Đề thi học kì 2 Văn 10 Cánh diều - Đề số 12

Đề thi học kì 2 Văn 10 cánh diều đề số 12 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Hs đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi kế tiếp

CHĂM SÓC KHU VƯỜN RIÊNG CỦA BẠN

(Karen Casey)

[...] Cách chúng ta đối nhân xử thế cho biết ta phải làm gì đối với bản thân. Và khi thôi chú tâm vào cuộc sống của người khác, chúng ta có thể hoàn thành nhiệm vụ duy nhất được giao phó: kiểm soát cách cư xử của mình. Nhưng làm như thế nào? Đơn giản thôi! Chúng ta phải học và sau đó luyện tập vài cách

ứng xử mới.

Chăm lo cuộc sống của bạn, không phải của ai khác.

Chúng ta có thể lớn lên trong môi trường mà ở đó, cha mẹ chúng ta thường chỉ trích bạn bè, người thân hay hàng xóm chỉ vì sự khác biệt trong quan điểm hay hành động. Bị ám ảnh bởi việc quan sát hành vi của bạn bè, người thân hay thậm chí là của một người hoàn toàn xa lạ và khao khát thay đổi hoặc kiểm soát được những hành vi ấy là một chất xúc tác cực mạnh dẫn đến rối loạn trong tư duy của chúng ta. Điều tai hại này xảy ra song song với ý nghĩ sai lầm rằng chúng ta có thể thay đổi bất kỳ ai, ngoại trừ bản thân. Chúng ta có thể lãng phí nhiều năm trời cố gắng thay đổi người bạn đời hay một số bạn bè khác để rồi thật nhẹ nhõm khi cuối cùng cũng biết rằng, chuyện của người khác chẳng liên quan gì đến ta, không lý do gì ta phải bận tâm kiểm soát hay nhận xét họ. Chịu trách nhiệm về bản thân mình thôi là đủ rồi.

Cần phải nhắc lại rằng: chúng ta không chịu trách nhiệm về người khác, cũng không liên quan gì đến hành vi, suy nghĩ, mơ ước, khó khăn, thành công hay thất bại của họ!

Thậm chí con cái chúng ta cũng có hành trình riêng của chúng và cái gọi là sự kiểm soát của cha đối với con cái thật ra chỉ là ảo tưởng. Chúng ta có thể đưa ra ví dụ, có thể đề nghị một khuôn mẫu cư xử nào đó, có thể đặt ra các quy tắc đạo

đức, thậm chí yêu cầu con cái sống theo những nội quy nhất định khi ở trong nhà, nhưng cuối cùng, chính chúng mới là người quyết định mình muốn trở thành người như thế nào, muốn làm cái gì...Tôi muốn nói rằng: Hãy ăn mừng vì sự thật là chúng ta không chịu trách nhiệm với bất kỳ ai, ngoại trừ bản thân. Điều này giải thoát chúng ta khỏi một gánh nặng và một trách nhiệm chẳng đem lại lợi lộc hay phúc lành gì cho ta cả. Hãy làm chủ mọi hành động và suy nghĩ của mình. sẵn sàng từ bỏ quá khứ trong lúc thưởng thức hiện tại. Chừng đó đã đủ khiến chúng ta bận rộn. Hãy thực hiện những việc này, chúng chính là lý do để chúng ta có mặt ở đây. Chỉ khi nào chúng ta sống với cuộc đời của mình và giải quyết những chuyện của riêng mình, để yên cho những người khác làm điều tương tự, thì ta mới tìm thấy được bình yên.

Để người khác được là chính họ

Rất nhiều khoảng thời gian quý báu đã bị lãng phí một cách vô ích trong những nỗ lực bắt người khác trở thành mẫu người như ta muốn hoặc làm điều mà ta nghĩ là tốt nhất cho họ (hay cho chúng ta). Nhưng rồi những cố gắng ấy chỉ đem đến thất bại hết lần này đến lần khác. Đây không những là một sai lầm mà còn là sự phí phạm cuộc sống quý giá mà ta được ban tặng. Đã đến lúc phải bỏ qua tất cả. Lần đầu tiên tôi được giới thiệu về khái niệm “bỏ qua” là khi tham gia một nhóm hoạt động xã hội của chương trình Twelve Step và phải mất khá nhiều thời gian tôi mới nắm được ý nghĩa của nó. Chẳng phải nhiệm vụ của tôi là dẫn dắt những người thân yêu để họ có được quyết định và hành động sáng suốt sao?

Và nếu có thể, chẳng phải tôi nên kiểm soát họ? Tôi luôn nghĩ rằng không làm như thế đồng nghĩa với sự ích kỷ và thiếu quan tâm. Thật may mắn vì cuối cùng tôi đã nghiệm ra là người thân, bạn bè, hàng xóm và thậm chí những người xa lạ

đi ngang ta trên đường, phải được là chính họ chứ không phải là con người mà

mong muốn. Phải phạm sai lầm thì họ mới rút ra được bài học và tìm được lý

do vui mừng với thành công của bản thân.

Có rất nhiều lý do để từ bỏ việc điều khiển người khác. Nhưng quan trọng nhất là vì chúng ta sẽ không bao giờ thành công trong việc đó và không thể tìm được cảm giác thanh thản nếu cứ mãi chú tâm vào cuộc sống của người khác. Để được bình yên, chúng ta phải tôn trọng sự chọn lựa của người khác và chỉ quan

tâm đến những trong cuộc sống của riêng mình.

Từ bỏ vị trí trung tâm trong cuộc sống của người khác.

Bởi không ai có thể yên ổn ngự trị ở trung tâm cuộc sống của chúng ta nên ta cũng không cần phí phạm thời gian quý báu nhằm tự biến mình thành tâm điểm

trong cuộc sống người khác. Có vẻ như điều này chạm đến tự ái của bạn, nhưng

đã đến lúc phải chấp nhận sự thật. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải cách ly người khác hay tống khứ họ ra khỏi cuộc đời mình trước khi bị họ “bỏ rơi”, hay chúng ta phải lờ đi suy nghĩ và hành động của mọi người để tránh phụ thuộc thái quá vào họ. Đứng ngoài quan sát có thể là một lựa chọn đúng đắn và sáng suốt hơn.

Điều cốt yếu là phải xác định được vai trò của ta trong mọi mối quan hệ, biết khi nào trách nhiệm của ta kết thúc và trách nhiệm của người khác bắt đầu. Khi

bị chi phối vì những hành động, ước mơ hay biến cố của người khác, chúng ta sẽ tự trói cảm xúc của mình và cản trở sự tiến bộ mà ta xứng đáng đạt được... Chúng ta muốn mọi người xung quanh phải chia sẻ hết suy nghĩ của họ với mình, muốn họ không ngừng chú ý đến ta, muốn mỗi kế hoạch của họ đều phải có ta trong đó. Nhưng như thế không thể gọi là quan hệ, mà đúng hơn, là sự lệ thuộc; là một sợi dây liên kết tồi tệ. Một mối quan hệ thật sự đem đến sự thanh thản phải là sự tác lẫn nhau. Nó cho phép ta kết nối với mọi người trong khi vẫn chăm lo và tôn trọng cuộc sống riêng của mình, đồng thời cho phép những người bạn đồng hành của ta được làm điều tương tự [...].

(Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2020)

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?

Câu 2: Câu: “Thậm chí con cái chúng ta cũng có hành trình riêng của chúng và cái gọi là sự kiểm soát của cha đối với con cái thật ra chỉ là ảo tưởng” thuộc yếu tố nào của văn bản nghị luận? Nhằm mục đích gì?

Câu 3: Câu: “Đây không phải là một sai lầm mà còn là sự phí phạm cuộc sống quý giá mà ta được ban tặng” nhằm thuyết phục người đọc thực hiện điều gì?

Câu 4: Em có đồng ý với nhận định của tác giả: “Để được bình yên, chúng ta phải tôn trọng sự chọn lựa của người khác và chỉ quan tâm đến những điều trong cuộc sống của riêng mình” không? Vì sao?

Câu 5: Tác giả bàn về vấn đề gì trong đoạn văn bản sau đây? Em có đồng ý với nhận định của tác giả không? Vì sao?

Chúng ta có thể lớn lên trong môi trường mà ở đó, cha mẹ chúng ta thường chỉ trích bạn bè, người thân hay hàng xóm chỉ vì sự khác biệt trong quan điểm hay hành động. Bị ám ảnh bởi việc quan sát hành vi của bạn bè, người thân hay thậm chí là của một người hoàn toàn xa lạ và khao khát thay đổi hoặc kiểm soát được những hành vi ấy là một chất xúc tác cực mạnh dẫn đến rối loạn trong tư duy của chúng ta.

II. Viết (4đ)

Câu 1: Cho 3 mô hình sau đây thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với bạn bè, em hãy

a. Đặt tên cho từng mô hình

b. Em lựa chọn mô hình nào, mối quan hệ nào? Nêu 2 lí do

Câu 2: Viết bài luận thể hiện suy nghĩ của em về mối quan hệ cá nhân với bạn bè mà em đã lựa chọn ở câu hỏi số 1 (từ 1,5 đến 2 trang giấy)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1 (1 điểm)

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại dấu hiệu nhận biết các thể loại

Lời giải chi tiết:

 Văn bản nghị luận:

+Vì bàn về một vấn đề cụ thể

+Vì dùng ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục người đọc

Câu 2 (1 điểm)

Câu 2: Câu: “Thậm chí con cái chúng ta cũng có hành trình riêng của chúng và cái gọi là sự kiểm soát của cha đối với con cái thật ra chỉ là ảo tưởng” thuộc yếu tố nào của văn bản nghị luận? Nhằm mục đích gì?

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu văn

Nhớ lại các yếu tố của văn bản nghị luận

Lời giải chi tiết:

Là lí lẽ, nhằm làm sáng tỏ luận đề: không ai có thể kiểm soát được người khác

Câu 3 (1 điểm)

Câu 3: Câu: “Đây không phải là một sai lầm mà còn là sự phí phạm cuộc sống quý giá mà ta được ban tặng” nhằm thuyết phục người đọc thực hiện điều gì?

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu văn

Lời giải chi tiết:

Thuyết phục người đọc: Để người khác được là chính họ

Câu 4 (1.5 điểm)

Câu 4: Em có đồng ý với nhận định của tác giả: “Để được bình yên, chúng ta phải tôn trọng sự chọn lựa của người khác và chỉ quan tâm đến những điều trong cuộc sống của riêng mình” không? Vì sao?

 Phương pháp giải:

Đưa ra quan điểm của bản thân và lí giải hợp lí

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: câu trên chứa đựng 2 vế, cần phải nghiên cứu kĩ vế thứ 2 (bởi con người đặt trong mối quan hệ thân sơ, không thể bỏ qua tất cả, chỉ sống cho riêng mình và có lúc mình rất cần sự trợ giúp của người thân và bạn bè

Câu 5 (1.5 điểm)

Câu 5: Tác giả bàn về vấn đề gì trong đoạn văn bản sau đây? Em có đồng ý với nhận định của tác giả không? Vì sao?

Chúng ta có thể lớn lên trong môi trường mà ở đó, cha mẹ chúng ta thường chỉ trích bạn bè, người thân hay hàng xóm chỉ vì sự khác biệt trong quan điểm hay hành động. Bị ám ảnh bởi việc quan sát hành vi của bạn bè, người thân hay thậm chí là của một người hoàn toàn xa lạ và khao khát thay đổi hoặc kiểm soát được những hành vi ấy là một chất xúc tác cực mạnh dẫn đến rối loạn trong tư duy của chúng ta. 

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Đưa ra quan điểm của bản thân và lí giải hợp lí

 Lời giải chi tiết:

- Bàn về vấn đề: môi trường sống và nhân cách con người

- Quan điểm của tác giả: môi trường sống sẽ chi phối, tác động sâu sắc đến nhân cách con người

- HS tự lựa chọn và phân tích rõ quan điểm cá nhân (căn cứ vào thực tế, vào ví dụ cụ thể mà mình đã trải qua, chứng kiến)

II. VIẾT (4đ)

Câu 1 (1 điểm)

Câu 1: Cho 3 mô hình sau đây thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với bạn bè, em hãy

a. Đặt tên cho từng mô hình

b. Em lựa chọn mô hình nào, mối quan hệ nào? Nêu 2 lí do

 Phương pháp giải:

a. Quan sát kĩ các mô hình và đặt tên

b. HS đưa ra ý kiến của bản thân

Lời giải chi tiết:

a. HS tự đặt tên theo ý kiến cá nhân (gợi ý: 1. Phụ thuộc; 2. Chi phối; 3. Độc lập)

b. Lựa chọn mô hình, mối quan hệ mà mình cho là các bên được phát triển độc lập và có tương hỗ nhau khi cần thiết; nêu 2 lí do: cần phải hướng đến sự phát triển của 2 đối tượng trong mối quan hệ đó

Câu 2 (3 điểm)

Viết bài luận thể hiện suy nghĩ của em về mối quan hệ cá nhân với bạn bè mà em đã lựa chọn ở câu hỏi số 1 (từ 1,5 đến 2 trang giấy)

 Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

Viết bài luận thể hiện suy nghĩ của em về mối quan hệ cá nhân với bạn bè mà em đã lựa chọn ở câu hỏi số 1 (từ 1,5 đến 2 trang giấy)

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,25

- Nêu luận đề: mối quan hệ cá nhân với bạn bè

- Sự lựa chọn của cá nhân: mối quan hệ cá nhân với bạn bè theo hướng cụ thể…

Thân bài

2,0

Gồm các ý chính (từ 3 luận điểm trở lên)

- Nêu ngắn gọn cách hiểu về mối quan hệ cá nhân với bạn bè và một số biểu hiện tiêu biểu (có ví dụ)

- Lựa chọn của cá nhân: 1.Phụ thuộc/2. Chi phối/3.Độc lập

+Phân tích biểu hiện của mối quan hệ đã lựa chọn

+Phân tích ưu điểm và hạn chế

+ Lí giải sự phù hợp với cá nhân mình

- Ý kiến cá nhân: vai trò tình bạn đối với mỗi người và bản thân mình

Lưu ý: dùng các yếu tố biểu cảm

Kết bài

0,25

-  Khẳng định ý kiến cá nhân về mối quan hệ với bạn bè

- Rút ra nhận thức, hành động của cá nhân…

Yêu cầu khác

0,5

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận)

- Phân tích, suy luận logic, phù hợp với văn hóa dân tộc,…

- Tránh áp đặt cứng nhắc, cực đoan

 

HocTot.Nam.Name.Vn

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close