Xác định được vấn đề và thực hiện được dự án điều tra về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương.
CH 2
Nội dung dự án
Lời giải chi tiết:
Tìm hiểu một trong các vấn đề về sinh thái nhân văn ở địa phương như:
Hiện trạng đầu vào của hệ sinh thái nhân văn.
Hiện trạng đầu ra của hệ sinh thái nhân văn.
Biện pháp phát triển bền vững.
CH 3
Chuẩn bị
Lời giải chi tiết:
Bút và sổ ghi chép.
Bản đồ hoặc hình ảnh về khu vực nghiên cứu (hình ảnh từ Google Maps,...).
Thiết bị ghi hình, ghi âm.
Các tài liệu liên quan đến hệ sinh thái nhân văn ở địa phương.
CH 4
Tiến hành
Lời giải chi tiết:
Lớp được chia thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 4 - 5 học sinh. Học sinh làm việc nhóm kết hợp làm việc độc lập.
Phân công mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ tìm hiểu một trong các vấn đề về sinh thái nhân văn ở địa phương.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Xác định vấn đề điều tra
Bước 2: Xây dựng kế hoạch điều tra.
Bước 3. Thu thập thông tin
Bước 4. Xử lí thông tin (Tham khảo bài 4)
Bước 5. Trình bày kết quả dự án (Tham khảo bài 4)
Bước 6. Đánh giá kết quả dự án (Tham khảo bài 4)
CH 5
Báo cáo
Lời giải chi tiết:
BÁO CÁO DỰ ÁN
(Gợi ý)
Tên dự án
Tên các thành viên thực hiện
Mục tiêu thực hiện dự án: Xác định được vấn đề và thực hiện được dự án điều tra về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương.
Nội dung nghiên cứu dự án: Tìm hiểu một trong các vấn đề về sinh thái nhân văn ở địa phương như:
Hiện trạng đầu vào của hệ sinh thái nhân văn. Đối với hệ sinh thái nông nghiệp, tìm hiểu các nội dung như công trình nhân tạo (đường sá, kênh mương,...), biện pháp kĩ thuật canh tác, giống vật nuôi, giống cây trồng, phân bón và thuốc trừ sâu, đa dạng sinh học,... Đối với hệ sinh thái đô thị, tìm hiểu các nội dung như các công trình công cộng, các khu sản xuất, nguyên liệu sử dụng cho sản xuất,...
Hiện trạng đầu ra của hệ sinh thái nhân văn. Đối với hệ sinh thái nông nghiệp, tìm hiểu các nội dung như sản phẩm nông nghiệp, các chất thải nông nghiệp, ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đối với môi trường. Đối với hệ sinh thái đô thị, tìm hiểu về các sản phẩm của hệ sinh thái đô thị, chất thải, ảnh hưởng của chất thải đối với con người và môi trường.
Biện pháp phát triển bền vững. Ví dụ: biện pháp phát triển nông nghiệp bền vững, biện pháp phát triển đô thị bền vững, biện pháp xử lí rác thải bền vững.
Phương pháp thực hiện:
Xây dựng nội dụng, kế hoạch:
STT
Nội dung thực hiện
Thời gian, địa điểm thực hiện
Người thực hiện
Dự kiến kết quả
1
Thu thập tài liệu tham khảo về vấn đề điều tra
Thứ 7, tại thư viện trường học
Cả nhóm
Báo cáo kết quả thu tập tài liệu tham khảo
2
Xác định một hoặc một số vấn đề điều tra cụ thể ở địa phương (trong phạm vi làng/tổ dân phố, xã phường hoặc huyện/quận)
Ví dụ như điều tra về đầu ra (rác thải) của hệ sinh thái địa phương
Thứ 7, tại thư viện trường học
Cả nhóm
Tên dự án.
3
Tìm hiểu các nguồn rác thải sinh hoạt chủ yếu của địa phương và lượng rác thải trung bình 1 gia đình thải ra trong một khoảng thời gian xác định.
Thứ 7, tại thư viện trường học
Hoàng, Phúc, Trọng, Ly
Danh sách các loại rác thải và số liệu trung bình.
4
Khảo sát ảnh hưởng của rác thải đến con người và môi trường.
Sáng chủ nhật, tại địa điểm khảo sát.
Nhan, Tiên, Quỳnh
Phiếu khảo sát ý kiến.
5
Khảo sát các biện pháp thu gom rác ở địa phương.
Chiều chủ nhật, tại địa điểm khảo sát.
Mai, Mi, Hoa, Hà
Phiếu khảo sát ý kiến.
6
Xử lí thông tin và viết báo cáo
Tối chủ nhật
Hòa, Hiếu, Hiền
Báo cáo và powerpoint.
7
Thuyết trình trước lớp
Thứ 2
Trang, My
Thu thập và xử lý thông tin.
Trình bày kết quả - báo cáo dự án.
Đánh giá kết quả.
Kết quả và bàn luận:
Địa phương có nhiều đổi mới trong xử lí rác thải, áp dụng các công nghệ tiên tiến.
Nhiều gia đình có máy biến rác thực phẩm thành phân bón hữu cơ vi sinh, giảm đáng kể lượng rác thải thải ra môi trường.
Kết luận và đề nghị: Sử dụng các công nghệ tiên tiến và máy móc hiện đại để xử lý rác thải, giúp bảo vệ cảnh quan địa phương, góp phần phát triển bền vững.
Đánh bắt cá biển quá mức bằng các phương tiện huỷ diệt như đánh mìn, tàu kéo lưới (giã cào),... làm tài nguyên biển bị suy giảm, do đó, ảnh hưởng đến đời sống người dân ven biển. Theo em, có thể làm gì để vừa duy trì nguồn lợi thuỷ hải sản vừa đảm bảo đời sống bền vững của người dân?