Đề thi học kì 2 môn sử lớp 12 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Bình Phước

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn sử lớp 12 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Bình Phước với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

Mã đề 357

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1. Nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960) vì

A. phong trào đấu tranh của nhân dân đang phát triển mạnh.

B. lực lượng cách mạng vũ trang miền Nam đã phát triển.

C. cách mạng miền Nam đã chuyển hẳn sang thế tiến công.

D. không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình.

Câu 2. Nguyên nhân quan trọng quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là

A. nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết, dũng cảm.

B. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân các nước Đông Dương.

D. sự đồng tình, ủng hộ của lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới.

Câu 3. Chiến thắng nào dưới đây của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?

A. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965.

C. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) năm 1963.

D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Câu 4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?

A. Căn cứ địa cách mạng.

B. Hậu phương kháng chiến.

C. Quyết định nhất.

D. Quyết định trực tiếp.

Câu 5. Địa danh được mệnh danh “cánh cửa thép” cuối cùng bảo vệ Sài Gòn từ phía đông của quân ngụy trong năm 1975 là

A. An Lộc.                  B. Bảo Lộc.

C. Xuân Lộc.              D. Biên Hòa.

Câu 6. Chiến thắng quân sự nào của quân dân miền Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. An Lão (Bình Định).

B. Bình Giã (Bà Rịa).

C. Ba Gia (Quảng Ngãi).

D. Đồng Xoài (Bình Phước).

Câu 7. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968) đã buộc Mĩ phải tuyên bố

A. “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.

B. rút hết quân đội về nước.

C. “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.

D. chấm dứt phá hoại ở miền Bắc.

Câu 8. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là

A. đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ - Diệm.      

B. chống lại sự bắn phá và ném bom ác liệt của chính quyền Mĩ - Diệm.

C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đấu tranh chống Mĩ - Diệm.       

D. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.

Câu 9. Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại đâu?

A. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4-1976).

B. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7-1976).

C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (1976).

D. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (1975).

Câu 10. Trong thời kì 1954 - 1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?

A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

D. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973.

Câu 11. Mĩ cho máy bay tập kích Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm liên tục (từ 18 đến 29-12-1972) nhằm mục đích gì?

A. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở Việt Nam.

B. Uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí chiến đấu của nhân dân ta.

C. Giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta kí hiệp định có lợi cho Mĩ.

D. Đánh phá miền Bắc, không cho tiếp tế cho chiến trường miền Nam.

Câu 12. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1965), Mĩ nhằm thực hiện âm mưu cơ bản nào?

A. Dùng người Việt đánh người Việt.

B. Cô lập lực lượng vũ trang cách mạng.

C. Chia cắt lâu dài nước Việt Nam.

D. Tách nhân dân với phong trào cách mạng.

Câu 13. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương tháng 4 - 1970 được triệu tập nhằm mục đích

A. Thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung.

B. Công nhận chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam.

C. Tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.

D. Đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Câu 14. Hội ngị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 24 (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ cấp thiết nào dưới đây?

A. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam.                             

B. Tiếp tục mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.                                

C. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.                               

D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 15. Địa phương cuối cùng ở miền Nam được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là

A. Long An.                   B. Bến Tre.

C. Châu Đốc.                 D. Cà Mau.

Câu 16. Người nữ tướng nào trở thành một nhà lãnh đạo và biểu tượng của “Đội quân tóc dài”, phong trào đấu tranh chống Mĩ - Diệm của phụ nữ ở miền Nam Việt Nam?

A. Nguyễn Thị Út.      B. Nguyễn Thị Định.

C. Võ Thị Sáu.           D. Nguyễn Thị Bình.

Câu 17. Chiến thắng Vạn Tường (18-8-1965) của quân dân ta đã chứng tỏ điều gì?

A. Lực lượng quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.                         

B. Lực lượng vũ trang miền Nam đã lớn mạnh về mọi mặt.                                 

C. Ý chí quyết tâm đánh giặc của quân và dân miền Nam.                                

D. Quân và dân miền Nam có khả năng đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.

Câu 18. Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), Mĩ đề ra chiến lược quân sự mới “tìm diệt” nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Ngăn chặn tiếp viện từ miền Bắc vào miền Nam.

B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh với ta.

C. Đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự.

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho Mĩ trên bàn ngoại giao.

Câu 19. Ý nghĩa quan trọng của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là

A. Tạo điều kiện chính trị, phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.

B. Phát triển nền kinh tế đa phương hóa, đa dạng hóa.

C. Xây dựng và phát triển kinh tế hàng hóa.

D. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Câu 20. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam là

A. đánh dấu bước ngoặt của cách mạng ở miền Nam Việt Nam.

B. cách mạng miền Nam chuyển sang thế chủ động.

C. làm lung lay tận gốc chính quyền Mĩ - Diệm.

D. chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Câu 21. Nội dung nào thuộc đường lối đổi mới về chính trị của Đảng ta (1986)?

A. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.                        

B. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.                                  

C. Xây dựng nhà nước Việt Nam độc lập.                            

D. Khắc phục tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

Câu 22. Thái độ của Mĩ sau chiến thắng của quân dân ta ở Phước Long (tháng 1-1975) là gì?

A. Không can thiệp bằng quân sự đối với miền Nam.

B. Phản ứng mạnh, tiếp tục tăng  viện trợ cho quân đội Sài Gòn.

C. Tiếp tục tăng cường can thiệp quân sự vào miền Nam.    

D. Chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa.

Câu 23. Kế hoạch nào được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” và nâng lên thành “quốc sách” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965)

A. tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.

B. tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.

C. tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm.

D. sử dụng chiến thuật mới “trực thăng vận”.

Câu 24. Nội dung nào không thuộc đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng ta (1986)?

A. Tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

B. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

C. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.

D. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề.

Câu 25. Đường lối đổi mới của Đảng ta (1986) chịu tác động nào từ tình hình thế giới?

A. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trở thành xu thế thế giới.

B. Ảnh hưởng, tác động của xu thế toàn cầu hóa.

C. Tình trạng chiến tranh lạnh giữa các cường quốc.

D. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

Câu 26. Sự kiện quan trọng diễn ra ngày 20-9-1977, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức

A. thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN.

B. thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

C. thành viên thứ 150 của WTO.

D. thành viên chính thức của APEC.

Câu 27. Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” là hình thức

A. thực hiện chính sách dồn dân lập “ấp chiến lược”.

B. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

C. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.

D. sử dụng quân đội Mĩ và đồng minh là chủ yếu.

Câu 28. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang

A. giữ vững và phát triển thế tiến công.

B. chuyển hẳn sang tiến công chiến lược.

C. chuyển dần sang đấu tranh chính trị.

D. gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Hãy cho biết điều kiện lịch sử Đảng ta đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam? Nêu nội dung, ý nghĩa của chủ trương, kế hoạch đó.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

1. D

2. B

3. A

4. C

5. C

6. B

7. A

8. C

9. B

10. D

11. C

12. A

13. A

14. D

15. C

16. B

17. D

18. C

19. A

20. D

21. B

22. D

23. B

24. A

25. A

26. B

27. C

28. D

Câu 1.

Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 164, suy luận.

Cách giải:

Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1- 1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là vì ta không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hoà bình được nữa. Hội nghị nhấn mạnh: Ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác.

Chọn: D

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Sự lãnh đạo sáng suốt và với đường lối đúng đắn của Đảng là nguyên nhân có tính chất quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vì nó tạo ra một ngọn cờ hướng đạo, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc để đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 185.

Cách giải:

Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 165.

Cách giải:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 195.

Cách giải:

Xuân Lộc và Phan Rang là những căn cứ phòng thủ trọng yếu để bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông. Căn cứ Xuân Lộc được mệnh danh là “cánh cửa thép”.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 172.

Cách giải:

Chiến dịch đánh vào ấp Bình Giã (Bà Rịa, ngày 2-12-1964) đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

Chọn: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 177.

Cách giải:

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968) đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận thất bại của “chiến tranh cục bộ”.

Chọn: A

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 158.

Cách giải:

Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đấu tranh chống Mĩ - Diệm, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

Chọn: C

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 202.

Cách giải:

Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tạị kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất tại Hà Nội, từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976.

Chọn: B

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 187.

Cách giải:

Với Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973, đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”.

Chọn: D

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 184, suy luận.

Cách giải:

Mĩ cho máy bay tập kích Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm liên tục (từ 18 đến 29-12-1972) nhằm mục đích giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta kí hiệp định có lợi cho Mĩ.

- Đáp án A: Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược sau cuộc Tổng tiến công năm 1972, tức thừa nhân sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

- Đáp án B, D là mục đích chung của cả 2 lần bắn phá miền Bắc của Mĩ.

- Đáp án C: bấy giờ, trên bàn đàm phán tại Pari đang diễn ra quyết liệt, do khác biệt lập trường giữa các bên (thực chất là 2 bên). Mĩ muốn giành thắng lợi quân sự quyết định để buộc ta kí hiệp định với các điều khoản có lợi cho Mĩ.

Chọn: C

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 169.

Cách giải:

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1965), Mĩ nhằm thực hiện âm mưu cơ bản “dùng người Việt đánh người Việt”.

Chọn: A

Câu 13.

Phương pháp: sgk trang 182.

Cách giải:

Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương tháng 4 - 1970 được triệu tập nhằm mục đích thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung.

Chọn: A

Câu 14.

Phương pháp: sgk trang 201.

Cách giải:

Hội ngị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 24 (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ cấp thiết là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Chọn: D

Câu 15.

Phương pháp: sgk trang 196.

Cách giải:

Ngày 2-5, Châu Đốc là địa phương cuối cùng ở miền Nam được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Chọn: C

Câu 16.

Phương pháp: liên hệ 

Cách giải:

“Đội quân tóc dài” ra đời trong phong trào Đồng khởi của tỉnh Bến Tre năm 1960. Trong cuộc nổi dậy này, đã xuất hiện người nữ lãnh đạo tài năng là bà Nguyễn Thị Định. Từ đó, nữ tướng Nguyễn Thị Định trở thành một nhà lãnh đạo và biểu tượng của “Đội quân tóc dài”. Tên tuổi của bà đã gắn liền với “Đội quân tóc dài” và phong trào đấu tranh của phụ nữ ở miền Nam Việt Nam.

Chọn: B

Câu 17.

Phương pháp: sgk trang 175, suy luận.

Cách giải:

Chiến thắng Vạn Tường (18-8-1965) của quân dân ta đã chứng tỏ quân và dân miền Nam có khả năng đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.

Chọn: D

Câu 18.

Phương pháp: sgk trang 173.

Cách giải:

Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), Mĩ đề ra chiến lược quân sự mới “tìm diệt” nhằm cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta về thế phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần.

Chọn: C

Câu 19.

Phương pháp: sgk trang 203, suy luận.

Cách giải:

Sau năm 1976, ta hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước. Đây nhân tố quan trọng để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước. Đất nước có mạnh thì vị thế có lớn và có điều kiện mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới.

Chọn: A

Câu 20.

Phương pháp: sgk trang 164, suy luận.

Cách giải:

Ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi là:

- Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- Tạo điều kiện đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960).

Trong đó, ý nghĩa đầu tiên là quan trọng nhất, từ thế giữ gìn lực lượng, trong thời gian Mĩ thực hiện chiến tranh đơn phương, bắt đầu từ phong trào Đồng Khởi ta đã chuyển sang thế tiến công, sau đó lần lượt phá tan các chiến lược chiến tranh của Mĩ.

Chọn: D

Câu 21.

Phương pháp: sgk trang 209.

Cách giải:

Đường lối đổi mới về chính trị của Đảng ta (1986): xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà nước của dân, do dân và vì dân; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân; thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Chọn: B

Câu 22.

Phương pháp: sgk trang 191.

Cách giải:

Sau chiến thắng của quân dân ta ở Phước Long (tháng 1-1975), Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa.

Chọn: D

Câu 23.

Phương pháp: sgk trang 169.

Cách giải:

Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), “ấp chiến lược” được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” và nâng lên thành “quốc sách”.

Chọn: B

Câu 24.

Phương pháp: sgk trang 209.

Cách giải:

Đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng ta (1986): Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường; Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề; nhiều quy mô, trình độ công nghệ; Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Chọn: A

Câu 25.

Phương pháp: sgk trang 208.

Cách giải:

Đường lối đổi mới của Đảng ta (1986) chịu tác động nào từ tình hình thế giới: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trở thành xu thế thế giới; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN khác đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.

Chọn: A

Câu 26.

Phương pháp: sgk trang 203.

Cách giải:

Ngày 20-9-1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Chọn: B

Câu 27.

Phương pháp: so sánh, nhận xét.

Cách giải:

Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.

Chọn: C

Câu 28.

Phương pháp: sgk trang 163.

Cách giải:

Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.

Chọn: D

PHẦN II: TỰ LUẬN

* Điều kiện lịch sử Đảng ta đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam:

- Năm 1974 - 1975, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị đã quyết định đưa ra kế hoạch phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 - 1976.

* Nội dung:

- Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

- Nhấn mạnh sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa,… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

* Ý nghĩa:

- Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam thể hiện tính đúng đắn, sáng tạo, nhân văn của Đảng.

- Nhờ có chủ trương, kế hoạch kịp thời, đúng đắn, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam mới kết thúc thắng lợi nhanh chóng, đem lại hòa bình, thống nhất nước nhà.

HocTot.Nam.Name.Vn

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close