Đề thi học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề 1

Hình thức dinh dưỡng phổ biến của động vật là:

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Phần trắc nghiệm (7 điểm):

Câu 1. Hình thức dinh dưỡng phổ biến của động vật là:

A. tự dưỡng                     B. dị dưỡng                     C. hóa dưỡng                   D. hoại dưỡng

Câu 2. Một thanh kim loại được cọ xát và mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó đang ở trạng thái nào sau đây?

A. Nhận thêm electron                                             B. Mất đi electron

C. Mất bớt điện tích dương                                      D. Không nhận thêm electron

Câu 3. Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là:

A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.

B. làm cho cây lớn lên và to ra.

C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.

D. hình thanh các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.

Câu 4. Đa số các loài thực vật trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu nhờ:

A. tế bào lông hút                                                    B. tế bào thịt vỏ

C. tế bào trụ dẫn                                                      D. tế bào mạch gỗ

Câu 5. Biện pháp nào sau đây thường được sử dụng để làm tăng số con của cá mè và cá trắm?

A. Bổ sung thêm thức ăn vào giai đoạn sinh sản

B. Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp.

C. Sử dụng phương pháp nhân bân vô tính

D. Thay đổi nhiệt độ nước vào giai đoạn sinh sản

Câu 6. Hình thức sinh sản nào dưới đây là hình thức sinh sản hữu tính?

A. Sinh sản trinh sinh ở ong                                    B. Phân đôi ở trùng roi xanh

C. Nảy chồi ở thủy tức                                             D. Đẻ con ở lớp Thú

Câu 7. Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là:

A. mọc chồi                     B. tái sinh                        C. phân đôi                      D. nhân giống

Câu 8. Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận:

A. lá                                 B. rễ                                 C. thân củ                        D. cành cây

Câu 9. Tập tính học được khác tập tính bẩm sinh ở đặc điểm là:

A. được di truyền từ bố mẹ

B. có số lượng nhất định và bền vững

C. mang tính đặc trưng cho từng cá thể.

D. giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.

Câu 10. Khi ta sử dụng la bàn để xác định phương hướng thì kim la bàn không chỉ đúng hướng Bắc địa lí vì:

A. kim là bàn chỉ không chính xác.

B. kim la bàn còn chịu tác dụng của từ trường khác.

C. trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.

D. trục từ và trục quay của Trái Đất trùng nhau.

Câu 11. Sinh sản vô tính là:

A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.

B. hình thức sinh sản ở tất cả các loài sinh vật.

C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái.

D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.

Câu 12. Trong các cây sau, cây nào không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng?

A. Cây xương rồng                                                  B. Cây vạn tuế

C. Cây lưỡi hổ                                                         D. Cây bắp cải      

Câu 13. Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật?

A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa.

B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn.

C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.

D. Người giảm cân sau khi ốm.

Câu 14. Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành?

A. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, rắn.

B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.

C. Ong, ruồi, rắn, muỗi, ếch.

D. Chim sẻ, ong, ruồi, muỗi, rắn.

Câu 15. Hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành một cơ thể mới hoàn chỉnh gọi là

A. nảy chồi.                                                             B. phân mảnh.                

C. trinh sản.                                                             D. sinh sản sinh dưỡng.

Câu 16. Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành?

A. Vì thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.

B. Vì tốc độ thoát hơi nước của các cây trên rất nhanh.

C. Vì cành của các cây trên quá to, khó đứng vững.

D. Vì khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của các cây trên kém.

Câu 17. Dụng cụ nào dùng để xác định phương hướng địa lí?

A. Lực kế.                       B. Máy bắn tốc độ.          C. Dao động kí.               D. La bàn.

Câu 18. Sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử xảy ra trong giai đoạn nào của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật?

A. Giai đoạn hình thành giao tử.                              B. Giai đoạn thụ tinh.

C. Giai đoạn phát triển phôi.                                    D. Giai đoạn đẻ con.

Câu 19. Bạn Lan tiến hành cắt một đoạn thân cây hoa hồng cắm vào trong cát ẩm. Sau 3 tuần, bạn Lan nhận thấy phần cắm xuống cát đã mọc ra rễ non. Trong trường hợp này, bạn Lan đã sử dụng phương pháp nhân giống nào sau đây?

A. Nuôi cấy mô.              B. Giâm cành.                  C. Chiết cành.                  D. Ghép cành.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa?

A. Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.

B. Hoa đơn tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.

C. Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên cùng một hoa.

D. Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.

Câu 21. Cho các ví dụ sau: Ở thực vật, cà chua phải đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì một năm mới bắt đầu ra hoa; có những loài ra hoa, kết quả liên tục như cây đậu cô ve, đu đủ,… Các ví dụ trên chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến sinh sản ở thực vật?

A. Ánh sáng.                                                           B. Nhiệt độ.

C. Độ tuổi sinh sản.                                                 D. Hormone sinh sản.

Câu 22. Trong cơ thể người, nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của

A. hệ tuần hoàn.              B. hệ hô hấp.                   C. hệ bài tiết.                    D. hệ thần kinh.

Câu 23. Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào được thể hiện qua các cấp độ tổ chức lần lượt là

A. tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.

B. tế bào – mô – hệ cơ quan – cơ quan – cơ thể.

C. tế bào – cơ quan – hệ cơ quan – mô – cơ thể.

D. tế bào – cơ quan – mô – hệ cơ quan – cơ thể.

Câu 24. Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết?

A. Nước, CO2, kháng thể.                                        B. CO2, các chất thải, nước.

C. CO2, hormone, chất dinh dưỡng.                         D. Nước, hormone, kháng thể.

Câu 25. Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là

A. mọc chồi.                    B. tái sinh.                        C. phân đôi.                          D. nhân giống.

Câu 26. Giống gà ri có khối lượng tối đa đạt được là 2,5 kg. Ví dụ này chứng minh nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?

A. Đặc điểm loài.            B. Nhiệt độ.                      C. Ánh sáng.                         D. Dinh dưỡng.

Câu 27. Phát biểu nào không đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực vật?

A. Sự thụ phấn xảy ra khi hạt phấn được chuyển từ nhụy đến nhị.

B. Tại noãn, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.

C. Sau khi thụ tinh, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi.

D. Bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt.

Câu 28. Cây nhãn cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?

A. Mô phân sinh đỉnh rễ.                                          B. Mô phân sinh đỉnh thân.

C. Mô phân sinh bên.                                               D. Mô phân sinh lóng.

B. Phần tự luận ( 3 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Tập tính là gì? Nêu vai trò của tập tính ở động vật.

Câu 2 (1 điểm) Vì sao khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí…người trồng thường phải làm giàn cho cây?

Đáp án

1. B

2. B

3. D

4. A

5. B

6. D

7. C

8. C

9. C

10. C

11. C

12. D

13. D

14. B

15. B

16. A

17. D

18. B

19. B

20. B

21. C

22. A

23. A

24. B

25. C

26. A

27. C

28. B

A. Phần trắc nghiệm (7 điểm):

Câu 1. 

Hình thức dinh dưỡng phổ biến của động vật là:

A. tự dưỡng                     B. dị dưỡng                     C. hóa dưỡng                   D. hoại dưỡng

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật.

Lời giải chi tiết:

Hình thức dinh dưỡng phổ biến của động vật là dị dưỡng.

Chọn B.

Câu 2. 

Một thanh kim loại được cọ xát và mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó đang ở trạng thái nào sau đây?

A. Nhận thêm electron                                             B. Mất đi electron

C. Mất bớt điện tích dương                                      D. Không nhận thêm electron

Lời giải chi tiết:

Một thanh kim loại được cọ xát và mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó đang ở trạng thái mất đi electron.

Chọn B.

Câu 3. 

Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là:

A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.

B. làm cho cây lớn lên và to ra.

C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.

D. hình thanh các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn → Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.

Chọn D.

Câu 4. 

Đa số các loài thực vật trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu nhờ:

A. tế bào lông hút                                                     B. tế bào thịt vỏ

C. tế bào trụ dẫn                                                      D. tế bào mạch gỗ

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình trao đổi nước ở thực vật để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đa số các loài thực vật trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu nhờ tế bào lông hút.

Chọn A.

Câu 5. 

Biện pháp nào sau đây thường được sử dụng để làm tăng số con của cá mè và cá trắm?

A. Bổ sung thêm thức ăn vào giai đoạn sinh sản

B. Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp.

C. Sử dụng phương pháp nhân bân vô tính

D. Thay đổi nhiệt độ nước vào giai đoạn sinh sản

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình trao đổi nước ở thực vật để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp thường được sử dụng để làm tăng số con của cá mè và cá trắm là sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp. Trong đó, người ta sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp để tiêm vào cá cái làm cho trứng chín hàng loạt, sau đó nặn trứng ra và cho thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể rồi đem ấp nở ra cá con.

Chọn B.

Câu 6. 

Hình thức sinh sản nào dưới đây là hình thức sinh sản hữu tính?

A. Sinh sản trinh sinh ở ong                                     B. Phân đôi ở trùng roi xanh

C. Nảy chồi ở thủy tức                                             D. Đẻ con ở lớp Thú

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về sinh sản hữu tính ở động vật.

Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử.

Lời giải chi tiết:

Hình thức sinh sản hữu tính là đẻ con ở lớp Thú.

Sinh sản trinh sinh ở ong, nảy chồi ở thủy tức, phân đôi ở trùng roi xanh là các hình thức sinh sản vô tính của sinh vật.

Chọn D.

Câu 7. 

Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là:

A. mọc chồi                     B. tái sinh                        C. phân đôi                      D. nhân giống

Phương pháp giải:

Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là quá trình phân đôi.

Lời giải chi tiết:

Chọn C.

Câu 8. 

Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận:

A. lá                                 B. rễ                                 C. thân củ                        D. cành cây

Phương pháp giải:

Dựa vào hình thức sinh sản của khoai tây.

Lời giải chi tiết:

Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận thân củ.

Chọn C.

Câu 9

Tập tính học được khác tập tính bẩm sinh ở đặc điểm là:

A. được di truyền từ bố mẹ

B. có số lượng nhất định và bền vững

C. mang tính đặc trưng cho từng cá thể.

D. giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về tập tính ở động vật.

Lời giải chi tiết:

Tập tính học được khác tập tính bẩm sinh ở đặc điểm là mang tính đặc trưng cho từng cá thể.

Chọn C.

Câu 10. 

Khi ta sử dụng la bàn để xác định phương hướng thì kim la bàn không chỉ đúng hướng Bắc địa lí vì:

A. kim là bàn chỉ không chính xác.

B. kim la bàn còn chịu tác dụng của từ trường khác.

C. trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.

D. trục từ và trục quay của Trái Đất trùng nhau.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về từ trường.

Lời giải chi tiết:

Kim la bàn chỉ chỉ gần đúng với hướng Bắc chứ không trùng khớp hoàn toàn với cực Bắc của trục Trái Đất vì nó còn bị ảnh hưởng bởi từ trường của Trái Đất (trục quay của Trái Đất và trục từ không trùng nhau).

Chọn C.

Câu 11

Sinh sản vô tính là:

A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.

B. hình thức sinh sản ở tất cả các loài sinh vật.

C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái.

D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.

Phương pháp giải:

Có hai hình thức sinh sản ở sinh vật là sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.

Lời giải chi tiết:

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái.

Chọn C.

Câu 12. 

Trong các cây sau, cây nào không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng?

A. Cây xương rồng                                                  B. Cây vạn tuế

C. Cây lưỡi hổ                                                         D. Cây bắp cải      

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Trong các cây sau, cây không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng là cây bắp cải.

Chọn D.

Câu 13

Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật?

A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa.

B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn.

C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.

D. Người giảm cân sau khi ốm.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về tập tính ở sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ không phải là tập tính của động vật là: Người giảm cân sau khi ốm.

Chọn D.

Câu 14. 

Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành?

A. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, rắn.

B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.

C. Ong, ruồi, rắn, muỗi, ếch.

D. Chim sẻ, ong, ruồi, muỗi, rắn.

Phương pháp giải:

Đặc điểm con non nở ra từ trứng và có đặc điểm hình thái khác hoàn toàn với cơ thể trưởng thành có ở những loài phát triển qua biến thái. 

Lời giải chi tiết:

Các loài động vật có đặc điểm này là: Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.

Chọn B.

Câu 15. 

Hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành một cơ thể mới hoàn chỉnh gọi là

A. nảy chồi.                                                             B. phân mảnh.                

C. trinh sản.                                                             D. sinh sản sinh dưỡng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành một cơ thể mới hoàn chỉnh gọi là phân mảnh.

Chọn B.

Câu 16. 

Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành?

A. Vì thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.

B. Vì tốc độ thoát hơi nước của các cây trên rất nhanh.

C. Vì cành của các cây trên quá to, khó đứng vững.

D. Vì khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của các cây trên kém.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về ứng dụng quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Lời giải chi tiết:

Vì khi chiết cành chúng ta bóc 1 lớp vỏ, khoanh vỏ chỗ cắt đã làm đứt mạch rây của cành nên chất hữu cơ do lá chế tạo ra vận chuyển xuống dưới bị tích tụ lại ở mép vỏ phía trên. Khi gặp độ ẩm của bầu đất làm cho cành ra rễ ở tại đó.

Mà các cây giống cam, chanh, bưởi … có thời gian ra rễ rất chậm nên người ta không sử dụng biện pháp giâm cành.

Chọn A.

Câu 17. 

Dụng cụ nào dùng để xác định phương hướng địa lí?

A. Lực kế.                       B. Máy bắn tốc độ.          C. Dao động kí.               D. La bàn.

Lời giải chi tiết:

Dụng cụ nào dùng để xác định phương hướng địa lí là la bàn.

Chọn D.

Câu 18. 

Sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử xảy ra trong giai đoạn nào của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật?

A. Giai đoạn hình thành giao tử.                              B. Giai đoạn thụ tinh.

C. Giai đoạn phát triển phôi.                                    D. Giai đoạn đẻ con.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản ở động vật. 

Lời giải chi tiết:

Sinh sản hữu tính ở động vật được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn hình thành giao tử
  • Giai đoạn thụ tinh
  • Giai đoạn phát triển phôi

Sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử xảy ra trong giai đoạn thụ tinh của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.

Chọn B.

Câu 19. 

Bạn Lan tiến hành cắt một đoạn thân cây hoa hồng cắm vào trong cát ẩm. Sau 3 tuần, bạn Lan nhận thấy phần cắm xuống cát đã mọc ra rễ non. Trong trường hợp này, bạn Lan đã sử dụng phương pháp nhân giống nào sau đây?

A. Nuôi cấy mô.              B. Giâm cành.                  C. Chiết cành.                  D. Ghép cành.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về ứng dụng sự sinh trưởng và phát triển của thực vật trong thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Bạn Lan đã thực hiện phương pháp giâm cành.

Chọn B.

Câu 20. 

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa?

A. Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.

B. Hoa đơn tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.

C. Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên cùng một hoa.

D. Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá tình sinh sản hữu tính của thực vật có hoa.

Lời giải chi tiết:

Thực vật có hoa được chia thành 2 nhóm: hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên cùng 1 hoa, còn hoa lưỡng tính có cả nhị và nhụy trên cùng 1 hoa.

Chọn B.

Câu 21. 

Cho các ví dụ sau: Ở thực vật, cà chua phải đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì một năm mới bắt đầu ra hoa; có những loài ra hoa, kết quả liên tục như cây đậu cô ve, đu đủ,… Các ví dụ trên chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến sinh sản ở thực vật?

A. Ánh sáng.                                                           B. Nhiệt độ.

C. Độ tuổi sinh sản.                                                 D. Hormone sinh sản.

Phương pháp giải:

Vận dụn kiến thức về quá trình sinh sản ở các loài sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Các ví dụ trên chứng minh thực vật sinh sản phụ thuộc vào độ tuổi.

Chọn C.

Câu 22. 

Trong cơ thể người, nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của

A. hệ tuần hoàn.              B. hệ hô hấp.                   C. hệ bài tiết.                    D. hệ thần kinh.

Phương pháp giải:

Trong cơ thể người, nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn.

Lời giải chi tiết:

Chọn A.

Câu 23. 

Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào được thể hiện qua các cấp độ tổ chức lần lượt là

A. tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.

B. tế bào – mô – hệ cơ quan – cơ quan – cơ thể.

C. tế bào – cơ quan – hệ cơ quan – mô – cơ thể.

D. tế bào – cơ quan – mô – hệ cơ quan – cơ thể.

Phương pháp giải:

Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào được thể hiện qua các cấp độ tổ chức lần lượt là tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.

Lời giải chi tiết:

Chọn A.

Câu 24. 

Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết?

A. Nước, CO2, kháng thể.                                        B. CO2, các chất thải, nước.

C. CO2, hormone, chất dinh dưỡng.                          D. Nước, hormone, kháng thể.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình dinh dưỡng của cơ thể người.

Lời giải chi tiết:

Các chất thải, chất dư thừa được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết như: CO2, các chất thải, nước.

Chọn B.

Câu 25. 

Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là

A. mọc chồi.                    B. tái sinh.                        C. phân đôi.                          D. nhân giống.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản vô tính ở sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là phân đôi.

Chọn C.

Câu 26. 

Giống gà ri có khối lượng tối đa đạt được là 2,5 kg. Ví dụ này chứng minh nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?

A. Đặc điểm loài.            B. Nhiệt độ.                      C. Ánh sáng.                         D. Dinh dưỡng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Vi dụ trên chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của loài phụ thuộc vào đặc điểm của giống.

Chọn A.

Câu 27. 

Phát biểu nào không đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực vật?

A. Sự thụ phấn xảy ra khi hạt phấn được chuyển từ nhụy đến nhị.

B. Tại noãn, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.

C. Sau khi thụ tinh, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi.

D. Bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng là: Sau khi thụ tinh, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi.

Chọn C.

Câu 28. 

Cây nhãn cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?

A. Mô phân sinh đỉnh rễ.                                          B. Mô phân sinh đỉnh thân.

C. Mô phân sinh bên.                                               D. Mô phân sinh lóng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Lời giải chi tiết:

Cây nhãn cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân.

Chọn B.

B. Phần tự luận ( 3 điểm)

Câu 1 (2 điểm). 

Tập tính là gì? Nêu vai trò của tập tính ở động vật.

Phương pháp giải:

 

Vận dụng kiến thức về tập tính ở động vật.

Lời giải chi tiết:

Tập tính là một chuỗi phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

Tập tính ở động vật diễn ra với tốc độ nhanh, dễ nhận thấy.

Tập tính ở động vật được chia thành 2 nhóm: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Tập tính có vai trò quan trọng đối với đời sống động vật. Tập tính giúp động vật thích ứng với môi trường, đảm bảo cho chúng tồn tại và phát triển.

Câu 2 (1 điểm) 

Vì sao khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí…người trồng thường phải làm giàn cho cây?

Lời giải chi tiết:

Người ta thường làm giàn cho mướp, bầu, bí, thiên lí… vì các loại cây này thuộc loại cây thân leo và có tua cuốn. Chúng cần có giá thể để tiếp xúc, sau đó quấn quanh giá thể để leo lên cao. Vậy nên khi trồng các loại cây đó, người ta thường làm giàn để tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close