Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 11

Đề thi giữa kì 2 Văn 10 bộ sách chân trời sáng tạo đề số 11 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU:

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Hạnh phúc của một tang gia

(trích)

Ðám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả một thành phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng. Thiên hạ chú ý đặc biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm may Âu Hoá như ý ông Typn và bà Văn Minh. Cụ bà sung sương vì ông đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp, phúng viếng đến thế và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả.

Ðám cứ đi...

Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu, lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, song le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may.

Trong mấy trăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Ðoan, vân vân... Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma. Chen lẫn vào những tiếng khóc lóc, mỉa mai nhau của những người trong tang gia, người ta thấy những câu thì thào như sau này:

- Con bé nhà ai kháu thế? – Con bé bên cạnh đẹp hơn nữa! - Ừ, ừ, cái thằng ấy bạc tình bỏ mẹ! – Xưa kia vợ nó bỏ nó chớ? – Hai đời chồng rồi! – Còn xuân chán! - Gớm cái ngực, cái đầm quá đi mất! – Làm mối cho tớ nhé? - Mỏ vàng hay mỏ chì? – Không, không hẹn hò gì cả - Vợ béo thế, chồng gầy thế, thì mọc sừng mất!

Vân vân...Và còn nhiều câu nói vui vẻ, ý nhị khác nữa, rất xứng đáng với những người đi đưa đám ma.

Ðám cứ đi...

Ðến huyệt, lúc hạ quan tài, cậu tú Tân luôn thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ... để cậu chụp ảnh kỷ niệm lúc hạ huyệt. Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau.

Xuân Tóc Ðỏ đứng cầm mũ nghiêm trang một chỗ, bên cạnh ông Phán mọc sừng. Lúc cụ Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi, thì ông này cũng khóc to “Hứt!... Hứt!... Hứt!...”

Ai cũng để ý đến ông cháu rể quý hoá ấy.

Ông ta khóc quá, muốn lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi ngã. Nó chật vật mãi cũng không làm cho ông đứng hẳn lên được. Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng trắng loè xòe, ông phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi.

- Hứt!... Hứt!... Hứt!...

Xuân Tóc Ðỏ muốn bỏ quách ra chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư... Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy, rồi đi tìm cụ Tăng Phú lạc trong đám ba trăm người đương buồn rầu và đau đớn về những điều sơ suất của khổ chủ.

Theo Vũ Trọng Phụng – Trích tiểu thuyết Số đỏ.

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Ý nào dưới đây nhận định đúng về đoạn trích trên?

A. Đoạn trích thể hiện thái độ châm biếm của tác giả.

B. Đoạn trích kể lại câu chuyện về một đám ma nhà giàu trong xã hội cũ.

C. Đoạn trích tái hiện văn hóa nước ta trong giai đoạn giao thời.

D. Đoạn trích thành công với nghệ thuật ước lệ tượng trưng.

Câu 3. Thủ pháp nghệ thuật nào sau đây không được khai thác trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?

A. Sử dụng những câu văn hài hước.

B. Sử dụng thủ pháp cường điệu, nói mỉa.

C. Miêu tả nội tâm nhân vật.

D. Sử dụng đối thoại.

Câu 4. Lúc "hạ huyệt" cụ tổ, Xuân Tóc Đỏ "chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó" cái gì?

A. Cái giấy bạc ba đồng gấp tư.

B. Cái giấy bạc năm đồng gấp tư.

C. Tờ bạc một đồng gấp tư.

D. Tờ giấy bạc hai đồng gấp tư.

Câu 5. Qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, nhà văn Vũ Trọng Phụng bày tỏ thái độ gì?

A. Cảm thương người quá cố.

B. Băn khoăn về sự tha hóa của con người.

C. Mỉa mai nhẹ nhàng mà sâu cay đám con cháu bất hiếu.

D. Phê phán quyết liệt cái xã hội thượng lưu đương thời bất nhân, giả dối, lố lăng, đồi bại.

Câu 6. Nghệ thuật trào phúng sắc bén, sâu cay trong truyện không được thể hiện qua yếu tố nào?

A. Tình huống truyện.

B. Nhân vật.

C. Dung lượng đoạn trích

D. Lời thoại của nhân vật

Câu 7. Chi tiết “Đám cứ đi...” được lặp lại hai lần. Theo em dụng ý của tác giả là gì?

Câu 8. Lời văn của tác giả trong đoạn trích trên đậm chất trào phúng. Em hãy tìm trong đoạn trích một dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh điều đó.

Câu 9. Từ nội dung đoạn trích, em suy nghĩ như thế nào về vấn đề hội nhập hiện nay?

II. VIẾT

Câu 1. Phân tích cảnh đưa đám, hạ huyệt trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia.

 

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1

(0.25đ)

Câu 2 (0.25đ)

Câu 3

(0.25đ)

Câu 4

(0.25đ)

Câu 5 (0.25đ)

Câu 6 (0.25đ)

A

A

C

B

D

C

 

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức đã học về phương thức biểu đạt.

Lời giải chi tiết:

Văn bản trên được viết theo phương thức tự sự.

→ Đáp án: A

Câu 2. Ý nào dưới đây nhận định đúng về đoạn trích trên?

A. Đoạn trích thể hiện thái độ châm biếm của tác giả.

B. Đoạn trích kể lại câu chuyện về một đám ma nhà giàu trong xã hội cũ.

C. Đoạn trích tái hiện văn hóa nước ta trong giai đoạn giao thời.

D. Đoạn trích thành công với nghệ thuật ước lệ tượng trưng.

Phương pháp:

Căn cứ vào nội dung văn bản.

Lời giải chi tiết:

Nhận định đúng về đoạn trích: Đoạn trích thể hiện thái độ châm biếm của tác giả.

→ Đáp án: A

Câu 3. Thủ pháp nghệ thuật nào sau đây không được khai thác trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?

A. Sử dụng những câu văn hài hước.

B. Sử dụng thủ pháp cường điệu, nói mỉa.

C. Miêu tả nội tâm nhân vật.

D. Sử dụng đối thoại.

Phương pháp:

Căn cứ vào nội dung văn bản.

Lời giải chi tiết:

Thủ pháp nghệ thuật không được sử dụng trong đoạn trích: Miêu tả nội tâm nhân vật.

→ Đáp án: C

Câu 4. Lúc "hạ huyệt" cụ tổ, Xuân Tóc Đỏ "chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó" cái gì?

A. Cái giấy bạc ba đồng gấp tư.

B. Cái giấy bạc năm đồng gấp tư.

C. Tờ bạc một đồng gấp tư.

D. Tờ giấy bạc hai đồng gấp tư.

Phương pháp:

Căn cứ vào nội dung văn bản, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Lúc "hạ huyệt" cụ tổ, Xuân Tóc Đỏ "chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó" một cái giấy bạc năm đồng gấp tư.

→ Đáp án: B

Câu 5. Qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, nhà văn Vũ Trọng Phụng bày tỏ thái độ gì?

A. Cảm thương người quá cố.

B. Băn khoăn về sự tha hóa của con người.

C. Mỉa mai nhẹ nhàng mà sâu cay đám con cháu bất hiếu.

D. Phê phán quyết liệt cái xã hội thượng lưu đương thời bất nhân, giả dối, lố lăng, đồi bại.

Phương pháp:

Căn cứ vào nội dung văn bản, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, nhà văn Vũ Trọng Phụng bày tỏ thái độ phê phán quyết liệt cái xã hội thượng lưu đương thời bất nhân, giả dối, lố lăng, đồi bại.

→ Đáp án: D

Câu 6. Nghệ thuật trào phúng sắc bén, sâu cay trong truyện không được thể hiện qua yếu tố nào?

A. Tình huống truyện.

B. Nhân vật.

C. Dung lượng đoạn trích

D. Lời thoại của nhân vật

 Phương pháp giải

Căn cứ vào nội dung văn bản, suy luận.

Lời giải chi tiết

Nghệ thuật trào phúng sắc bén, sâu cay trong truyện không được thể hiện qua yếu tố dung lượng của đoạn trích.

→ Đáp án: C

Câu 7. Chi tiết “Đám cứ đi...” được lặp lại hai lần. Theo em dụng ý của tác giả là gì?

 Phương pháp giải

Căn cứ vào nội dung văn bản.

Lời giải chi tiết

Chi tiết “Đám cứ đi” được lặp lại hai lần. Chi tiết này mang ý nghĩa:

+ Đám tang không đi con đường ngắn nhất để ra nghĩa địa mà cứ cố tình dềnh dàng qua các phố để khoe giàu, khoe sang  Mỉa mai, chế giễu thói khoe giàu, khoe sang một cách lố bịch của đám con cháu bất hiếu.

+ Lột trần bản chất vô lương tâm của những người đưa đám.

+ Đám cứ đi nghĩa là mặc kệ cho đám cứ đi còn người đưa đám lại tìm cơ hội vui vẻ cho riêng mình.

+ Tạo nên giọng điệu trào phúng.

Câu 8. Lời văn của tác giả trong đoạn trích trên đậm chất trào phúng. Em hãy tìm trong đoạn trích một dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh điều đó.

Phương pháp

Căn cứ vào nội dung văn bản.

Lời giải chi tiết

Học sinh có thể tự chọn một chi tiết mà em cho rằng nổi bật được nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.

Gợi ý: Cảnh tượng trào phúng: Cảnh đưa đám.

+ Chậm chạp và nhốn nháo.

+ Các loại kèn ta, Tây , Tàu lố lăng.

+ Người đi đám nói chuyện bàn tán.

Câu 9. Từ nội dung đoạn trích, em suy nghĩ như thế nào về vấn đề hội nhập hiện nay?

 Phương pháp

Căn cứ vào nội dung văn bản.

Lời giải chi tiết

- Hội nhập là điều cần thiết trong sự phát triển của một xã hội.

- Hội nhập là tiếp thu những cái mới mẻ, văn minh của nhân loại.

- Hội nhập phải biết chọn lọc. Hội nhập không có nghĩa là chạy theo, đua đòi, đánh mất bản chất văn hóa truyền thống của dân tộc.

PHẦN II – LÀM VĂN (4 điểm)

Câu 1. Phân tích cảnh đưa đám, hạ huyệt trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia?

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập văn bản.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

* Đảm bảo kết cấu (mở bài, thân bài, kết bài).

a. Mở bài:

- Dẫn dắt vào vấn đề.

- Nêu vấn đề nghị luận: Cảnh đưa đám và hạ huyệt trong đoạn trích Hạnh phúc về một tang gia.

b. Thân bài:

* Cảnh đưa đám:

- Đám ma tổ chức như một đám hội.

- Là nơi để cô Tuyết phô bày bộ quần áo hở hang.

- Là nơi để các ông già, khoe già (khoe râu) và khoe huân chương.

- Là thời cơ để Xuân tóc đỏ bước chân chính thức vào xã hội thượng lưu.

- Là nơi để trai gái hẹn hì, tụ tập tán tỉnh nhau.

→ Tình huống bình thường: trang trọng, kính cẩn. Ai cũng được hưởng lợi từ đám ma. Một xã hội nhốn nháo, dâm ô, khốn nạn, đểu cáng.

→ Điệp khúc “Đám cứ đi” thể hiện thế lực của cái ác, cái khốn nạn vô cùng mạnh.

→ Giọng trần thuật, miêu tả, giễu nhại.

* Cảnh hạ huyệt:

- Cậu Tú Tân bắt mọi người tạo dáng thương tâm để chụp ảnh.

- Tiếng khóc thương tâm giả tạo, lộ liễu của ông Phán mọc sừng.

→ Tình huống bình thường: Tiếng khóc thương tâm. Đây là màn hài kịch lên đến cao trào nhất. Người ta làm giả cả những thứ không thể làm giả được, một cách trắng trợn nhất: đó là tình thương.

→ Một xã hội khốn nạn, tàn bạo, vô nhân tính xã hội chó đểu.

→ Nghệ thuật khắc họa chân dung hành động và chi tiết bậc thầy.

* Đánh giá:

- Vạch trần, phê phán bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị đương thời thông qua hình ảnh của một gia đình có tang.

- Réo lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận người Việt Nam cả hôm qua và

ngày nay.

- Nghệ thuật trào phúng sắc bén được thể hiện qua: Tình huống trào phúng; Cảnh tượng trào phúng; Chân dung biếm họa; Ngôn ngữ và lời văn hài hước.

c. Kết bài: Đánh giá lại vấn đề.

HocTot.Nam.Name.Vn

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close