Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Đề số 3

Câu 1: Khối Hiệp ước gồm những nước nào?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Câu 1: Khối Hiệp ước gồm những nước nào?

A. Đức, Áo - Hung.                                                         

B. Anh, Pháp, Nga.

C. Đức, Pháp, Nga.                                                         

D. Áo - Hung, Nga, Anh.

Câu 2: Nhân tố nào không khiến các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản.

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

C. Sự thắng lợi của cách mạng vô sản tháng Mười Nga.

D. Hai khối quân sự đối lập nhau được thành lập.

Câu 3: Người khám phá ra bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật là ai?

A. Lô-mô-nô-xốp.             

B. Niu- tơn.                      

C. Đác-uyn.                      

D. Rơn-ghen.

Câu 4: Tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình là của tác giả nào?

A. Lỗ Tấn (Trung Quốc).                                                

B. Lép Tôn-xtôi (Nga).

C. Mác-Tuên (Mỹ).                                                         

D. Vích-to Huy-gô (Pháp).

Câu 5: Thành tựu cơ bản nhất trong nền công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?

A. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.                        

B. Kỹ thuật luyện kim được cải tiến.

C. Nhiều máy chế tạo công cụ kĩ thuật ra đời.                

D. Phát triển ngành nghề khai thác mỏ.

Câu 6: (ID: 650075) Năm 1807, nước Mỹ đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực kĩ thuật?

A. Chế tạo được loại xe lửa có nhiều toa.

B. Phát minh ra máy điện tín.

C. Sáng tạo ra đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

D. Đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.

Câu 7: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa, phát triển thành một nước

A. tư bản hiếu chiến        

B. tư bản công nghiệp.    

C. công nghiệp phát triển.

D. lớn nhất thế giới

Câu 8: Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở đầu thế kỉ XX là

A. gây chiến với các nước tư bản phương Tây.1

B. đẩy mạnh xuất khẩu tư bản để thu nguồn lợi nhuận khổng lồ.

C. tiến hành ngoại giao hòa bình, hợp tác với các nước láng giềng.

D. đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng.

Câu 9: Ý nào không phải là chính sách cai trị về chính trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

A. Thi hành nhiều biện pháp để áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp.

B. Điều hành trực tiếp là phó vương và một hội đồng gồm 5 ủy viên.

C. Biến Ấn Độ thành một tỉnh của Anh.

D. Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời vừa là Nữ hoàng Ấn Độ.

Câu 10: Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX có những chuyển biến sâu sắc là do

A. tác động từ các cuộc phát kiến địa lí của người châu Âu.

B. chính sách xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây.

C. những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu.

D. chính sách xâm lược và bành trướng lãnh thổ của Nhật Bản.

Câu 11: Mạng lưới sông Mê Công có hình dạng gì?

A. Nan quạt.                     

B. Lông chim.                   

C. Xương cá.                    

D. Vòng cung.

Câu 12: Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng nào?

A. Tây Nguyên.                

B. Nam Bộ.                      

C. Bắc Bộ.                        

D. Cả nước.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sinh vật Việt Nam?

A. Chủ yếu là các loài cận nhiệt, ôn đới.                         

B. Đa dạng và phong phú.

C. Đa dạng các hệ sinh thái khác nhau.                           

D. Đang bị biến đổi và suy giảm nhanh chóng.

Câu 14: Sự đa dạng của sinh vật Việt Nam không biểu hiện qua

A. thành phần loài.           

B. kiểu gen di truyền.       

C. kiểu hệ sinh thái.         

D. môi trường sống.

Câu 15: Nhận định nào sau đây không phải là thực trạng rừng ở nước ta hiện nay?

A. Rừng nguyên sinh còn rất ít, phổ biến là rừng thưa mọc lại pha tạp hoặc trảm cỏ khô cằn.

B. Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp.

C. Chất lượng rừng bị suy giảm.

D. Rừng trồng tăng nhanh chóng, chất lượng rừng tự nhiên tăng cao.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?

A. Thổi liên tục trong suốt mùa đông.

B. Chỉ hoạt động ở miền Bắc.

C. Càng về phía Nam cường độ càng giảm.

D. Tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc.

Câu 17: Khí hậu nước ta không có đặc điểm chung nào sau đây?

A. Đa dạng.                                                                     

B. Thất thường.

C. Tương đối ổn định.                                                     

D. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 18: Đặc điểm chung của hệ thống sông Hồng, sông Thu Bồn là gì?

A. Chế độ nước chia làm hai mùa.                                  

B. Có hơn 50 phụ lưu.

C. Mùa lũ diễn ra vào tháng 2.                                        

D. Mạng lưới hình lông chim.

Câu 19: Lũ trên hệ thống sông Mê Công có đặc điểm gì?

A. Lên rất nhanh, đột ngột.                                             

B. Lên chậm, xuống chậm.

C. Khá nhanh trong mỗi tháng.                                       

D. Nước sông nhiều phù sa.

Câu 20: Ứng phó với biến đổi khí hậu không bao gồm hoạt động nào sau đây?

A. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.                                        

B. Thích ứng biến đổi khí hậu.

C. Giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.

D. Đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Câu 21: Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa?

Câu 22: Nêu ví dụ ảnh hưởng của một thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

----- HẾT -----

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

1.B

2.C

3.C

4.B

5.A

6.D

7.B

8.D

9.C

10.B

11.B

12.D

13.A

14.D

15.D

16.A

17.C

18.A

19.B

20.D

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

Cách giải:

Khối Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga ra đời năm 1907.

Chọn B. Câu 2 (TH):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị cho Chiến tranh thế giới thứ nhất do:

-   Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

-  Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự kình địch nhau:

+ khối Liên minh gồm Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a ra đời năm 1882;

+ khối Hiệp ước của ba nước Anh, Pháp, Nga hình thành năm 1907.

-   Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn thanh toán địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.

Chú ý khi giải:

Thắng lợi của cách mạng tháng Mười là hệ quả không mong muốn của các nước đế quốc khi tiến hành chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Chọn C. Câu 3 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Những thành tựu về khoa học và kĩ thuật.

Cách giải:

Người khám phá ra bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật là Đác-uyn.

Chọn C. Câu 4 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Những thành tựu chủ yếu về văn học và nghệ thuật.

Cách giải:

Tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình là của tác giả Lép Tôn-xtôi (Nga).

Chọn B. Câu 5 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Những thành tựu về khoa học và kĩ thuật.

Cách giải:

Thành tựu cơ bản nhất trong nền công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.

Chọn A. Câu 6 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8 nội dung Những thành tựu tiêu biểu về khoa học và kĩ thuật.

Cách giải:

Năm 1807, một kĩ sư người Mĩ là Phơn-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.

Chọn D. Câu 7 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Cuộc Duy tân Minh Trị.

Cách giải:

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

Chọn B. Câu 8 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản.

Cách giải:

Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở đầu thế kỉ XX là đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng.

Chọn D. Câu 9 (TH):

Phương pháp:

Loại trừ đáp án.

Cách giải:

Ý không phải là chính sách cai trị về chính trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đó là biến Ấn Độ thành một tỉnh của Anh.

Chọn C.

Câu 10 (TH):

Phương pháp:

Suy luận trên kiến thức đã học về Ấn Độ.

Cách giải:

Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX có những chuyển biến sâu sắc là do chính sách xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây.

Chọn B.

Câu 11 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Thủy văn Việt Nam.

Cách giải:

Mạng lưới sông Mê Công có hình lông chim.

Chọn B.

Câu 12 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Khí hậu Việt Nam.

Cách giải:

Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho cả nước.

Chọn D.

Câu 13 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, sinh vật Việt Nam

Cách giải:

Sinh vật Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc nhiệt đới và một phần cận nhiệt và ôn đới (ở miền Bắc). Nhận xét sinh vật nước ta chủ yếu là loài cận nhiệt, ôn đới là không đúng.

Chọn A.

Câu 14 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, sinh vật Việt Nam.

Cách giải:

Sự đa dạng của sinh vật Việt Nam biểu hiện qua thành phần loài, kiểu gen và kiểu hệ sinh thái; không biểu hiện qua môi trường sống.

Chọn D.

Câu 15 (NB):

Phương pháp:SGK Lịch sử và Địa lí 8, sinh vật Việt Nam.

Cách giải:

Thực trạng rừng ở nước ta hiện nay:

-  Rừng nguyên sinh còn rất ít, phổ biến là rừng thưa mọc lại pha tạp hoặc trảm cỏ khô cằn.

-  Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp.

-  Chất lượng rừng bị suy giảm.

Chọn D.

Câu 16 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Khí hậu Việt Nam.

Cách giải:

Gió mùa Đông Bắc xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau, xen kẽ là những đợt gió Đông Nam. Do đó, nhận xét gió mùa Đông Bắc thổi liên tục trong suốt mùa đông là không đúng.

Chọn A.

Câu 17 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Khí hậu Việt Nam.

Cách giải:

Khí hậu nước ta có đặc điểm:

-  Mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

-  Đa dạng và thất thường.

-> C không đúng.

Chọn C.

Câu 18 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Thủy văn Việt Nam.

Cách giải:

Đặc điểm chung của hệ thống sông Hồng, sông Thu Bồn là chế độ nước chia làm hai mùa.

Chọn A.

Câu 19 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Thủy văn Việt Nam.

Cách giải:

Nhờ mạng lưới sông dạng lông chim và được điều tiết bởi hồ Tôn-lê Sáp (Cam-pu-chia) nên vào mùa lũ nước lên và xuống chậm.

Chọn B.

Câu 20 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Biến đổi khí hậu.

Cách giải:

Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu:

-  Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.

-  Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để phù hợp với môi trường mới hoặc môi trường bị thay đổi, để ứng phó với tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu, do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng những mặt có lợi.

Chọn D.

Câu 21 (TH):

Phương pháp:

Giải thích.

Cách giải:

-  Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa, vì:

+ Lực lượng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đều là các nước đế quốc (tập hợp trong hai khối quân sự là Liên minh và Hiệp ước).

+ Mục đích tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc là nhằm giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa. Bên cạnh đó, các nước đế quốc còn muốn lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trong nước và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc là những người phải gánh chịu mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây ra.

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, thị trường và thuộc địa cho các nước đế quốc thắng trận (qua hai hội nghị hòa bình ở Vécxai và Oasinhtơn), nhân dân lao động ở các nước hoàn toàn không được hưởng thành quả từ chiến thắng.

Câu 22 (VD):

Phương pháp:

Phân tích và giải thích.

Cách giải:

* Gợi ý: Ảnh hưởng của mưa lớn đến sản xuất nông nghiệp tại một số huyện thuộc tỉnh Hải Dương.

-   Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 7, ngày 11/10/2022, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, gây ngập úng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp:+ Tại huyện Bình Giang, có hơn 500ha lúa bị đổ, chủ yếu là lúa nếp ở các xã Thúc Kháng, Long Xuyên và Thái Hòa và hơn 80ha cây vụ đông mới trồng bị ảnh hưởng do mưa úng.

+ Tại huyện Gia Lộc, ghi nhận hơn 450ha lúa mùa đã bị đổ và khoảng 1.100 ha rau màu bị ảnh hưởng do mưa úng.

+ Tại huyện Nam Sách cũng có khoảng 96 ha rau màu bị ngập úng, trong đó có khoảng 38 ha có nguy cơ bị thiệt hại nặng, tập trung ở các xã Thái Tân và Minh Tân.

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close