Đề thi học kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo - Đề số 3Tải về Đề thi học kì 1 Văn 11 bộ sách chân trời sáng tạo đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Đọc văn bản sau: Sự gặp gỡ phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ…Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta không còn có thể vui cái vui của ngày trước, buồn cái buồn của ngày trước. Đã đành ta chỉ có chừng ấy mối tình như con người muôn nơi và muôn thuở. Nhưng sống trên đất Việt Nam ở đầu thế kỷ hai mươi, những mối tình của ta không khỏi có màu sắc riêng, cái dáng dấp riêng của thời đại. “Các cụ ta ưa những màu đỏ choét; ta lại ưa những màu xanh nhạt…các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya; ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi; ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi…cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu…”. Mấy câu nói xô bồ, liều lĩnh mà tha thiết của ông Lưu Trọng Lư ở nhà Học hội Qui Nhơn hồi tháng 6 – 1943 đã vạch rõ tâm lý cả lớp thanh niên chúng ta. Tình chúng ta đã đổi mới, thơ chúng ta cũng phải đổi mới vậy. Cái khát vọng cởi trói cho thi ca chỉ là cái khát vọng nói rõ những điều kín nhiệm – u uất, cái khát vọng được thành thực. Một nỗi khát vọng khẩn thiết đến đau đớn…Đã thế, không thể xem phong trào thơ mới là một chuyện lập dị do một bọn dốt nát bày đặt ra để kiếm chỗ ngồi trong làng thơ. Nó là kết quả không thể không có của một cuộc biến thiên vĩ đại bắt đầu từ hồi nước ta sát nhập đế quốc Pháp và xa hơn nữa, từ hồi Nguyễn Trịnh phân tranh, lúc người Âu mới đến. Cái ngày người lái buôn phương Tây thứ nhất đặt chân lên xứ ta, người ấy đã đem theo cùng với hàng hóa phương Tây, cái mầm sau này sẽ nảy thành thơ mới. (Trích “Một thời đại trong thi ca” – Hoài Thanh Hoài Chân, NXB VH, tr 17) * Một thời đại trong thơ ca là bài tiểu luận phê bình mở đầu cuốn thi nhân Việt Nam, cuốn sách tổng kết về phong trào thơ Mới (1930 – 1945) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: A. Phương thức thuyết minh B. Phương thức nghị luận C. Phương thức miêu tả D. Phương thức biểu cảm Câu 2: Trong văn bản, tác giả chỉ ra nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự ra đời của phong trào thơ mới 1930 – 1945 là gì? A. Do sở thích của người đời xưa khác người đời nay B. Do mong muốn làm nên chuyện khác lạ của một số nhà thơ C. Do sự xâm nhập của văn hóa phương Tây vào đời sống xã hội lúc bấy giờ. D. Do người phương Tây mang theo rất nhiều hàng hóa vào xứ ta Câu 3: Xác định chức năng của lời dẫn trong ngoặc kép (phần in đậm): A. Luận đề B. Luận điểm C. Lý lẽ D. Dẫn chứng Câu 4: Bài viết sử dụng phương thức biểu đạt nào để hỗ trợ việc trình bày quan điểm của tác giả? A. Thuyết minh B. Miêu tả C. Tự sự D. Biểu cảm Câu 5. Hàm ý của câu văn “nó (thơ mới) là kết quả không thể không có của một cuộc biến thiên vĩ đại” là gì? A. Sự ra đời mang tính ngẫu nhiên của phong trào Thơ mới B. Sự ra đời mang tính tất yếu của phong trào Thơ mới C. Sự nhường chỗ của thơ cũ đối với Thơ mới D. Sự chiến thắng vẻ vang của phong trào Thơ mới. Câu 6. Cái khát vọng được thành thực của Thơ mới được hiểu như thế nào? A. Mong muốn được nói lên sự thật B. Mong muốn nhận được sự đồng tình chấp nhận C. Mong muốn thay đổi cách thức bộc lộ cảm xúc D. Mong muốn được giãi bày cảm xúc nội tâm Câu 7. Đâu là nhận xét không đúng về hiệu quả lập luận của nhà phê bình Hoài Thanh trong văn bản? A. Chỉ ra quá trình đổi mới của phong trào thơ Mới B. Giúp người đọc nhận thấy nguyên nhân ra đời của phong trào Thơ mới C. Cho thấy sự mới mẻ của thơ mới so với thơ cũ D. Khẳng định Thơ mới là phong trào thơ ca nghiêm túc, tích cực Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 8: Nêu giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ tương phản trong đoạn văn in đậm? Câu 9: Nhận xét về nghệ thuật lập luận trong văn bản nghị luận trên của Hoài Thanh? Câu 10: Có ý kiến cho rằng đổi mới cần làm khác đi so với trước đó. Anh/chị có đồng ý với quan điểm nói trên không? Vì sao? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải tôn trọng sự khác biệt. -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Xác định phương thức biểu đạt chính. Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận → Đáp án B Câu 2 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn Chỉ ra nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự ra đời của phong trào thơ mới. Lời giải chi tiết: Trong văn bản, tác giả chỉ ra nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự ra đời của phong trào thơ mới 1930 – 1945 là: Do sự xâm nhập của văn hóa phương Tây vào đời sống xã hội lúc bấy giờ. → Đáp án: C Câu 3 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản. Xác định chức năng của lời dẫn trong ngoặc kép. Lời giải chi tiết: Chức năng của lời dẫn trong ngoặc kép: Lý lẽ → Đáp án C Câu 4 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản. Xác định các phương thức biểu đạt. Lời giải chi tiết: Bài viết sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm để hỗ trợ việc trình bày quan điểm của tác giả. → Đáp án D Câu 5 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Hàm ý của câu văn “nó (thơ mới) là kết quả không thể không có của một cuộc biến thiên vĩ đại” là: Sự ra đời mang tính tất yếu của phong trào Thơ mới → Đáp án B Câu 6 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cái khát vọng được thành thực của Thơ mới được hiểu là: Mong muốn được giãi bày cảm xúc nội tâm. → Đáp án D Câu 7 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản. Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời. Lời giải chi tiết: Nhận xét không đúng về hiệu quả lập luận của nhà phê bình Hoài Thanh trong văn bản: Chỉ ra quá trình đổi mới của phong trào thơ Mới. → Đáp án A Câu 8 ( 0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời. Lời giải chi tiết: - Biện pháp tu từ: Tương phản: các cụ ưa >< ta ưa - Tác dụng: + nhấn mạnh sự khác biệt trong quan niệm, lối sống, cảm xúc giữa thời xưa và thời nay + Tăng sức thuyết phục cho lập luận về sự thay đổi của thời đại dẫn đến sự ra đời của thơ mới Câu 9: (1.0 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản. Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời. Lời giải chi tiết: Bài viết có nghệ thuật lập luận chặt chẽ; lí lẽ rành mạch; có sự kết hợp các phương thức biểu đạt, giữa tính lý luận và cảm xúc, tạo nên sức thuyết phục cho văn bản. Câu 10: (1.0 điểm)
Phương pháp giải: HS vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời. Lời giải chi tiết: Thí sinh có thể tự do bày tỏ quan điểm của bản thân, miễn là có kiến giải hợp lý. Có thể tham khảo theo hướng sau: - Nếu đồng tình: Vì bản chất của sự đổi mới là phải thay thế cái cũ nên cần phải làm khác đi so với cái cũ. - Nếu phản đối: Bất cứ sự đổi mới nào cũng cần có sự kế thừa những gì đã có thì mới có hiệu quả, nên đổi mới không thể phủ nhận triệt để những gì đã có. - Có thể vừa đồng tình vừa phản đối. II. VIẾT (4 điểm)
Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn Lời giải chi tiết:
HocTot.Nam.Name.Vn
|