Đề thi vào 10 môn Toán Bạc Liêu năm 2025

Tải về

Câu 1 (0,5 điểm). Giải phương trình: (2x3)(x+5)=0.

GÓP Ý HAY - NHẬN NGAY QUÀ CHẤT

Gửi góp ý cho HocTot.Nam.Name.Vn và nhận về những phần quà hấp dẫn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Câu 1 (0,5 điểm). Giải phương trình: (2x3)(x+5)=0.

Câu 2 (1,5 điểm). 

a) Tính giá trị của biểu thức: A=4925.

b) Cho biểu thức B=xx66x+6 (với x0;x36).

Rút gọn biểu thức B và tính giá trị của biểu thức B khi x=6.

Câu 3 (1,5 điểm). Cho hàm số y=23x2.

a) Tìm hệ số a của x2.

b) Vẽ đồ thị của hàm số đã cho.

Câu 4 (1,5 điểm). Cho phương trình bậc hai 2x2+3x2=0

a) Xác định các hệ số a,b,c của phương trình.

b) Giải phương trình đã cho.

Câu 5 (1,0 điểm). Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của biến cố A: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai mặt con xúc xắc bằng 5”.

Câu 6 (1,0 điểm). Để chuẩn bị khen thưởng cho học sinh cuối năm học, Trường THCS X cần mua 1400 quyển vở và 700 cây bút ở Nhà sách Y để làm phần thưởng. Nhà trường dự tính mua với giá niêm yết sẽ cần 22 triệu 400 nghìn đồng, nhưng do mua với số lượng lớn nên Nhà sách Y đã giảm giá 5% cho mỗi quyển vở và 10% cho mỗi cây bút, vì thế nhà trường chỉ cần trả 21 triệu đồng. Tính giá tiền niêm yết của mỗi quyển vở và mỗi cây bút.

Câu 7 (0,5 điểm). Một tam giác vuông có cạnh huyền dài 13cm và diện tích bằng 30m2. Lập phương trình bậc hai một ẩn có hai nghiệm là độ dài hai cạnh góc vuông của tam giác đã cho.

Câu 8 (2,5 điểm). Cho đường tròn (O; R) có đường kính AB vuông góc với dây cung CD tại điểm I (I nằm giữa A và O). Lấy điểm E bất kỳ trên cung nhỏ BC (E khác B và C). Hai đoạn thẳng AE và CD cắt nhau tại K.

a) Chứng minh tứ giác KEBI là tứ giác nội tiếp.

b) Chứng minh: AKAE=ABAI.

c) Gọi P là giao điểm cùa tia BE và tia DC, Q là giao điểm của hai đường thẳng AP và BK. Chứng minh OQ là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp ΔPQE.

-------- Hết --------

Lời giải chi tiết

Câu 1 (0,5 điểm). Giải phương trình: (2x3)(x+5)=0.

Lời giải:

(2x3)(x+5)=0

Phương trình tích có hai nghiệm thoả mãn:

+) 2x3=0 suy ra x=32

+) x+5=0 suy ra x=5

Vậy phương trình có hai nghiệm x=32x=5

Câu 2 (1,5 điểm). a) Tính giá trị của biểu thức: A=4925.

b) Cho biểu thức B=xx66x+6 (với x0;x36).

Rút gọn biểu thức B và tính giá trị của biểu thức B khi x=6.

Lời giải:

a) Ta có: A=4925=75=2.

b) +) ĐKXĐ: x0;x36

B=xx66x+6=x(x+6)(x6)(x+6)6(x6)(x6)(x+6)=x+6x(6x36)(x6)(x+6)=x+6x6x+36(x6)(x+6)=x+36x36

Vậy B=x+36x36 với x0;x36.

+) Thay x=6 (TMĐK) vào B, ta được:

B=42636=4230=75

Vậy B=75 khi x=6.

Câu 3 (1,5 điểm). Cho hàm số y=23x2.

a) Tìm hệ số a của x2.

b) Vẽ đồ thị của hàm số đã cho.

Lời giải:

a) Hệ số a của x2a=23.

b) Ta có bảng giá trị sau:

Đồ thị hàm số là đường cong parabol đi qua các điểm O(0;0);A(2;83);B(1;23);C(1;23);D(2;83)

Ta vẽ được đồ thị hàm số y=23x2 như sau:

Câu 4 (1,5 điểm). Cho phương trình bậc hai 2x2+3x2=0

a) Xác định các hệ số a,b,c của phương trình.

b) Giải phương trình đã cho.

Lời giải:

a) Phương trình 2x2+3x2=0a=2;b=3;c=2.

b) Ta có Δ=b24ac=94.2.(2)=25>0

Phương trình có hai nghiệm phân biệt:

x1=b+Δ2a=3+52.2=12x2=bΔ2a=352.2=2.

Vậy phương trình có hai nghiệm x{12;2}.

Câu 5 (1,0 điểm). Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của biến cố A: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai mặt con xúc xắc bằng 5”.

Lời giải:

Gieo đồng thời hai con con xúc xắc có 36 kết quả có thể xảy ra.

Biến cố A: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai mặt con xúc xắc bằng 5”

Ta có A={(1;4),(2;3),(3;2),(4;1)}, suy ra có 4 kết quả có thể xảy ra biến cố A.

Xác suất của biến cố A436=19.

Câu 6 (1,0 điểm). Để chuẩn bị khen thưởng cho học sinh cuối năm học, Trường THCS X cần mua 1400 quyển vở và 700 cây bút ở Nhà sách Y để làm phần thưởng. Nhà trường dự tính mua với giá niêm yết sẽ cần 22 triệu 400 nghìn đồng, nhưng do mua với số lượng lớn nên Nhà sách Y đã giảm giá 5% cho mỗi quyển vở và 10% cho mỗi cây bút, vì thế nhà trường chỉ cần trả 21 triệu đồng. Tính giá tiền niêm yết của mỗi quyển vở và mỗi cây bút.

Lời giải:

Gọi giá niêm yết của mỗi quyển vở và mỗi cây bút lần lượt là x,y (đồng, 0<x,y<22400000)

Nhà trường dự tính mua 1400 quyển vở và 700 cây bút với giá niêm yết sẽ cần 22 triệu 400 nghìn đồng nên ta có phương trình 1400x+700y=22400000 hay 2x+y=32000 (1)

Nhà sách Y đã giảm giá 5% cho mỗi quyển vở và 10% cho mỗi cây bút, vì thế nhà trường chỉ cần trả 21 triệu đồng nên ta có phương trình:

1400x.(100%5%)+700y.(100%10%)=21000000 hay 19x+9y=300000 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

{2x+y=3200019x+9y=300000

{18x+9y=28800019x+9y=300000

{x=1200019x+9y=300000

{x=12000y=8000(tm)

Vậy giá niêm yết của mỗi quyển vở là 12000 (đồng) và mỗi cây bút là 8000 (đồng).

Câu 7 (0,5 điểm). Một tam giác vuông có cạnh huyền dài 13cm và diện tích bằng 30m2. Lập phương trình bạc hai một ẩn có hai nghiệm là độ dài hai cạnh góc vuông của tam giác đã cho.

Lời giải:

Gọi độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là x,ycm,0<x,y<13.

Đổi 30m2=300000cm2

Diện tích tam giác là 300000cm2 suy ra 

12x.y=300000xy=600000

Vì cạnh huyền là 13 cm nên theo định lý Pythagore, ta có

x2+y2=132=169(x+y)22xy=169(x+y)21200000=169(x+y)2=1200169

Suy ra x+y=1200169

Vậy phương trình cần tìm là x21200169x+600000=0

Đây là lời giải của HocTot.Nam.Name.Vn theo đúng đề bài gốc của tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên phương trình tìm được là phương trình vô nghiệm.

Câu 8 (2,5 điểm). Cho đường tròn (O; R) có đường kính AB vuông góc với dây cung CD tại điểm I (I nằm giữa A và O). Lấy điểm E bất kỳ trên cung nhỏ BC (E khác B và C). Hai đoạn thẳng AE và CD cắt nhau tại K.

a) Chứng minh tứ giác KEBI là tứ giác nội tiếp.

b) Chứng minh: AKAE=ABAI.

c) Gọi P là giao điểm cùa tia BE và tia DC, Q là giao điểm của hai đường thẳng AP và BK. Chứng minh OQ là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp ΔPQE.

Lời giải:

a) Do ^AEB=90 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Nên ΔKEB vuông tại E. Khi đó K, E, B cùng thuộc đường tròn đường kính KB

Tương tự ΔKIB vuông tại I nên K, I, B cùng thuộc đường tròn đường kính KB

Suy ra K, E, B, I cùng thuộc đường tròn đường kính KB.

Vậy tứ giác KEBI là tứ giác nội tiếp.

b) Xét ΔAKIΔABE

^BAE là góc chung

^AIK=^AEB(=90)

Suy ra ΔAKIΔABE(g.g)

Khi đó AKAB=AIAE (cặp cạnh tương ứng) hay AE.AK=AI.AB (đpcm)

c) Xét ΔABPAEPB;PIAB, AE và PI cắt nhau tại K nên K là trực tâm của ΔABP

Suy ra BKAP tại Q (Tính chất đồng quy của 3 đường cao)

Khi đó ΔPQK vuông tại Q nên P, Q, K cùng thuộc đường tròn đường kính PK

Tương tự ΔPEK vuông tại E nên P, E, K cùng thuộc đường tròn đường kính PK

Vậy P, Q, K, E cùng thuộc đường tròn đường kính PK.

Gọi M là trung điểm của PK. Khi đó M là tâm đường tròn ngoại tiếp ΔPEQ

Ta có MP=MQ  nên ΔMPQ cân tại M nên ^MQP=^MPQ   (1)

Do BQAQ(cmt) nên ΔABQ vuông tại Q, trung tuyến OQ nên OQ=OA=OB

Suy ra ΔOAQ cân tại O nên ^OQA=^OAQ    (2)

Từ (1) và (2) suy ra ^MQP+^OQA=^MPQ+^OAQ=90 (do ΔAPI vuông tại I)

Suy ra ^OQM=180(^MQP+^OQA)=18090=90

Suy ra OQMQ tại Q(M)

Vậy OQ là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp ΔPQE.

 

Tải về

Tham Gia Group Dành Cho Lớp 9 - Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 và Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều. Lộ trình học tập 3 giai đoạn: Học nền tảng lớp 9, Ôn thi vào lớp 10, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. PH/HS tham khảo chi tiết khoá học tại: Link

close