Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu. Trong lễ cúng Thần Lúa, cây nêu là biểu trưng nhiều ý nghĩa, thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh, sự giao hòa của con người với con người và những ước vọng chính đáng vê cuộc ống ổn định, phồn vinh. Cây nêu được làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa. Ngọn của cây nêu có hình lông chim chèo bẻo (biểu tượng cho sự mạnh mẽ, khôn ngoan); hai tia gắn lông gà (biểu tượng cho sự sung túc của gia chủ).”

(Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, Ngữ văn 6, tập 2, bộ Chân trời sáng tạo)

Câu 1. Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 2. Cây nêu trong Lễ cúng Thần Lúa mang biểu trưng ý nghĩa nào sau đây?

A. Thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh

B. Thể hiện sự giao hòa của con người với con người

C. Thể hiện những ước vọng chính đáng về cuộc sống ổn định, phồn vinh

D. Tất cả đáp án trên

Câu 3. Cây nêu trong Lễ cúng Thần Lúa mang biểu trưng ý nghĩa nào sau đây?

A. Thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh

B. Thể hiện sự giao hòa của con người với con người

C. Thể hiện những ước vọng chính đáng về cuộc sống ổn định, phồn vinh

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4. Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là hoạt động thuộc lĩnh vực nào sau đây?

A. Hoạt động kinh tế

B. Hoạt động chính trị

C. Hoạt động văn hóa

D. Hoạt động thể thao

Câu 5. Theo đoạn trích, các tia trên ngọn cây nêu được trang trí như thế nào và mang những biểu tượng gì?

Câu 6. Trong câu văn: “Trong lễ cúng Thần Lúa, cây nêu là biểu trưng nhiều ý nghĩa, …”, bộ phận nào là trạng ngữ và dùng để nêu thông tin gì?

Câu 7. Quê hương em có lễ hội văn hóa nào, hãy viết 2-3 dòng giới thiệu về lễ hội đó (hoặc giới thiệu về một lễ hội mà em biết)

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Theo em, vì sao phải chung tay bảo vệ hành tinh xanh (môi trường) của chúng ta. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ ý kiến của em.

Câu 2. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một tiết (buổi) hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp của lớp (trường) em.

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt thuyết minh

=> Đáp án: D

Câu 2 (0.25 điểm):

Cây nêu trong Lễ cúng Thần Lúa mang biểu trưng ý nghĩa nào sau đây?

A. Thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh

B. Thể hiện sự giao hòa của con người với con người

C. Thể hiện những ước vọng chính đáng về cuộc sống ổn định, phồn vinh

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Cây nêu trong Lễ cúng Thần Lúa mang biểu trưng ý nghĩa:

- Thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh

- Thể hiện sự giao hòa của con người với con người

- Thể hiện những ước vọng chính đáng về cuộc sống ổn định, phồn vinh

=> Đáp án: D

Câu 3 (0.25 điểm):

Dấu chấm phẩy trong đoạn văn trên được sử dụng để làm gì?

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

C. A và B đúng

D. A và B sai

Phương pháp giải:

Nhớ lại chức năng của dấu chấm phẩy

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 4 (0.25 điểm):

Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là hoạt động thuộc lĩnh vực nào sau đây?

A. Hoạt động kinh tế

B. Hoạt động chính trị

C. Hoạt động văn hóa

D. Hoạt động thể thao

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và trả lời

Lời giải chi tiết:

Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là hoạt động thuộc lĩnh vực hoạt động văn hóa

=> Đáp án: C

Câu 5 (0.5 điểm):

Theo đoạn trích, các tia trên ngọn cây nêu được trang trí như thế nào và mang những biểu tượng gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Cách trang trí các tia trên ngọn cây nêu: Bốn tia tỏa ra bốn hướng: hai tia gắn lông chim chèo bẻo (biểu tượng cho sự mạnh mẽ, khôn ngoan); hai tia gắn lông gà (biểu tượng cho sự sung túc của gia chủ).

Câu 6 (0.5 điểm):

Trong câu văn: “Trong lễ cúng Thần Lúa, cây nêu là biểu trưng nhiều ý nghĩa, …”, bộ phận nào là trạng ngữ và dùng để nêu thông tin gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về trạng ngữ để xác định

Lời giải chi tiết:

Trong câu văn: “Trong lễ cúng Thần Lúa, cây nêu là biểu trưng nhiều ý nghĩa, …”:

- Bộ phận trạng ngữ: Trong lễ cúng Thần Lúa

- Dùng để nêu thông tin về thời gian

Câu 7 (1.0 điểm):

Quê hương em có lễ hội văn hóa nào, hãy viết 2-3 dòng giới thiệu về lễ hội đó (hoặc giới thiệu về một lễ hội mà em biết)

Phương pháp giải:

Tùy vùng miền hoặc hiểu biết của bản thân, em có thể giới thiệu về một lễ hội theo ý kiến cá nhân mình

Lời giải chi tiết:

Gợi ý một số lễ hội:

- Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc người Khmer mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian và là một môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi. Lễ hội mang ý nghĩa cầu mong thần linh sẽ đem lại may mắn trong việc gieo trồng và đem lại cho người dân nơi đây một mùa bội thu, nhà nhà no ấm.

- Lễ hội Gióng được tổ chức tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm – Hà Nội. Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Người đã có công đánh thắng giặc Ân, mở đầu trang sử vàng son chống ngoại xâm. Đây cũng là một trong những lễ hội lớn nhất tại đồng bằng Bắc Bộ.

- Lễ hội Gò Đống Đa là lễ hội diễn ra ở gò Đống Đa, thuộc quận Đống Đa – Hà Nội. Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 5 tết âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội được tổ chức nhằm ăn mừng chiến thắng và tưởng nhớ công lao to lớn của vua Quang Trung đánh thắng giặc Thanh xâm lược.

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Theo em, vì sao phải chung tay bảo vệ hành tinh xanh (môi trường) của chúng ta. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ ý kiến của em.

Phương pháp giải:

1. Mở đoạn: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề

2. Thân đoạn: bàn luận về vấn đề

- Vai trò của môi trường sống

- Thực trạng môi trường trên Trái Đất hiện nay

- Giải pháp bảo vệ môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân

- Liên hệ bản thân

3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề

Lời giải chi tiết:

Dàn ý tham khảo:

1. Mở đoạn: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề

- Môi trường sống hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng trên phạm vi toàn thế giới

- Bảo vệ môi trường sống là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết của tất cả mọi người bởi: Trái Đất là ngôi nhà chung của chúng ta.

2. Thân đoạn: bàn luận về vấn đề

- Vai trò của môi trường sống: Môi trường là điều kiện sinh tồn của con người. con người là một trong quần thể sinh vật của thế giới tự nhiên.

- Thực trạng môi trường trên Trái Đất hiện nay:

Môi trường ngày càng xấu đi: đất đai bị ô nhiễm trở thành đất chết; nước ở các dòng sông bị nhiễm độc, cạn kiệt và trở thành nguồn lây nhiễm bệnh tật; rừng trơ trụi, bão lũ bất thường; không gian đầy khí độc và nhiệt độ Trái Đất nóng dần lên vì hiệu ứng nhà kính.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

+ Do trình độ hiểu biết của con người còn thấp; thói xấu ích kỷ, tự lợi dẫn đến nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường, cố tình hủy hoạt môi trường

+ Xả rác, nước thải, khí thải công nghiệp không qua quá trình xử lý

+ Chặt phá rừng lấy gỗ, đốt rừng khai phá đất canh tác…

+ Dùng hóa chất tùy tiện, phá hủy nguồn nước, đất trồng

- Giải pháp bảo vệ môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân: Tất cả các quốc gia, các cộng đồng đều đã ý thức được tình trạng này và đưa ra những giải pháp vĩ mô; xử lý khí thải, nước thải, rác thải, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, phát triển tiềm năng rừng, biển.

- Liên hệ bản thân: Bản thân có thái độ ứng xử như thế nào với môi trường? Nêu rõ điểm tích cực, tiêu cực và định hướng hành động để có thể trở thành một cư dân thân thiện với môi trường, có ý thức bảo vệ và làm cho môi trường sống ngày càng có chất lượng tốt hơn.

3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề

- Khẳng định lại tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống

- Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm góp phần làm cho môi trường sống ngày càng xanh – sạch – đẹp, để Trái Đất thực sự trở thành ngôi nhà chung của chúng ta.

Câu 2 (5 điểm):

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một tiết (buổi) hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp của lớp (trường) em.

Phương pháp giải:

1. Mở bài: Giới thiệu hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

2. Thân bài: Trình bày lại diễn biến buổi hoạt động trải nghiệm

3. Kết bài: Nêu ý nghĩa của buổi hoạt động trải nghiệm

Lời giải chi tiết:

1. Mở bài: Giới thiệu hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

Giới thiệu buổi sinh hoạt tập thể: kỉ niệm ngày thành lập Đoàn, trường em tổ chức buổi sinh hoạt đội tại trường

2. Thân bài: Trình bày lại diễn biến buổi hoạt động trải nghiệm

- Thời gian, không gian diễn ra sự kiện, thành phần tham dự

+ Bạn liên đội trưởng mời các chi đội trưởng lên báo cáo sĩ số.

+ Cô tổng phụ trách điều khiển lễ chào cờ

+ Giới thiệu đại biểu tham dự, thông qua bản báo cáo thành tích của liên đội trong thời gian qua

- Chương trình buổi hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

+ Phần 1: Thi Rung chuông vàng

+ Phần 2: Tham gia các trò chơi vận động như kéo co, đi xe đạp chậm, tam sao thất bản môn Tiếng Anh, bịt mắt đánh trống

+ Phần 3: Ẩm thực: làm món chè, bánh mà em yêu thích và thi trưng bày món ăn

- Tiến trình của buổi hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp: Giới thiệu lần lượt các nội dung đã diễn ra trong buổi hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

- Thầy hiệu trưởng và cô tổng phụ trách tổng kết phát biểu ý kiến

- Buổi sinh hoạt thành công tốt đẹp

3. Kết bài: Nêu ý nghĩa của buổi hoạt động trải nghiệm

- Buổi hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp mang lại nhiều ý nghĩa và cảm xúc cho mọi người

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close