Điểm, đoạn thẳng

Giải Điểm, đoạn thẳng trang 84, 85 SGK Toán 2 Cánh diều

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Bài 1 (trang 84 SGK Toán 2 tập 1)

Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng trong hình sau:

Phương pháp giải:

a) Điểm thường được kí hiệu bằng dấu chấm và tên điểm được viết bằng chữ in hoa.

b) Đoạn thẳng là đoạn nối hai điểm lại với nhau. Tên đoạn thẳng được viết bằng chữ in hoa.

Lời giải chi tiết:

Các điểm có trong hình là: điểm A, điểm B, điểm C, điểm D, điểm H, điểm I, điểm M, điểm N, điểm P, điểm Q, điểm E, điểm G.

Các đoạn thẳng có trong hình là: đoạn thẳng AB, đoạn thẳng  CD, đoạn thẳng  HI, đoạn thẳng  MN, đoạn thẳng PQ, đoạn thẳng  EG.

Bài 2

Bài 2 (trang 84 SGK Toán 2 tập 1)

Đếm số đoạn thẳng trong mỗi hình sau (theo mẫu):

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ hình vẽ rồi đếm số đoạn thẳng có trong mỗi hình.

Lời giải chi tiết:

Bài 3

Bài 3 (trang 85 SGK Toán 2 tập 1)

a) Vẽ đoạn thẳng MN.

b) Vẽ đoạn thẳng PQ.

c) Vẽ hình vào vở ô li (theo mẫu):

Phương pháp giải:

a) Để vẽ đoạn thẳng MN ta đánh dấu hai điểm M, N, sau đó dùng thước thẳng nối hai điểm M và N.

b) Để vẽ đoạn thẳng PQ ta đánh dấu hai điểm P, Q, sau đó dùng thước thẳng nối hai điểm P và Q.

c) Quan sát kĩ hình vẽ đã cho rồi vẽ hình vào vở ô li theo mẫu.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có thể vẽ như sau:

b) Ta có thể vẽ như sau:

c) Học sinh quan sát kĩ hình vẽ đã cho rồi vẽ hình vào vở ô li theo mẫu.

Bài 4

Bài 4 (trang 85 SGK Toán 2 tập 1)

Bạn Voi thích dùng các đoạn thẳng để tạo hình các chữ cái và số. Em hãy dùng các đoạn thẳng để tạo hình tên của mình.

Phương pháp giải:

Học sinh quan sát cách bạn Voi dùng các đoạn thẳng để tạo hình các chữ cái và số rồi tự dùng các đoạn thẳng để tạo hình tên của mình.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ mẫu:

HocTot.Nam.Name.Vn

close