Giải Bài 1 trang 14 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạoVẽ một hệ trục tọa độ (Oxy) và đánh dấu các điểm Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Đề bài Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) và đánh dấu các điểm \(A\left( { - 2;0} \right);B\left( {3;0} \right);C\left( {4;0} \right)\). a) Em nhận xét gì về các điểm \(A;B;C\)? b) Em hãy cho biết một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng bao nhiêu? Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết - Điểm \(A\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) thì hoành độ là \({x_0}\) và tung độ là \({y_0}\). - Điểm \(B\left( {0;b} \right)\) nằm trên trục tung, tung độ là \(b\). - Điểm \(C\left( {c;0} \right)\) nằm trên trục hoành, hoành độ là \(c\). Lời giải chi tiết a) Điểm \(A\left( { - 2;0} \right) \Rightarrow \) hoành độ là -2 và tung độ là 0. Điểm \(B\left( {3;0} \right) \Rightarrow \) hoành độ là 3 và tung độ là 0. Điểm \(C\left( {4;0} \right) \Rightarrow \) hoành độ là 4 và tung độ là 0. Biểu diễn ba điểm \(A;B;C\) trên hệ trục tọa độ ta được
Nhận xét: Cả ba điểm \(A;B;C\) đều nằm trên trục hoành. b) Từ ví dụ ở câu a ta thấy tất cả các điểm nằm trên trục hoành đều có tung độ bằng 0.
|