Giải bài 1 trang 67 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2

Một bình chứa 2 bông hoa hồng nhung, 1 bông hoa hồng vàng và 1 bông hoa hồng bạch. Bạn Dung rút ngẫu nhiên đồng thời 2 bông hoa từ bình. a) Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là A. 3 B. 4 C. 6 D. 12 b) Xác suất của biến cố “Hai bông hoa lấy ra cùng loại” là A. (frac{1}{2}) B. (frac{1}{3}) C. (frac{1}{4}) D. (frac{1}{6}) c) Xác suất của biến cố “Chọn được 1 bông hoa hồng bạch” là A. (frac{1}{2}) B. (frac{1}{3}) C. (frac{1}{4}) D. (frac{1}{6}) d) Xác

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Đề bài

Một bình chứa 2 bông hoa hồng nhung, 1 bông hoa hồng vàng và 1 bông hoa hồng bạch. Bạn Dung rút ngẫu nhiên đồng thời 2 bông hoa từ bình.

a) Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là

A. 3

B. 4

C. 6

D. 12

b) Xác suất của biến cố “Hai bông hoa lấy ra cùng loại” là

A. \(\frac{1}{2}\)

B. \(\frac{1}{3}\)

C. \(\frac{1}{4}\)

D. \(\frac{1}{6}\)

c) Xác suất của biến cố “Chọn được 1 bông hoa hồng bạch” là

A. \(\frac{1}{2}\)

B. \(\frac{1}{3}\)

C. \(\frac{1}{4}\)

D. \(\frac{1}{6}\)

d) Xác suất của biến cố “Chọn được ít nhất 1 bông hoa hồng nhung” là

A. \(\frac{1}{2}\)

B. \(\frac{2}{3}\)

C. \(\frac{5}{6}\)

D. \(\frac{1}{3}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Không gian mẫu là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử.

Một kết quả có thể của T để biến cố E xảy ra được gọi là kết quả thuận lợi cho biến cố E.

Trong phép thử ngẫu nhiên, hai kết quả đồng khả năng nếu chúng có khả năng xảy ra như nhau.

Xác suất của biến cố A được tính bởi công thức:

\(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}}\), trong đó n(A) là số kết quả thuận lợi cho A; \(n(\Omega )\) là số các kết quả có thể xảy ra.

Lời giải chi tiết

Số kết quả có thể xảy ra là \(n\left( \Omega  \right) = 6\) kết quả.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Hai bông hoa lấy ra cùng loại” là chỉ lấy ra hoa hồng nhung.

Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Hai bông hoa lấy ra cùng loại”  là n(A) = 1.

Xác suất của biến cố “Hai bông hoa lấy ra cùng loại”  là P(A) = \(\frac{1}{6}\).

Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Chọn được 1 bông hoa hồng bạch” là lấy 1 hoa hồng bạch và 1 trong 2 bông hoa hồng nhung hoặc hồng vàng .

Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Chọn được 1 bông hoa hồng bạch” là n(B) = 3.

Xác suất của biến cố “Chọn được 1 bông hoa hồng bạch” là P(B) = \(\frac{3}{6} = \frac{1}{2}\).

Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Chọn được ít nhất 1 bông hoa hồng nhung” là lấy 1 trong 2 hoa hồng nhung và 1 bông hoa hồng vàng, hoặc 1 trong 2 hoa hồng nhung và 1 bông hoa hồng bạch hoặc cả 2 hoa hồng nhung.

Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Chọn được ít nhất 1 bông hoa hồng nhung” là n(C) = 5.

Xác suất của biến cố “Chọn được ít nhất 1 bông hoa hồng nhung” là

P(C) = \(\frac{5}{6}.\)

a) Chọn đáp án C.

b) Chọn đáp án D.

c) Chọn đáp án A.

d) Chọn đáp án C.

  • Giải bài 2 trang 67 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2

    Có 4 viên bi được ghi số lần lượt là 1; 2; 3; 4 và được xếp thành một hàng ngang như hình bên. Bạn Thọ lấy ra ngẫu nhiên lần lượt 2 viên bi trong 4 viên bi đó, viên bi lấy ra lần thứ nhất không được hoàn lại trước lấy lần thứ hai. a) Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là A. 3 B. 4 C. 6 D. 12 b) Xác suất của biến cố “Hai viên bi được chọn được xếp cạnh nhau” là A. (frac{1}{2}) B. (frac{1}{3}) C. (frac{1}{4}) D. (frac{1}{6}) c) Xác suất của biến cố “Tích các số trên

  • Giải bài 3 trang 68 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2

    Một hộp chứa 4 quả bóng xanh, 4 quả bóng trắng và 2 quả bóng đỏ có cùng kích thước và khối lượng. Chọn ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp. Gọi A là biến cố “Quả bóng lấy ra có màu xanh” và B là biến cố “Quả bóng lấy ra có màu đỏ”. a) Không gian mẫu của phép thử có 3 phần tử. b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là 2. c) Xác suất của biến cố B là (frac{2}{3}). d) Khả năng xảy ra của biến cố A gấp hai lần khả năng xảy ra của biến cố B.

  • Giải bài 4 trang 68 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2

    Hộp thứ nhất chứa 2 tấm thẻ cùng loại được đánh số 1; 2. Hộp thứ hai chứa 3 tấm thẻ cùng loại được đánh số 1; 2; 3. Bạn Linh lấy ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp thứ nhất và 1 thẻ từ hộp thứ hai. Gọi A là biến cố “Hai thẻ lấy ra ghi cùng một số” và B là biến cố “Tích các số trên hai thẻ lấy ra là số chính phương”. a) Không gian mẫu của phép thử có 5 phần tử. b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là 2. c) Xác suất của biến cố A là (frac{1}{3}). d) Khả năng xảy ra của biến cố A bằng khả năng xảy ra

  • Giải bài 5 trang 68 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2

    Tổ 2 gồm 4 bạn học sinh là Mỵ, Châu, Trọng, Thuỷ. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? a) Chọn ra lần lượt 4 học sinh từ Tổ 2. b) Chọn ra 1 học sinh có tên bắt đầu từ chữu cái M từ Tổ 2. c) Chọn ra đồng thời 2 học sinh có tên bắt đầu từ chữ cái T từ Tổ 2.

  • Giải bài 6 trang 68 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2

    Trong một nhóm 10 học sinh lớp 9 có 5 bạn học trường Quang Trung; 3 bạn học trường Nguyễn Huệ và 2 bạn học trường Tây Sơn. Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh trong 10 học sinh đó. a) Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Bạn học sinh được chọn học trường Quang Trung”; B: “Bạn học sinh được chọn không học trường Tây Sơn”.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close