Đề thi học kì 1 Địa lí 10 - Đề số 9

Tải về

Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do A. sứt hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà nhiều nhất là Mặt Trời.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần trắc nghiệm (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1. Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do

A. sứt hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà nhiều nhất là Mặt Trời.

B. do trục Trái Đất bị nghiêng và quay quanh Mặt Trời.

C. do Trái Đất luôn tự quay quanh trục của chính nó.

D. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của lớp Manti trên.

Câu 2. Cho thông tin sau: “Trên các sườn núi hướng về hoang mạc Xa-ha-ra là cảnh quan hoang mạc núi, khắp nơi chỉ thấy sườn núi đá trơ trụi, khô cằn; gần tới đỉnh núi, nhờ nhiệt độ giảm, mát và ẩm hơn nên xuất hiện các đồng cỏ, cây bụi nhỏ”.

Dựa vào thông tin trên, cho biết sự thay đổi của các cảnh quan theo quy luật nào sau đây?

A. Thống nhất và hoàn chỉnh.                                            

B. Địa ô.

C. Đai cao.

D. Địa đới.

Câu 3. Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa ô là do

A. sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

B. bức xạ Mặt Trời thay đổi theo mùa.

C. góc nhập xạ thay đổi từ Xích đạo về cực.

D. sự phân bố đất liền và biển, đại dương.

Câu 4. Đặc điểm của gió mùa là

A. độ ẩm các mùa tương tự nhau.

B. tính chất không đổi theo mùa.

C. nhiệt độ các mùa giống nhau.

D. hướng gió thay đổi theo mùa.

Câu 5. Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến.

C. Cực.

D. Vòng cực.

Câu 6. Ứng dụng nổi bật của GPS là

A. chống trộm cho các phương tiện.

B. định vị đối tượng.

C. điều hành sự di chuyển đối tượng.                                

D. tìm người và thiết bị đã mất.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng với quá trình phong hoá?

A. Tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.

B. Phá huỷ và làm biến đổi tính chất vật liệu.

C. Chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó.

D. Di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

Câu 8. Các sông ở miền núi có lũ lên nhanh và xuống nhanh là do

A. đặc điểm của đất dễ thấm nước.                                   

B. có rừng che phủ.

C. có nhiều hồ, đầm.

D. độ dốc của địa hình.

Câu 9. Loại gió nào sau đây thổi gần như quanh năm và có tính chất khô?

A. Gió Mậu dịch.

B. Gió mùa.                            

C. Gió biển.                            

D. Gió Tây ôn đới.

Câu 10. Theo qui ước, nếu đi từ phía Đông sang phía Tây qua đường chuyển ngày quốc tế phải

A. lùi lại 1 giờ.

B. tăng thêm 1 ngày lịch.

C. lùi lại 1 ngày lịch.

D. tăng thêm 1 giờ.

Câu 11. Băng tuyết phổ biến nhất ở vùng nào sau đây?

A. Vùng xích đạo.                  

B. Vùng ôn đới.                      

C. Vùng cực.                          

D. Vùng chí tuyến.

Câu 12. Trong tự nhiện, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại là biểu hiện của quy luật

A. địa ô.                                                                              

B. thống nhất và hoàn chỉnh.

C. địa đới.                                                                          

D. đai cao.

Câu 13. Càng lên núi cao, nhiệt độ không khí càng

A. giảm rồi tăng.                    

B. giảm xuống.                       

C. không đổi.                          

D. tăng lên.

Câu 14. Các địa phương có cùng một giờ khi nằm trong cùng một

A. vĩ tuyến.

B. kinh tuyến.

C. múi giờ.

D. khu vực.

Câu 15. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước cho sông là

A. chế độ mưa và băng tuyết tan.

B. nước trên mặt và nước ngầm.

C. băng tuyết tan và nước ngầm.                                       

D. chế độ mưa và nước ngầm.

 Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất.

Câu 2. (2 điểm) Tại sao bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay? Nêu các giải pháp chủ yếu để bảo vệ các nguồn nước ngọt trên Trái Đất.

Câu 3. (1 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Lưu lượng nước trung bình tháng của sông Thu Bồn

( Đơn vị: m3/s)

Hãy tính tổng lưu lượng nước, lưu lượng nước trung bình tháng trong năm và cho biết thời gian mùa lũ, mùa cạn của sông Thu Bồn.

-------- Hết --------

Đáp án

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do

A. sứt hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà nhiều nhất là Mặt Trời.

B. do trục Trái Đất bị nghiêng và quay quanh Mặt Trời.

C. do Trái Đất luôn tự quay quanh trục của chính nó.

D. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của lớp Manti trên.

Phương pháp

Nắm chắc kiến thức về thuyết kiến tạo mảng

Lời giải

Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của lớp Manti trên.

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 2. Cho thông tin sau: “Trên các sườn núi hướng về hoang mạc Xa-ha-ra là cảnh quan hoang mạc núi, khắp nơi chỉ thấy sườn núi đá trơ trụi, khô cằn; gần tới đỉnh núi, nhờ nhiệt độ giảm, mát và ẩm hơn nên xuất hiện các đồng cỏ, cây bụi nhỏ”.

Dựa vào thông tin trên, cho biết sự thay đổi của các cảnh quan theo quy luật nào sau đây?

A. Thống nhất và hoàn chỉnh.                                            

B. Địa ô.

C. Đai cao.

D. Địa đới.

Phương pháp

Nắm chắc kiến thức về các quy luật địa lí trên Trái Đất.

Đọc kĩ đề bài, chú ý từ khóa “gần tới đỉnh núi”, “nhiệt độ giảm, mát, ấm hơn”.

Lời giải

Quy luật đai cao là sự thay đổi các yếu tố địa lý (khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật) theo độ cao địa hình.

Đề bài cung cấp các thông tin:

  • “Gần tới đỉnh núi, nhiệt độ giảm, mát và ẩm hơn”.
  • Cảnh quan thay đổi từ hoang mạc núi ở sườn thấp đến đồng cỏ, cây bụi nhỏ ở vùng đỉnh.

Điều này phản ánh sự thay đổi cảnh quan theo quy luật đai cao, khi độ cao tăng, nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng, dẫn đến sự phân hóa của các loại cảnh quan.

Đáp án cần chọn là đáp án C.

Câu 3. Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa ô là do

A. sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

B. bức xạ Mặt Trời thay đổi theo mùa.

C. góc nhập xạ thay đổi từ Xích đạo về cực.

D. sự phân bố đất liền và biển, đại dương.

Phương pháp

Nắm chắc kiến thức về quy luật địa ô, từ đó chỉ ra được nguyên nhân dẫn tới quy luật địa ô.

Lời giải

Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương; càng vào sâu trong đất liền độ ẩm càng giảm kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác.

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 4. Đặc điểm của gió mùa là

A. độ ẩm các mùa tương tự nhau.

B. tính chất không đổi theo mùa.

C. nhiệt độ các mùa giống nhau.

D. hướng gió thay đổi theo mùa.

Phương pháp

Nắm chắc kiến thức về gió mùa (khái niệm, nguyên nhân, hướng, tính chất)

Lời giải

Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng và tính chất của hai mùa gió trái ngược nhau.

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 5. Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến.

C. Cực.

D. Vòng cực.

Phương pháp

Xác định độ dài ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ độ

Lời giải

Tại Xích Đạo, thời gian ngày và đêm luôn bằng nhau do trục Trái Đất nghiêng 66°33' nhưng không đổi phương khi quay quanh Mặt Trời. Vì vậy, tia sáng Mặt Trời luôn chiếu gần như cân đối giữa hai nửa Trái Đất ở Xích Đạo suốt năm. Điều này khiến độ dài ngày và đêm ở khu vực này xấp xỉ 12 giờ, không thay đổi đáng kể theo mùa.

Đáp án cần chọn là đáp án A.

Câu 6. Ứng dụng nổi bật của GPS là

A. chống trộm cho các phương tiện.

B. định vị đối tượng.

C. điều hành sự di chuyển đối tượng.                                

D. tìm người và thiết bị đã mất.

Phương pháp

Xác định vai trò của GPS

Lời giải

Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là định vị, nhằm xác định vị trí chính xác của các đối tượng trên bản đồ

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng với quá trình phong hoá?

A. Tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.

B. Phá huỷ và làm biến đổi tính chất vật liệu.

C. Chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó.

D. Di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

Phương pháp

Quá trình phong hóa là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của các yếu tố ngoại lực như nhiệt độ, nước, không khí, sinh vật.

Các hiện tượng này làm thay đổi tính chất vật liệu, bao gồm cơ học, hóa học, và sinh học, nhưng không trực tiếp liên quan đến việc di chuyển hay tích tụ vật liệu.

Lời giải

Phân tích từng đáp án:

Đáp án A: Sai vì tích tụ (tích lũy) các vật liệu đã bị phá hủy liên quan đến quá trình bồi tụ chứ không phải phong hóa.

Đáp án B: Đúng vì phá hủy và làm biến đổi tính chất vật liệu là bản chất của phong hóa.

Đáp án C: Sai vì chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó liên quan đến quá trình vận chuyển chứ không phải phong hóa.

Đáp án D: Sai vì di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác liên quan đến xâm thực hoặc vận chuyển.

Đáp án cần chọn là đáp án B

Câu 8. Các sông ở miền núi có lũ lên nhanh và xuống nhanh là do

A. đặc điểm của đất dễ thấm nước.                                   

B. có rừng che phủ.

C. có nhiều hồ, đầm.

D. độ dốc của địa hình.

Phương pháp

Chú ý từ khóa “miền núi”, “lũ lên nhanh, xuống nhanh”

Xác định địa hình miền núi, từ đó tìm ra nguyên nhân đặc điểm lũ ở khu vực này

Lời giải

Địa hình có độ dốc lớn khiến lũ lên nhanh, xuống nhanh do nước mưa không kịp thấm vào đất mà nhanh chóng tập trung thành dòng chảy bề mặt, làm tăng lưu lượng nước đổ về các sông, suối trong thời gian ngắn. Đồng thời, thời gian tập trung nước ngắn và khả năng giữ nước kém ở địa hình dốc khiến nước rút nhanh khi mưa ngừng, tạo nên đặc điểm lũ "nhanh lên, nhanh xuống" thường thấy ở vùng núi và trung du.

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 9. Loại gió nào sau đây thổi gần như quanh năm và có tính chất khô?

A. Gió Mậu dịch.

B. Gió mùa.                            

C. Gió biển.                            

D. Gió Tây ôn đới.

Phương pháp

Nắm rõ tính chất và thời hoạt động của các loại gió

Lời giải

Gió Mậu Dịch thổi gần như quanh năm và có tính chất khô

Đáp án cần chọn là đáp án A.

Câu 10. Theo qui ước, nếu đi từ phía Đông sang phía Tây qua đường chuyển ngày quốc tế phải

A. lùi lại 1 giờ.

B. tăng thêm 1 ngày lịch.

C. lùi lại 1 ngày lịch.

D. tăng thêm 1 giờ.

Phương pháp

Nhớ lại kiến thức giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

Xác định rõ yêu cầu đề bài ‘ Đi từ Đông sang Tây qua đường chuyển ngày quốc tếo

Lời giải

Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 đi qua múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía đông sang phía tây qua đường chuyển ngày quốc tế thì phải tăng một ngày lịch và ngược lại nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 1800 thì phải giảm một ngày lịch.

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 11. Băng tuyết phổ biến nhất ở vùng nào sau đây?

A. Vùng xích đạo.                  

B. Vùng ôn đới.                      

C. Vùng cực.                          

D. Vùng chí tuyến.

Phương pháp

Lời giải

Băng tuyết phổ biến nhất ở vùng cực do nhiệt độ thấp quanh năm.

Đáp án cần chọn là đáp án C.

Câu 12. Trong tự nhiện, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại là biểu hiện của quy luật

A. địa ô.                                                                              

B. thống nhất và hoàn chỉnh.

C. địa đới.                                                                          

D. đai cao.

Phương pháp

Nắm chắc kiến thức về các qui luật địa lí trên Trái Đất

Lời giải

Trong tự nhiện, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại là biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 13. Càng lên núi cao, nhiệt độ không khí càng

A. giảm rồi tăng.                    

B. giảm xuống.                       

C. không đổi.                          

D. tăng lên.

Phương pháp

Lời giải

Càng lên núi cao, nhiệt độ không khí càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 14. Các địa phương có cùng một giờ khi nằm trong cùng một

A. vĩ tuyến.

B. kinh tuyến.

C. múi giờ.

D. khu vực.

Phương pháp

Nắm chắc kiến thức về giờ và đường chuyển ngày quốc tế

Lời giải

Các địa phương có cùng một giờ khi nằm trong cùng một múi giờ

Đáp án cần chọn là đáp án C.

Câu 15. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước cho sông là

A. chế độ mưa và băng tuyết tan.

B. nước trên mặt và nước ngầm.

C. băng tuyết tan và nước ngầm.                                       

D. chế độ mưa và nước ngầm.

Phương pháp

Chú ý từ khóa trong đề bài “nhân tố chủ yếu”, “nguồn cung cấp nước sông”

Lời giải

Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước cho sông là nước trên mặt (nước mưa, băng tuyết tan,...) và nước ngầm

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Phần tự luận.

Câu

Nội dung

Điểm

1

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất

2,0

- Khí áp:

+ Áp thấp: Hút gió và đấy không khí ẩm lên cao, sinh ra mây và mưa.

+ Áp cao: Không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến nên ít mưa.

0,5

.- Frông:

+ Do sự tranh chấp giữa hai khối khí nóng và lạnh dọc các F đẫn đến nhiễu động không khí và sinh ra mưa.

 + Miền có frông và dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa lớn.

0,25

- Gió:

- Những vùng nằm sâu trong nội địa không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa ít.

- Miền có hoạt động của gió mậu dịch thì mưa ít, miền có hoạt động của gió mùa thì mưa nhiều.

0,5

Dòng biển:

+ Dòng biển nóng: Không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước,gió đưa hơi nước vào lục địa gây mưa

+ Không khí trên dòng biển lạnh không bốc lên được nên mưa rất ít

0,5

Địa hình:

+ Theo độ cao: Càng lên nhiệt độ càng giảm, độ ẩm tăng nên mưa nhiều nhưng chỉ đến một độ cao nhất định nào đó thì không còn mưa nữa.

 + Theo hướng sườn: Sườn đón gió mưa nhiều, khuất gió mưa ít (hiệu ứng phơn).

0,25

2

 

Tại sao bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay? Nêu các giải pháp chủ yếu để bảo vệ các nguồn nước ngọt trên Trái Đất.

- Bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay vì:

Nguồn nước ngọt có vai trò rất quan trọng, nhu cầu nước ngọt ngày càng lớn do dân số ngày càng đông, trong khi đó nguồn nước ngọt lại đang bị suy thoái, ô nhiễm…

2

 

 

1

 

 

 

Nêu các giải pháp chủ yếu để bảo vệ các nguồn nước ngọt trên Trái Đất.

+ Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí.

+ Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.

+ Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.

1

3

Hãy tính tổng lưu lượng nước, lưu lượng nước trung bình tháng trong năm và cho biết thời gian mùa lũ, mùa cạn của sông Thu Bồn.

1

Tổng lưu lượng nước: 2891,9 m3/s

Lưu lượng nước trung bình tháng trong năm: 241 m3/s

Mùa lũ từ tháng 10 đến tháng 12

Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 9

0,25

0,25

0,25

0,25

Tải về

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close