Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5

Tải về

Nhớ lại văn bản “Thánh Gióng” đã học và trả lời các câu hỏi từ 1 – 6 bằng cách lựa chọn đáp án đúng

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

Nhớ lại văn bản “Thánh Gióng” đã học và trả lời các câu hỏi từ 1 – 6 bằng cách lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Trong truyện “Thánh Gióng”, Gióng đã yêu cầu nhà vua sắm sửa cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc?

A. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ và một chiếc roi sắt

B. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt

C. Một con ngựa sắt, một áo giáp sắt cùng một đội quân tinh nhuệ

D. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ, một cái roi sắt

Câu 2. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

A. Tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân

B. Biểu tượng về lòng yêu nước, sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta

C. Ước mơ của nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm thời kì đầu dựng nước

D. Tất cả đều đúng

Câu 3. Trong truyện “Thánh Gióng”, cậu bé Gióng cất tiếng noig đầu tiên khi nào?

A. Khi Gióng được sáu tuổi và đòi đi chăn trâu

B. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời

C. Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã

D. Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân

Câu 4. Trong truyện “Thánh Gióng”, sau khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì để tiếp tục đánh giặc?

A. Gươm, giáo cướp được của quân giặc

B. Dùng tay không

C. Nhổ những cụm tre ven đường để quật vào quân giặc

D. Cho ngựa phun lửa vào quân giặc

Câu 5. Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì?

A. Đức Thánh Tản Viên

B. Lưỡng quốc Trạng nguyên

C. Bố Cái Đại Vương

D. Phù Đổng Thiên Vương

Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết “Thánh Gióng”?

A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa

B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân

C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước

D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể thiện khát vọng chinh phục thiên nhiên

Câu 7. Đọc đoạn văn sau:

Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên đổ xuống đất liền. (Ma Văn Kháng).

a. Đoạn văn trên có những từ láy nào?

b. Trong đoạn văn trên có những thành ngữ nào? Nghĩa của chúng là gì?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng”.

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Trong truyện “Thánh Gióng”, Gióng đã yêu cầu nhà vua sắm sửa cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc?

A. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ và một chiếc roi sắt

B. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt

C. Một con ngựa sắt, một áo giáp sắt cùng một đội quân tinh nhuệ

D. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ, một cái roi sắt

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản truyện “Thánh Gióng”

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.25 điểm):

Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

A. Tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân

B. Biểu tượng về lòng yêu nước, sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta

C. Ước mơ của nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm thời kì đầu dựng nước

D. Tất cả đều đúng

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản truyện “Thánh Gióng”

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 3 (0.25 điểm):

Trong truyện “Thánh Gióng”, cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nào?

A. Khi Gióng được sáu tuổi và đòi đi chăn trâu

B. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời

C. Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã

D. Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản truyện “Thánh Gióng”

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 4 (0.25 điểm):

Trong truyện “Thánh Gióng”, sau khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì để tiếp tục đánh giặc?

A. Gươm, giáo cướp được của quân giặc

B. Dùng tay không

C. Nhổ những cụm tre ven đường để quật vào quân giặc

D. Cho ngựa phun lửa vào quân giặc

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản truyện “Thánh Gióng”

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 5 (0.25 điểm):

Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì?

A. Đức Thánh Tản Viên

B. Lưỡng quốc Trạng nguyên

C. Bố Cái Đại Vương

D. Phù Đổng Thiên Vương

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản truyện “Thánh Gióng”

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 6 (0.25 điểm):

Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết “Thánh Gióng”?

A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa

B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân

C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước

D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể thiện khát vọng chinh phục thiên nhiên

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung văn bản truyện “Thánh Gióng”

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 7 (3.5 điểm):

Đọc đoạn văn sau:

Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên đổ xuống đất liền. (Ma Văn Kháng).

a. Đoạn văn trên có những từ láy nào?

b. Trong đoạn văn trên có những thành ngữ nào? Nghĩa của chúng là gì?

Phương pháp giải:

Đọc và xác định từ láy, thành ngữ

Lời giải chi tiết:

a. Từ láy: rả rích, tối tăm, ráo riết

b. Thành ngữ là:

- “tối tăm mặt mũi”: nghĩa là rất mạnh, rất dữ, là không còn nhìn thấy gì.

- “thối đất thối cát”: nghĩa là rất mạnh, rất dữ, có sức tàn phá đất đai lớn.

Phần II (7 điểm)

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng”.

Phương pháp giải:

Nêu cảm nhận của bản thân em

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Trong truyền thuyết cùng tên, Thánh Gióng là đại diện tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong lòng nhân dân ta. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hóa những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kỳ lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng mà người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

Tải về

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close