Đề thi học kì 1 Địa lí 10 - Đề số 2Tải vềGiới hạn phía trên của sinh quyển là A. giáp đỉnh tầng bình lưu. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề bài Phần trắc nghiệm (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau: Câu 1: Giới hạn phía trên của sinh quyển là A. giáp đỉnh tầng bình lưu. B. giáp đỉnh tầng giữa. C. giáp tầng ô-dôn. D. giáp đỉnh tầng đối lưu. Câu 2: Gió Mậu dịch có tính chất A. lạnh, ít mưa. B. ẩm, mưa nhiều. C. nóng, mưa nhiều. D. khô, ít mưa. Câu 3: Khi ba thiên thể Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí như thế nào thì dao động của thủy triều lớn nhất? A. Thẳng hàng. B. Đối xứng. C. Vòng cung. D. Vuông góc. Câu 4: Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất là do A. trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi tự quay quanh Mặt Trời. B. Trái Đất hình cầu, tự quay quanh trục và nghiêng theo phương cố định. C. Trái Đất tự chuyển động quay quanh Mặt Trời. D. Trái Đất tự chuyển động tự quay quanh trục. Câu 5: Cho bảng số liệu: Sự thay đối của biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí trên Trái Đất (°C) Nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí? A. Càng về ở xích đạo, biên độ nhiệt độ năm càng tăng. B. Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng tăng. C. Biên độ nhiệt năm ở vĩ độ thấp lớn hơn ở vĩ độ cao. D. Biên độ nhiệt năm ở các vĩ độ bán cầu Bắc nhỏ hơn bán cầu Nam. Câu 6: Theo quy ước, nếu đi từ tây sang đông qua kinh tuyến 1800 thì A. tăng thêm một ngày lịch. B. tăng thêm hai ngày lịch. C. lùi lại hai ngày lịch. D. lùi lại một ngày lịch. Câu 7: Nội lực là lực phát sinh từ A. nhân của Trái Đất. B. bên trong Trái Đất. C. bức xạ của Mặt Trời. D. bên ngoài Trái Đất. Câu 8: Về mùa hạ, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có A. ngày dài hơn đêm. B. toàn ngày hoặc đêm. C. ngày đêm bằng nhau. D. đêm dài hơn ngày, Câu 9: Vận động nào sau đây tạo ra các dạng địa hào, địa lũy? A. Theo phương nằm ngang ở vùng đá mềm. B. Theo phương nằm ngang ở vùng đá cứng. C. Theo phương thẳng đứng ở vùng có đá cứng D. Theo phương thẳng đứng ở vùng đá dẻo. Câu 10: Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố A. khí hậu, thạch quyển, sinh vật, địa hình, con người. B. đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người. C. khí hậu, sinh vật, địa hình, con người, khoáng sản. D. đá mẹ, sông ngòi, sinh vật, địa hình, con người. Câu 11: Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để sử dụng lâu dài nguồn nước ngọt trên Trái Đất? A. Phân phối lại nguồn nước ngọt. B. Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. C. Nâng cao sự nhận thức. D. Giữ sạch nguồn nước. Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất. B. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp. C. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm. D. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Câu 13: Ở nơi địa hình dốc, tầng đất thường A. dày do bồi tụ. B. dày, giàu chất dinh dưỡng. C. bạc màu, ít chất dinh dưỡng. D. mỏng, dễ xói mòn. Câu 14: Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua A. quá trình vận chuyển. B. vận động kiến tạo. C. quá trình xâm thực. D. quá trình phong hóa. Câu 15: Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây? A. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí. B. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất. C. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật. D. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Cho bảng số liệu: Lưu lượng nước trung bình của sông Đà Rằng (qua trạm Củng Sơn) (Đơn vị: m3/ a. Tính lưu lượng nước trung bình tháng của sông Đà Rằng. b. Vẽ biểu đồ thể hiện lưu lượng nước trung bình các tháng của sông Đà Rằng. c. Nhận xét mùa lũ, mùa cạn (mùa lũ vào tháng nào, mùa cạn vào tháng nào), và giải thích nguyên nhân. Câu 2 (2,0 điểm): Phân tích nhân tố khí hậu, nước ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật trên trái Đất. -------- Hết -------- Đáp án Phần trắc nghiệm
Câu 1: Giới hạn phía trên của sinh quyển là A. giáp đỉnh tầng bình lưu. B. giáp đỉnh tầng giữa. C. giáp tầng ô-dôn. D. giáp đỉnh tầng đối lưu. Phương pháp Nhớ lại kiến thức về giới hạn của sinh quyển. Xác định giới hạn trên của sinh quyển. Lời giải Giới hạn của sinh quyển phụ thuộc vào sự tồn tại của sự sống, ranh giới trên cao tiếp xúc với tầng ô-dôn của khí quyển. Đáp án cần chọn là đáp án C. Câu 2: Gió Mậu dịch có tính chất A. lạnh, ít mưa. B. ẩm, mưa nhiều. C. nóng, mưa nhiều. D. khô, ít mưa. Phương pháp Nhớ lại kiến kiến thức về gió Mậu Dịch. Xác định tính chất của loại gió này Lời giải Gió Mậu Dịch xuất phát từ áp cao Cận Chí Tuyến thổi về áp thấp Xích Đạo, có hướng và tốc độ tương đối ổn định quanh năm, ở bán cấu Bắc hướng Đông Bắc, ở bán cầu Nam theo hướng Đông Nam, tính chất chung là khô, nóng. Đáp án cần chọn là đáp án D. Câu 3: Khi ba thiên thể Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí như thế nào thì dao động của thủy triều lớn nhất? A. Thẳng hàng. B. Đối xứng. C. Vòng cung. D. Vuông góc. Phương pháp Nhớ lại phần kiến thức về thủy quyển. Xác định các từ khóa trong câu hỏi: vị trí Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất, dao động thủy triều lớn nhất. Lời giải Trong mỗi tháng âm lịch, khi ba thiên thể Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất thẳng hàng, biên độ nước dâng lớn gọi là thủy triều. Đáp án cần chọn là đáp án A. Câu 4: Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất là do A. trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi tự quay quanh Mặt Trời. B. Trái Đất hình cầu, tự quay quanh trục và nghiêng theo phương cố định. C. Trái Đất tự chuyển động quay quanh Mặt Trời. D. Trái Đất tự chuyển động tự quay quanh trục. Phương pháp Nhớ lại kiến thức về hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Từ đó, xác định nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất. Lời giải Nguyên nhân sinh ra các mùa trên trái đất là do Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66033’, làm cho góc chiếu của tia sáng mặt trời và thời gian tiếp nhận tia sáng mặt trời thay đổi trong năm. Đáp án cần chọn là đáp án C. Câu 5: Cho bảng số liệu: Sự thay đối của biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí trên Trái Đất (°C) Nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí? A. Càng về ở xích đạo, biên độ nhiệt độ năm càng tăng. B. Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng tăng. C. Biên độ nhiệt năm ở vĩ độ thấp lớn hơn ở vĩ độ cao. D. Biên độ nhiệt năm ở các vĩ độ bán cầu Bắc nhỏ hơn bán cầu Nam. Phương pháp Biên độ nhiệt độ năm là chênh lệch nhiệt độ giữa tháng có nhiệt độ cao nhất và tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm; Quan sát sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở từng vĩ độ; So sánh biên độ nhiệt giữa các vĩ độ và giữa hai bán cầu; Dựa trên số liệu và quy luật thay đổi, xác định đáp án phù hợp. Lời giải Phân tích từng phương án để chọn ra đáp án đúng Đáp án A: Sai vì càng về xích đạo biên độ nhiệt độ năm càng giảm. Đáp án B: Đúng vì càng lên vĩ độ cao chênh lệch nhiệt độ giữa tháng có nhiệt độ cao nhất và tháng có nhiệt độ thấp nhất càng lớn vì vậy biên độ nhiệt độ năm tăng. Đáp án C: Sai vì biên độ nhiệt độ năm ở vĩ độ thấp nhỏ hơn ở vĩ độ cao. Đáp án D: Sai vì biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ bán cầu Bắc lớn hơn bán cầu Nam. Đáp án cần chọn là đáp án B Câu 6: Theo quy ước, nếu đi từ tây sang đông qua kinh tuyến 1800 thì A. tăng thêm một ngày lịch. B. tăng thêm hai ngày lịch. C. lùi lại hai ngày lịch. D. lùi lại một ngày lịch. Phương pháp Nhớ lại kiến thức giờ trên Trái đất. Từ đó, xác định sự thay đổi của giờ trên Trái đất khi đi từ đông sang tây qua kinh tuyến 1800 Lời giải Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 đi qua múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 1800 thì phải tăng một ngày lịch và ngược lại nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 1800 thì phải giảm một ngày lịch. Đáp án cần chọn là đáp án C. Câu 7: Nội lực là lực phát sinh từ A. nhân của Trái Đất. B. bên trong Trái Đất. C. bức xạ của Mặt Trời. D. bên ngoài Trái Đất. Phương pháp Nhớ lại kiến thức về nội lực (khái niệm, tác động). Từ đó, xác định nguồn gốc của nội lực. Lời giải Nội lực là lực sinh ra trong lòng đất, liên quan đến nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. Đáp án cần chọn là đáp án B. Câu 8: Về mùa hạ, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có A. ngày dài hơn đêm. B. toàn ngày hoặc đêm. C. ngày đêm bằng nhau. D. đêm dài hơn ngày. Phương pháp Nhớ lại kiến thức về hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh mặt trời, hiện tượng ngày đêm dài ngắn tho mùa. Xác định các từ khóa quan trọng trong đề bài: “mùa hạ”, “bán cầu Bắc”. Lời giải Phân tích các phương án để chọn đáp án đúng: Đáp án A: Đúng do Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời với hướng trục không thay đổi và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’, vào mùa hạ (22/6-23/9) bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời, lượng bức xạ và thời gian chiếu sáng lớn, vì vậy ngày dài hơn đêm. vì hiện tượng toàn ngày hoặc đêm xảy ra ở phạm vi từ vòng cực đến cực ở cả 2 bán cầu. Đáp án B: Sai vì hiện tượng toàn ngày hoặc đêm xảy ra ở phạm vi từ vòng cực đến cực ở cả 2 bán cầu. Đáp án C: Sai vì hiện tượng ngày đêm dài bằng nhau diễn ra ở khu vực Xích đạo. Đáp án D: Sai vì vào mùa hạ (22/6-23/9) bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời, lượng bức xạ và thời gian chiếu sáng lớn hơn, vì vậy đêm ngắn hơn ngày. Đáp án đúng là đáp án A. Câu 9: Vận động nào sau đây tạo ra các dạng địa hào, địa lũy? A. Theo phương nằm ngang ở vùng đá mềm. B. Theo phương nằm ngang ở vùng đá cứng. C. Theo phương thẳng đứng ở vùng có đá cứng D. Theo phương thẳng đứng ở vùng đá dẻo. Phương pháp Xác định địa hình địa lũy, địa hào là tác động của vận động theo phương nằm ngang (tác động của nội lực), chỉ ra vận động này xảy ra trên vùng đá nào Lời giải Đứt gãy xảy ra ở những vùng đá cứng làm cho đất đá bị gãy vỡ rồi di chuyển ngược hướng theo phương thẳng đứng hay nằm ngang, tào thành các dạng địa hình địa lũy, địa hào,… Đáp án cần chọn là đáp án A. Câu 10: Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố A. khí hậu, thạch quyển, sinh vật, địa hình, con người. B. đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người. C. khí hậu, sinh vật, địa hình, con người, khoáng sản. D. đá mẹ, sông ngòi, sinh vật, địa hình, con người. Phương pháp Nhớ lại kiến thức về thổ nhưỡng quyển, từ đó xác định các nhân tố tác động đến quá trình hình thành đất. Lời giải Bất kì loại đất tự nhiên nào trên Trái Đất cũng được hình thành bởi các nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người. Tùy vào điều kiện hình thành mà mỗi nhân tố có sự tác động mạnh, yếu khác nhau, tạo nên các loại đất khác nhau về thành phần, tính chất và giá trị sử dụng. Đáp án cần chọn là đáp án B. Câu 11: Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để sử dụng lâu dài nguồn nước ngọt trên Trái Đất? A. Phân phối lại nguồn nước ngọt. B. Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. C. Nâng cao sự nhận thức. D. Giữ sạch nguồn nước. Phương pháp Để trả lời câu hỏi này, cần đánh giá các giải pháp trong mối quan hệ với mục tiêu sử dụng lâu dài nguồn nước ngọt. Tập trung vào các biện pháp mang tính bền vững, khả thi, và ảnh hưởng trực tiếp đến bảo tồn nguồn nước. Lời giải Phân tích các phương án chọn ra đáp án đúng Đáp án A: Sai vì phân phối lại nguồn nước ngọt là giải pháp nhằm giải quyết tình trạng phân bố không đều của nguồn nước ngọt, nhưng không trực tiếp góp phần vào việc sử dụng bền vững nguồn nước. Đáp án B: Đúng vì sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả là giải pháp quan trọng nhất vì nó giúp giảm lãng phí, tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nước ngọt, kéo dài thời gian sử dụng, và bảo tồn nguồn tài nguyên này cho thế hệ tương lai. Đáp án C: Sai vì nâng cao nhận thức là giải pháp hỗ trợ, giúp thúc đẩy hành động, nhưng chưa phải là yếu tố chính. Đáp án D: Sai vì giữ sạch nguồn nước là biện pháp quan trọng để bảo vệ chất lượng nguồn nước, nhưng không tác động trực tiếp đến vấn đề tiết kiệm hay sử dụng lâu dài. Đáp án cần chọn là đáp án B. Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất. B. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp. C. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm. D. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Phương pháp Xác định ảnh hưởng của đất tới sự phát triển phân bố sinh vật, từ đó chọn ra phương án đúng. Lời giải Cấu trúc của đất, độ phì và độ Ph của đất có vai trò quan trọng trong sự phát triển và phân bố sinh vật. Qua đó cũng tác động tới sự phân bố của sinh vật. Đáp án cần chọn là đáp án A. Câu 13: Ở nơi địa hình dốc, tầng đất thường A. dày do bồi tụ. B. dày, giàu chất dinh dưỡng. C. bạc màu, ít chất dinh dưỡng. D. mỏng, dễ xói mòn. Phương pháp Xác định vai trò của địa hình trong quá trình hình thành đất. Lời giải Địa hình tác động chủ yếu tới sự phân phới nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu. Ở nơi có địa hình dốc, nước chảy theo độ dốc của địa hình làm xói mòn đất, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất. Đáp án cần chọn là đáp án D. Câu 14: Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua A. quá trình vận chuyển. B. vận động kiến tạo. C. quá trình xâm thực. D. quá trình phong hóa. Phương pháp Xác định tác động của nội lực tới địa hình bề mặt Trái Đất. Lời giải Nội lực tác động tới địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo như vận động theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang. Đáp án cần chọn là đáp án B. Câu 15: Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây? A. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí. B. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất. C. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật. D. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất. Phương pháp Xác định vai trò của khí hậu trong quá trình hình thành đất. Chú ý từ khóa “không” trong câu hỏi. Lời giải Khí hậu có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất, tác động tới sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật. Hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu có tác động mạnh nhất đến quá trình phong hóa đá và hình thành đất. Đáp án cần chọn là đáp án B Phần tự luận.
|