Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Chân trời sáng tạo - Đề số 4Tải về Đề thi giữa kì 2 Văn 11 bộ sách chân trời sáng tạo đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Tóm tắt Truyện Kiều *Gặp gỡ và đính ước: Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng gia đình trung lưu, sống trong cảnh êm đềm của hai em Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân Thúy Kiều gặp Kim Trọng và đem lòng yêu chàng, hai người đã tự ý thề nguyền, đính ước với nhau * Gia biến và lưu lạc: Khi Kim Trọng về quê chịu tang chú thì gia đình Kiều gặp nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh, nhưng sau đó nàng bị Hoạn Thư ghen, đày đọa. Kiều tới nương tựa nơi cửa Phật. Sư giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà, Kiều lần hai rơi vào lầu xanh được Từ Hải cứu, giúp nàng báo ân, báo oán. Thúy Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết, nàng bị ép gả cho viên thổ quan, Kiều đau đớn nên trẫm mình xuống sông Tiền Đường tự tử. Nàng được sư Giác Duyên cứu giúp. * Đoàn tụ: Sau nửa năm chịu tang chú, Kim Trọng trở về, dù kết duyên với em gái Thúy Kiều là Thúy Vân nhưng trong lòng chàng vẫn khôn nguôi nhớ Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim Kiều đoàn tụ cùng vui duyên “bạn bầy”. Sau đây là đoạn trích từ Truyện Kiều. Gần miền có một mụ nào Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh. Hỏi tên rằng: Mã Giám sinh(2). Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần. Quá niên trạc ngoại tứ tuần(3), Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. Trước thầy sau tớ lao xao Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang. Ghế trên ngồi tót sỗ sàng, Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà, Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng! Ngại ngùng dợn gió (4) e sương, Ngừng(5) hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày. Mối càng vén tóc bắt tay, Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai(6) Đắn đo cân sắc cân tài, Ép cung cầm nguyệt(7), thử bài quạt thơ. Mặn nồng một vẻ một ưa, Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu. Rằng: Mua ngọc đến Lam Kiểu(8), Sinh nghi” xin dạy bao nhiêu cho tường? Mối rằng: đáng giá nghìn vàng, Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài. Cò kè bớt một thêm hai, Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm. (Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội, 1974) 1. Viễn Khách: khách ở xa đến. Vấn danh: hỏi tên (nhà gái phải cho biết rõ tên tuổi người con gái) 2. Mã Giám Sinh : giám sinh họ Mã. Giám sinh là tên gọi học trò ở Quốc tử giám, trưởng lớn ở kinh đô thời xưa. Giám sinh cũng có khi chỉ chức giám sức người ta mua của triều đình. 3. Tứ tuần : bốn mươi tuổi. Ý câu thơ : người đã đứng tuổi, ngoài bốn mươi. 4. Dợn gió : có cảm giác sợ gió, ngại gió. 5. Ngừng (tiếng cổ) : nhìn, ngắm. 6. Hai hình ảnh dùng để tả người phụ nữ đẹp lúc buồn rầu. 7. Ép cung cầm nguyệt: ép gảy đàn ; thử bài quạt thơ: thử tài làm thơ của Kiều. 8. Mua ngọc đến Lam Kiều : Lam Kiều là tên một cái cầu ở huyện Lam Điền, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, Huyện Lam Điển là nơi sản xuất ngọc quý. Câu này ý nói : đến đây cốt để mua được người đẹp. 9. Sính nghi : đồ dẫn cưới. 10. Dớp nhà: nhà gặp vận đen, nhà đang mắc gian truân. Trả lời câu hỏi: Câu 1. Dòng nào nói lên đặc điểm hình thức của văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều? A. Truyện thơ (thơ lục bát) B. Thơ tự do, gieo vần lưng. C. Thơ lục bát vần bằng. D. Truyện thơ bác học. Câu 2. Đọc tóm tắt và cho biết Mã Giám Sinh mua Kiều thuộc phần nào của tác phẩm? A. Gặp gỡ và đính ước B. Gia biến và lưu lạc C. Đoàn tụ D. Giới thiệu tác phẩm Câu 3. Đoạn trích trên kể về việc: A. Mã Giám Sinh đến làm lễ vấn danh tại nhà Kiều. B. Mã Giám Sinh đến thử tài, ngã giá để mua Kiều. C. Kiều buồn bã trong lễ vấn danh. D. Mã Giám Sinh – kẻ buôn bán lọc lõi. Câu 4. Dòng nào sau đây không nói lên con người Mã Giám Sinh? A. Giàu có thanh lịch; oai phong. B. Cử chỉ thiếu lịch sự, thô lỗ. C. Bề ngoài chải chuốt. D. Có mẽ bề ngoài. Câu 5. Những từ ngữ nào nói lên sự giả dối, mập mờ của Mã Giám Sinh khi đến nhà Kiều? A. Vấn danh, sính nghi; cần sắc cần tài B. Ngã giá, ngoài bốn trăm; ép cung, thử bài quạt thơ. C. Vấn danh, sính nghi, ngã giá, ngoài bốn trăm. D. Mối rằng: đáng giá nghìn vàng. Câu 6. Dòng nào không nói lên nói lên tâm trạng của Kiều trong đoạn trích trên? A. Đau khổ B. Tủi hổ C. Bẽ bàng D. E lệ, thẹn thùng Câu 7. Dòng nào nói lên thân phận của Kiều trong đoạn trích trên? A. Người con gái tài sắc được trân trọng. B. Người con gái tài sắc bị mua bán. C. Là người đẹp nên còn kiêu ki D. Được cha mẹ chiều chuộng nên Kiều chưa muốn đi lấy chồng. Câu 8. Những từ ngữ nào trong 2 dòng thơ: Đắn đo cân sắc cân tài/Ép cung nguyệt, thử bài quạt thơ lột tả bản chất giả dối của lễ vấn danh? A. Đắn đo, ép cung, thử, cần. B. Cầm nguyệt, quạt thơ C. Cân sắc cân tài. D. Đắn đo, ép cung. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 9. Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Mã Giám Sinh của Nguyễn Du, từ đó thể hiện thái độ của em đối với nhân vật này (1đ) Câu 10. Phân tích nỗi niềm đau xót, yêu thương của Nguyễn Du dành cho Kiều trong đoạn trích trên (1đ) II. VIẾT (4,0 điểm) Câu 1. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi a,b (1đ) NẠN BUÔN BÁN NGƯỜI: TỪ BẪY “VIỆC NHẸ LƯƠNG CAO” ĐẾN NẠP MÌNH CHO TỘI PHẠM Khoảng 1 triệu người bị mua bán trên thế giới mỗi năm Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là các nước Tiểu vùng sông Mekong (trong đó có Việt Nam), tình hình tội phạm mua bán người ngày phức tạp, tinh vi như lôi kéo đi du lịch, đi làm thuê thu nhập cao, xuất khẩu lao động với chi phí thấp... nhưng để lừa bán, ép buộc, cưỡng bức lao động. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc (LHQ), mỗi năm trên thế giới có khoảng 800.000 đến 1 triệu người bị mua bán. Như vậy có khoảng 3.000 người bị mua bán mỗi ngày. Song số vụ việc được đưa ra “ánh sáng” vẫn ở mức thấp so với thực tế và những đối tượng này vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. (Nguồn ảnh: Internet) Khách quan mà nói, rõ ràng đây là thách thức với bất kỳ quốc gia nào. Cơ quan Cảnh sát châu Âu ước tính rằng hơn 90% người di cư, trên hành trình đi tìm “miền đất hứa”, đã ít nhất một lần sử dụng “dịch vụ” của những kẻ buôn người. Hơn 150 quốc gia ở tất cả các châu lục đang phải đối mặt với loại hình tội người. Theo thống kê của LHQ, có khoảng gần 25 triệu nạn nhân của nạn mua bán người trên khắp thế giới, trong đó có lao động cưỡng bức, nô lệ tình dục, buôn bán nội tạng, bắt cóc...Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50.000 nạn nhân mua bán người được phát hiện, trong khi số tội phạm bị xử lý chỉ ở mức 3.500 trong số khoảng 510 đường dây buôn người trên toàn cầu. Trong số nạn nhân này, gần một nửa là phụ nữ, và gần 20% là trẻ em gái.[...] Nhiều thủ đoạn tiếp cận, lừa đảo tinh vi của các đường dây tội phạm. Kể từ năm 2011, Việt Nam đã có Luật phòng chống mua bán người, các quy đinh để xử lý loại tội phạm nguy hiểm và phi nhân tính này. Cơ quan chức năng cũng nỗ lực trong việc ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ việc mua bán người. Tuy nhiên, việc đi lại giữa các quốc gia, các châu lục ngày càng mở rộng như hiện nay một mặt tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động giao thương, du lịch ngày càng thuận lợi; mặt khác nó cũng khiến cho hoạt động mua bán người ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp, khó đối phó. Phần lớn nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia thời gian gần đây đều thông qua mạng xã hội. Các đối tượng sử dụng thông tin giả để dụ dỗ, tạo lòng tin, lừa gạt nạn nhân. Nhẹ dạ với lời hứa việc nhẹ, lương cao, nhiều người vượt biên trá phép, tự nạp mình cho đường dây tội phạm. (https://bom.so/OtblZC) a. Xác định kiểu văn bản, mục đích của văn trên. b. Phân tích mối liên hệ giữa văn bản đọc với ngữ liệu trên. Nếu một số vấn đề được đặt ra từ 2 văn bản trên. Câu 2. (3đ) Viết bài nghị luận: Trình bày suy nghĩ và hành động của em trước nạn buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt của thế giới phẳng. Yêu cầu: dùng 2 ngữ liệu trên làm bằng chứng và tự đặt tên cho nhan đề văn bản. -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Nhớ lại dấu hiệu nhận biết các thể loại Lời giải chi tiết: Đặc điểm hình thức của văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều: Truyện thơ (thơ lục bát) → Đáp án A Câu 2 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ phần tóm tắt Lời giải chi tiết: Mã Giám Sinh mua Kiều thuộc phần gia biến và lưu lạc của tác phẩm → Đáp án: B Câu 3 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Rút ra nội dung chính Lời giải chi tiết: Đoạn trích trên kể về việc: Mã Giám Sinh đến thử tài, ngã giá để mua Kiều → Đáp án B Câu 4 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và đáp án Phương pháp loại trừ Lời giải chi tiết: Dòng không nói lên con người Mã Giám Sinh: Giàu có thanh lịch; oai phong → Đáp án A Câu 5 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và các đáp án Lời giải chi tiết: Những từ ngữ nói lên sự giả dối, mập mờ của Mã Giám Sinh khi đến nhà Kiều: Vấn danh, sính nghi, ngã giá, ngoài bốn trăm → Đáp án C Câu 6 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Chú ý những chi tiết thể hiện tâm trạng của Kiều trong văn bản Lời giải chi tiết: Dòng không nói lên nói lên tâm trạng của Kiều trong đoạn trích trên: E lệ, thẹn thùng → Đáp án D Câu 7 (0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Chú ý những chi tiết nói lên thân phận của Kiều trong đoạn trích Lời giải chi tiết: Dòng nói lên thân phận của Kiều: Người con gái tài sắc bị mua bán → Đáp án B Câu 8 ( 0.5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ 2 dòng thơ Chú ý các từ ngữ lột tả bản chất giả dối của lễ vấn danh Lời giải chi tiết: Những từ ngữ lột tả bản chất giả dối của lễ vấn danh: Đắn đo, ép cung, thử, cần →Đáp án A Câu 9: (1.0 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Chú ý những chi tiết miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh Lời giải chi tiết: Chỉ bằng một vài nét chấm phá nhân vật của ông hiện ra trước mắt người đọc một cách cụ thể cả ngoại hình lẫn nội tâm + Cách trả lời nhát gừng, cộc lốc + Tác giả cố ý làm nổi bật mâu thuẫn giữa tuổi tác và cách tỉa tót, chải chuốt, cách ăn diện quá mức của y. Những từ “nhẵn nhụi”, “bảnh bao” không chỉ thể hiện được vẻ kệch cỡm của Mã Giám Sinh mà còn kín đáo bộc lộ thái độ châm biếm của Nguyễn Du + Cử chỉ, hành động lỗ mãng → Mã Giám Sinh trở thành nhân vật điển hình, có sức sống lâu bền… - Thái độ đối với nhân vật: HS tự trả lời Câu 10: (1.0 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Chú ý những chi tiết, từ ngữ thể hiện nỗi niềm đau xót, yêu thương của Nguyễn Du Lời giải chi tiết: - Căm giận, lên án bọn buôn người giả dối + Chúng dùng mỹ từ để che giấu hành động bất nhân của mình: lễ vấn danh, sinh nghi, mua ngọc… + Nguyễn Du lột mặt nạ chúng: ép cung, ngã giá, ngoài bốn trăm… - Thi hào thấu hiểu và diễn tả tâm trạng đau đớn của Kiều bằng nỗi xót thương: + “Thêm hoa một bước lệ hoa mấy hàng” gợi vẻ đẹp của Kiều, vừa bộc lộ nỗi đau đớn, xót xa. Nước mắt tuôn rơi theo mỗi bước chân của Kiều + Kiều đau đớn, ê chề cho cảnh ngộ, trở thành món hàng: Mối càng vén tóc, bắt tay/ Đắn đo cân sắc cân tài/ Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ… → Thi hào đau đớn khi người tài sắc bị chà đạp… II. VIẾT (4 điểm) Câu 1. (1đ) a. Xác định kiểu văn bản, mục đích của văn trên. b. Phân tích mối liên hệ giữa văn bản đọc với ngữ liệu trên. Nếu một số vấn đề được đặt ra từ 2 văn bản trên. Phương pháp giải a. Đọc kĩ văn bản và rút ra nội dung chính và xác định mục đích b. Đọc kĩ 2 văn bản Lời giải chi tiết a. Kiểu văn bản: thông tin; Mục đích: Cảnh báo một loại hình phạm tội phức tạp để người dân cảnh giác; các tổ chức chung tay phá án để hạn chế sự gia tăng… b. Phân tích mối liên hệ giữa văn bản đọc với ngữ liệu trên: Đề cập đến nạn buôn người, cách kiến tiền bất nhân Một số vấn đề 2 văn bản đặt ra: Làm giàu bất nhân: buôn bán người; Làm giàu trên thân xác phụ nữ; Tội phạm xuyên quốc gia với chiêu “việc nhẹ lương cao”; Chung tay chống tội phạm buôn người; Nâng cao hiểu biết để không trở thành nạn nhân của bọn buôn người… Câu 2. (3đ) Viết bài nghị luận: Trình bày suy nghĩ và hành động của em trước nạn buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt của thế giới phẳng. Yêu cầu: dùng 2 ngữ liệu trên làm bằng chứng và tự đặt tên cho nhan đề văn bản. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn Lời giải chi tiết:
HocTot.Nam.Name.Vn
|