyên tử. B. Sự nhường cặp electron chưa tham gia liên kết của nguyên tử này cho nguyên tử kia để tạo thành liên kết giữa hai nguyên tử. C. Lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm. D. Sự tham gia của các electron tự do giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể. Phương pháp giải: Dựa vào lí thuyết bài vị trí kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại tại đây Lời giải chi tiết: Liên kết kim loại: là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của electron tự do. Câu 17.2. Những nhóm nguyên tố nào dưới đây ngoài nguyên tố kim loại còn có nguyên tố phi kim? A. Tất cả các nguyên tố f. B. Tất cả các nguyên tố d. C. Tất cả các nguyên tố s ( trừ nguyên tố H). D. Tất cả các nguyên tố p. Phương pháp giải: Dựa vào lí thuyết bài luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử tại đây Lời giải chi tiết: Nguyên tố p có thể là kim loại hoặc phi kim => Chọn D Câu 17.3. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử (dễ bị oxi hóa thành ion dương) vì: A. Nguyên tử kim loại thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng. B. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ. C. Kim loại có xu hướng thu thêm electron để đạt cấu hình của khí hiếm. D. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn. Phương pháp giải: Dựa vào lí thuyết bài sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học, định luật tuần hoàn tại đây Dựa vào lí thuyết bài cấu hình e nguyên tử tại đây Lời giải chi tiết: Nguyên tử phi kim thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng Phi kim có xu hướng thu thêm electron để đạt cấu hình của khí hiếm Nguyên tử phi kim có độ âm điện lớn. => Chọn B Câu 17.4. Cho các kim loại: Na, Ca, Fe, Zn, Cu, Ag. Những kim loại không khử được nước , dù ở nhiệt độ cao là: A. Fe, Zn, Cu, Ag. B.Cu, Ag. C. Na, Ca, Cu, Ag. D. Fe, Cu, Ag. Phương pháp giải: Dựa vào lí thuyết bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim loại tại đây Lời giải chi tiết: Cu, Ag không khử được nước, dù ở nhiệt độ cao => Chọn B Câu 17.5. Cho a mol Mg và b mol Zn vào dung dịch chứa c mol \(Cu^{2+}\) và d mol \(Ag^+\). Biết rằng \( a \;< c \;+ \;\dfrac{{d}}{{2}}\). Để thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại thì mối quan hệ giữa b và a, c, d là \(A. \;b \;> c \;- \;a\) \(B. \; b \;< c \;- \;a\) \(C. \; b \;>c \;-a \; + \;\dfrac{{d}}{{2}}\) \(D. b\; < \;c - \;a + \; \dfrac{{d}}{{2}}\) Phương pháp giải: - Dung dịch chứa ba ion kim loại => \(Cu^{2+}\) dư - Viết phương trình hóa học - Tính theo phương trình hóa học Lời giải chi tiết: Dung dịch chứa ba ion kim loại => \(Ag^+\) phản ứng hết \( Mg \; + \;2 \: Ag^+ \to \; Mg^{2+} \; + \;2 \;Ag\) \( Zn \; + \;2 \: Ag^+ \to \; Zn^{2+} \; + \;2 \;Ag\) \( n_{Mg,Zn \; pư}= ;\dfrac {{n_{Ag^+}}}{{2}}= \;\dfrac{{d}}{{2}}\) \( n_{Mg,Zn \; còn lại}=\; a \;+ \;b -\; \dfrac{{d}}{{2}}\) Dung dịch chứa ba ion kim loại => \(Cu^{2+}\) dư => \( c\; > \;a + \;b - \; \dfrac{{d}}{{2}}\) => \( b\; < \;c - \;a + \; \dfrac{{d}}{{2}}\) => Chọn D Câu 17.6. M là kim loại trong số các kim loại sau: Cu Ba, Zn, Mg. Dung dịch muối \(MCl_2\) phản ứng với dung dịch \(Na_2CO_3\) hoặc \(Na_2SO_4\) tạo kết tủa, nhưng không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch NaOH. Kim loại M là A. Mg B. Cu C. Ba D. Zn Phương pháp giải: Dung dịch muối \(MCl_2\) không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch NaOH => Ba thỏa mãn Lời giải chi tiết: Dung dịch muối \(MCl_2\) phản ứng với dung dịch \(Na_2CO_3\) hoặc \(Na_2SO_4\) tạo kết tủa, nhưng không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch NaOH => Kim loại là Ba \(BaCl_2+ Na_2CO_3\to BaCO_3(\downarrow)+2NaCl\) \(BaCl_2+ Na_2SO_4\to BaSO_4(\downarrow)+2NaCl\) \(BaCl_2+ NaOH\) phản ứng không xảy ra => Chọn C HocTot.Nam.Name.Vn
|