Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 - Đề số 2

Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu bằng sự kiện nào?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu bằng sự kiện nào?

A. Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga.

B. Ngày 28/7/1914, Áo-Hung tấn công Xéc-bi.

C. Ngày 4/8 /1914, Anh tuyên chiến với Đức.

D. Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát.

Câu 2: Vì sao lại gọi là chiến tranh thế giới?

A. Cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc.

B. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng trong chiến tranh.

C. Chiến tranh trên quy mô lớn với sự tham gia của nhiều nước trên thế giới.

D. Để lại những thiệt hại nặng nề về người và của.

Câu 3: Giống như Mặt trời chói lọi, cách mạng thảng Mười Nga chiếu sảng nhất năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất”. Câu nói đó của ai?

A. Lê-nin.

B. Hồ Chí Minh.

C. Xta-lin.

D. Mao Trạch Đông.

Câu 4: Một trong những thành tựu về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII-XIX gắn với C. Mác và Ph. Ăng-ghen là

A. Chủ nghĩa duy vật.

B. Học thuyết kinh tế chính trị.

C. Chủ nghĩa xã hội khoa học.

D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Câu 5: Nhà khoa học nào đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn?

A. Niu-tơn.                       

B. Đác-uyn.                      

C. Lô-mô-nô-xốp.             

D. Hê-ghen.

Câu 6: Tại sao nói những thành tựu khoa học – kĩ thuật nửa đầu thế ki XX cũng có tác động tiêu cực đến cuộc sống của con người.

A. Chưa đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống của con người.

B. Chế tạo ra phương tiện chiến tranh mang tính hủy diệt.

C. Một số thành tựu sinh học chưa được áp dụng.

D. Không phải ai cũng sử dụng hết những thành tựu ấy.

Câu 7: Nội dung nào sau đây là chính xác khi nói về chính sách cải cách về chính trị-xã hội của Thiên hoàng Minh Trị?

A. Xóa bỏ chế độ Tướng quân.

B. Xoá bỏ chế độ Mạc phủ, nhưng vẫn giữ nguyên chế độ nông nô.

C. Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền.

D. Thi hành chính sách giáo dục cưỡng bức theo kiểu phương Tây.

Câu 8: Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện chính sách cải cách về kinh tế như thế nào?

A. thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền về ruộng đất của phong kiến.

B. hạn chế xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển giao thông liên lạc.

C. Nhà nước cho phép nhân dần tự do quyền khai thác mỏ.

D. hạn chế phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

Câu 9: Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ là

A. tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng.

B. ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách.

C. bạo động, lật đổ chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ.

D. hợp tác với chính phủ thực dân để đàn áp quần chúng.

Câu 10: Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đã bị biến thành thuộc địa của thực dân phương Tây, ngoại trừ

A. In-đô-nê-xi-a.               

B. Xiêm.                           

C. Mã Lai.                        

D. Phi-lip-pin.

Câu 11: Mùa lũ trên lưu vực sông Mê Công diễn ra vào thời gian nào?

A. Từ tháng 7 đến tháng 11.

B. Từ tháng 7 đến tháng 12.

C. Từ tháng 8 đến tháng 11.

D. Từ tháng 8 đến tháng 12.

Câu 12: Loại gió nào thổi vào nước ta và mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc?

A. Gió mậu dịch nửa cầu Nam.  

B. Gió Mậu dịch nửa cầu Nam.

C. Gió Đông Bắc.                                                            

D. Gió Tây Nam.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?

A. Thổi liên tục trong suốt mùa đông.

B. Chỉ hoạt động ở miền Bắc.

C. Càng về phía Nam cường độ càng giảm.

D. Tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc.

Câu 14: Hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta chủ yếu phân bố ở đâu?

A. Rộng khắp trên cả nước.

B. Vùng đồi núi.

C. Vùng đồng bằng.                                                        

D. Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển, ven các đảo.

Câu 15: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở nước ta không bao gồm

A. rừng kín thường xanh.

B. rừng thưa, rừng tre nứa.

C. rừng trên núi đá vôi,...                                                

D. rừng lá kim, cây bụi.

Câu 16: Mùa lũ trên lưu vực sông Hồng diễn ra vào thời gian nào?

  1. A.     Từ tháng 6 đến tháng 10.

B. Từ tháng 6 đến tháng 11.

C. Từ tháng 7 đến tháng 11.                                            

D. Từ tháng 8 đến tháng 12.

Câu 17: Mùa cạn trên lưu vực sông Hồng diễn ra vào thời gian nào?

A. Từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.                              

B. Từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau.

C. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.                              

D. Từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau.

Câu 18: Lũ trên hệ thống sông Thu Bồn có đặc điểm gì?

A. Lên rất nhanh, đột ngột.                                             

B. Lên chậm, nhiều phù sa.

C. Khá đều trong mỗi tháng.                                           

D. Nhịp độ mùa đều đặn.

Câu 19: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu?

A. Nhiệt độ Trái Đất tăng.                                               

B. Nước biển dâng.

C. Lượng mưa thay đổi.                                                  

D. Trái Đất chuyển động nhanh hơn.

Câu 20: Đất feralit hình thành trên đá vôi ở nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đông Bắc, Bắc Trung Bộ.                                          

B. Nam Bộ, Tây Nguyên.

C. Tây Nguyên, Ven biển.                                               

D. Đồng bằng châu thổ sông.

Câu 21: Hãy phân tích hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại.

Câu 22: Hãy lấy ví dụ chứng minh tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.

----- HẾT -----

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

1.B

2.C

3.B

4.C

5.A

6.B

7.C

8.A

9.B

10.B

11.A

12.C

13.A

14.D

15.D

16.A

17.C

18.A

19.D

20.A

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

Cách giải:

Ngày 28/7/1914, Áo-Hung tấn công Xéc-bi. Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga. Ngày 4/8 /1914, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc bùng nổ và và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

=> Sự kiện ngày 28/7/1914, Áo-Hung tấn công Xéc-bi là sự kiện bắt đầu chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chọn B. Câu 2 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào quy mô của cuộc chiến tranh để giải thích.

Cách giải:

Chiến tranh thế giới là cuộc xung đột quân sự diễn ra trên quy mô lớn có sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới. Xét chiến tranh thế giới thứ nhất, đây là một cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn, cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.

Chọn C.

Câu 3 (VDC):

Phương pháp:

Liên hệ kiến thức.

Cách giải:

Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện vai trò to lớn của cách mạng tháng Mười đối với Việt Nam. Khi Nguyễn Ái Quốc đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin” là khi tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, con đường cách mạng vô sản. Cách mạng tháng Mười chính là cái mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển min của loài người, bước từ kỉ nguyên nô lệ sang kỷ nguyên con người làm chủ vận mệnh của mình, tạo nên bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử nhân loại.

Chọn B. Câu 4 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Những thành tựu về khoa học và kĩ thuật.

Cách giải:

Một trong những thành tựu về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII-XIX gắn với C. Mác và Ph. Ăng-ghen là Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Chọn C. Câu 5 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Những thành tựu tiêu biểu về khoa học và kĩ thuật.

Cách giải:

Nhà khoa học đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn đó là I. Niu-tơn.

Chọn A. Câu 6 (TH):

Phương pháp:

Suy luận.

Cách giải:

Những thành tựu khoa học – kĩ thuật nửa đầu thế kỉ XX bên cạnh tác động tích cực là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người thì nó còn mang tác động tiêu cực, đó là: một số thành tựu khoa học – kĩ thuật được áo dụng để chế tạo ra các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh các tính hủy diệt. Các loại phương tiện chiến tranh này được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai, gây ra bao đâu thương cho các dân tộc.

Chọn B. Câu 7 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Cuộc Duy tân Minh Trị.

Cách giải:

Nội dung cải cách về chính trị, xã hội của cải cách Duy tân Minh Trị (1868) là: Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền; thi hành chính sách giáo dục bắt buộc; chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

Chọn C. Câu 8 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Cuộc Duy tân Minh Trị.

Cách giải:

Chính sách về kinh tế của cuộc Duy Tân Minh Trị là: chính phủ thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, … phục vụ giao thông giao thông liên hệ.

Chọn A. Câu 9 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Tình hình chính trị, xã hội của Ấn Độ.

Cách giải:

Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ là ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách.

Chọn B.

Câu 10 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, nội dung Đông Nam Á.

Cách giải:

Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đã bị biến thành thuộc địa của thực dân phương Tây, ngoại trừ Xiêm.

Chọn B.

Câu 11 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Thủy văn Việt Nam.

Cách giải:

Mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 80% tổng lượng nước cả năm.

Chọn A.

Câu 12 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Khí hậu Việt Nam.

Cách giải:

Miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc từ vùng áp cao ở lục địa phương Bắc tràn xuống thành từng đợt, mang lại một mùa đông không thuần nhất: đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, cuối mùa đông lạnh ẩm.

Chọn C.

Câu 13 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Khí hậu Việt Nam.

Cách giải:

Gió mùa Đông Bắc xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau, xen kẽ là những đợt gió Đông Nam. Do đó, nhận xét gió mùa Đông Bắc thổi liên tục trong suốt mùa đông là không đúng.

Chọn A.

Câu 14 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, sinh vật Việt Nam.

Cách giải:

Hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta chủ yếu phân bố ở vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển, ven các đảo.

Chọn D.

Câu 15 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, sinh vật Việt Nam.

Cách giải:

Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn nước ta, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa chiếm phần lớn diện tích, bao gồm: rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng trên núi đá vôi,...

Chọn D.

Câu 16 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Thủy văn Việt Nam.

Cách giải:

Mùa lũ trên lưu vực sông Hồng diễn ra từ tháng 6 - 10, chiếm 75% lượng nước cả năm.

Chọn A.

Câu 17 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Thủy văn Việt Nam.

Cách giải:

Mùa cạn trên lưu vực sông Hồng diễn ra từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, chiếm 25% lượng nước cả năm.

Chọn C.

Câu 18 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Thủy văn Việt Nam.

Cách giải:

Lũ trên sông Thu Bồn lên rất nhanh, đột ngột do đặc điểm địa hình, khí hậu và mạng lưới sông.

Chọn A.

Câu 19 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 8, Biến đổi khí hậu.

Cách giải:

Các biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu bao gồm: nhiệt độ Trái Đất tăng, lượng mưa thay đổi, nước biển dâng, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Chọn D.

Câu 20 (VD):

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức phần Thổ nhưỡng Việt Nam.

Cách giải:

Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.

Chọn A.

Câu 21 (TH):

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

- Hậu quả:

+ Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

+ Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của khối Hiệp ước, song đã gây ranhững thảm hoạ hết sức nặng nề đối với nhân loại.

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống nhà máy bị phá huỷ.

-  Tác động:

+ Các nước châu Âu đều biến thành con nợ của Mỹ. Riêng Mỹ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ buôn bánvũ khí, đất nước không bị tàn phá, thu nhập quốc dẫn tăng gấp đôi vốn đầu tư ra nướcngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực ĐôngÁ và Thái Bình Dương.

+ Trong quá trình chiến tranh, Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Câu 22 (VD):

Phương pháp:

Phân tích và giải thích.

Cách giải:

* Gợi ý: Việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồng:

-   Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt của người dân…

-  Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close