Đề thi giữa kì 1 Văn 12 Kết nối tri thức - Đề số 1Tải về Đề thi giữa kì 1 Văn 12 bộ sách kết nối tri thức đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (4đ) Học sinh đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi kế tiếp BƠ VƠ (chương 2, Bỉ vỏ, Nguyên Hồng) Tóm tắt tiểu thuyết “Bỉ vỏ” Bính là cô gái nghèo làng Sòi. Vì nhẹ dạ, yêu một gã Tham đạc điền và bị hắn bỏ rơi giữa lúc bụng mang dạ chửa, cô bị cha mẹ hắt hủi, đay nghiến và đứa bé sinh ra phải đem bán đi vì sợ làng bắt vạ. Đau đớn, Bính trốn nhà đi Hải Phòng mong tìm được người tình nhưng lại rơi vào nhà chứa của mụ Tài sẽ cấu. Sống ê chề, cực nhục ở nơi bẩn thỉu hội hám, Bính ốm nặng. Bính toan tự tử nhưng được Năm Sài Gòn, trùm lưu manh ở Hải Phòng, chuộc ra khỏi nhà chứa, chăm sóc hết lòng. Nhưng rồi Năm bị bắt. Thế là, bất đắc dĩ, Bính trở thành một “bỉ vỏ” – người đàn bà ăn cắp. Do một sự hiểu lầm và ghen tuông, Năm Sài Gòn đuổi Bính đi. Bính về Nam Định, gồng thuê gánh mướn kiếm ăn. Được tin bố mẹ ở quê gặp tai hoạ có thể bị tù, Bính không còn cách nào khác, đã phải nhận lời lấy một viên mật thám để có tiền gửi về cứu bố mẹ. Năm Sài Gòn bị bắt bởi chính tay người chồng Bính. Không chút do dự, cô đã lẻn xuống trại giam, mở khoá cứu Năm rồi cùng y đi trốn. Kết cục bi thảm đã đến: một lần, Năm cướp được một đứa bé đeo vòng vàng trên tàu thuỷ. Bính hốt hoảng nhận ra đó chính là đứa con mà bao lâu Bính nhớ thương. Nhưng nó đã chết! Giữa lúc đó, đội xếp, mật thám ập vào, Năm và Bính đều bị bắt. Đoạn trích sau là chương 2 của tác phẩm (1) Hải Phòng. Lần này là lần đầu tiên Bính bước chân đến một tỉnh ồn ào đông đúc, khác hẳn chốn quê mùa vắng vẻ. Bính trốn đi, sau đêm ấy đến nay đã được bốn hôm. Bốn hôm dài quá chừng! [..] Món tiền sáu hào chắt bóp ngót nửa năm trời đã dùng để trả tiền ăn tiền tàu từ Nam ra Phòng mất bốn hào. Còn hai hào thì vừa vặn ăn uống trong hai hôm nay. Bính hoang mang, cúi gằm mặt trong dải đường nhựa lấp lánh bóng trăng nhấc từng bước một. Bính đi như thế không cần biết rồi sẽ đi tới đâu, miễn cho qua một đêm. Lúc này Bính bỗng hồi hộp, bối rối lạ thường. Những bụm cọ đen thẫm, ù ù lộng gió ở vườn hoa sông Lấp gợi trong trí Bính bao nhiêu hình dung quái gở. Bính tưởng con đường Bính đi tối tăm hoang vắng như cảnh một bãi tha ma. Những cành xoan xao động và những cành tre là ngọn bên những ngôi mộ chơ vơ mới đắp. Những tàu lá cọ to sùm suề giống những mớ tóc người điên hay thắt cổ. Bính bật kêu khe khẽ: - Biết làm sao đêm nay?! Bính lại thấy đêm lạnh và dài lắm, một thân gái quê mùa đi bỡ ngỡ lang thang ở giữa cái tỉnh lắm kẻ lừa lọc, nham hiểm này, gặp những sự không may lạ thường. Nếu Bính không khéo gìn giữ, biết đâu đêm nay chẳng sẽ là cái đêm bắt đầu một cuộc đời khốn nạn nhơ nhuốc khác mà dù cực nhục chừng nào, Bính cũng phải cắn răng chịu, chứ không thể quay về quê nhà được. Bính thở dài. Mấy hôm nay tai tiếng chắc đã đồn đi khắp làng trên làng ngoài. Thế nào họ chẳng bảo lại vì mê giai, theo giai mà bỏ nhà đi. Cái tiếng theo giai đó là một sự nhơ nhuốc không sự nhơ nhuốc nào bằng. Vì người ta hiểu rằng: giai là một đứa xỏ xiên chỉ phá hoại trinh tiết người đàn bà, còn kẻ theo nó phải là một con đĩ thoã vô cùng. Bính đã đi qua Sáu kho. Hôm nay các tàu chạy hết. Trên sông chỉ còn thấp thoáng mấy ánh lửa leo lét, chập chờn của dăm chiếc thuyền con đỗ đằng xa. (2) Thốt nhiên Bính dừng bước, trong một phút Bính tưởng như là bến Sòi quê Bính. Bính ngẩng đầu bỡ ngỡ nhìn, lắng tai nghe: tiếng đọc kinh đâu đây nhẹ nhàng vang trước gió lạnh, réo rắt và thấm thía... Sự hồi tưởng ấy làm Bính cảm thấy rõ rệt bố mẹ mình là giả dối. Bính ghê sợ cho sự “nguyện ngắm” hàng ngày chỉ dùng che mắt thế gian. Phải, chỉ che mắt thế gian thôi! Nay đi xưng tội, mai đi chịu lễ, sáng sớm nào cũng có mặt ở nhà thờ, đêm nào cũng thức tới mười một, mười hai giờ để đọc kinh, hỏi để làm gì? Thì cũng như trăm nghìn gia đình chỉ ngoan đạo bề ngoài, gia đình Bánh bao năm được người làng khen là êm ấm đáng làm mẫu mực nhưng thực chẳng có lấy một chút gì yên vui, thuận hoà, đạo đức bên trong. Cha mẹ Bính cắn rứt nhau luôn, vì thiếu thốn, chửi mắng hành hạ Bính luôn vì Bính không như ai giảo hoạt, tinh ranh trong sự cạnh tranh khách đi đò và buôn bán mua rẻ bán đắt tôm cá của các thuyền chài lưới quen thuộc. Hơn nữa, Bính không biết mưu tính các cách gian lận với những khách gửi hàng để lo cho mình có cái bộ cánh mà nhà không sao sắm sửa được vì ruộng đất cày cấy không có, ngoài mảnh vườn chỉ được cái rau ăn còn đều trông vào con đò thì phải sinh sống rất khôn ngoan xoay giờ đủ mặt. Những điều này đã làm Bính suy nghĩ và đau lòng. Bính buồn bã lắc đầu rồi giơ tay làm “dấu” đoạn thầm thì cầu kinh. “Lạy Cha chúng tôi ở trên giời, xin Cha cho chúng tôi hàng ngày dùng đủ và tha nợ cho chúng tôi như chúng tôi đã tha kẻ có nợ chúng tôi... Thì Chúa sẽ ban ơn cho tôi giữ đạo nên ở đời này cho ngày sau được lên nước thiên đàng vui vẻ đời đời.... (3) Gió sông càng ù ù, sương càng mù mịt. Bính đọc hết năm chục kinh, làm “dấu”, đoạn khép chặt tà áo vào người rồi rảo bước. Chợt có tiếng người gọi: - Cô kia đi đâu? Bính không dám quay lại trả lời cứ lùi lũi đi nép vào rặng cây bên đường. Một chiếc xe tay đâm xô lại, chắn lấy lối đi, tiếp đến những tiếng cười ran: - “Săn” kì được “mẻng” ấy cho tao. Bính tránh hẳn sang bên kia, gằm mặt xuống xốc lại cái đẫy vải đeo sau lưng. Một người đàn ông vận quần áo lót kẻ sòng sọc rất chải chuốt và tóc bóng lộn, ngồi trên xe nom trõ mặt vào mặt Bính, Bính quay mặt ra chỗ khác. Người ấy kéo vạt áo Bính, ngọt ngào hỏi: – Cô định tìm ai ở đây? Bính hoảng hốt chực chạy. Nhưng chung quanh Bính năm chiếc xe đã vây kín, Bính kêu lên: - Ô kìa! Tên ngồi xe nhại lại, cười sặc sụa. Dáng điệu ngây thơ của Bính bảo rõ với bọn này rằng Bính là một gái quê mới ra tỉnh lần đầu và là một gái quê xinh đẹp hẳn hoi. Thật vậy, dưới ánh đèn điện, mắt Bính lấp lánh chớp luôn, đôi má mũm mĩm ửng hồng chúng trông ngon lành quá. Một gã kéo xe nhưng tóc mai cũng xén nhọn và để dài như thằng ngồi xe, mặc hai gã khác ngồi trên xe ngăn lại không cho, rồi gã vận quần áo lót kẻ sòng sọc áo trắng là cổ bẻ và ngoài khoác áo tây vàng toan giằng lấy khăn vuông Bính, song hai gã khác ngồi trên xe ngăn lại không cho, rồi gã vận quần áo lót kẻ sòng sọc mượn cớ nhảy xuống bíu lấy vai Bính. Bính kêu thất thanh. Thừa cơ hai cái xe chạy đi đón khách dưới thuyền lên, Bính liền lẩn nhanh ra chỗ khác. Đám xe rãn cả, tản mỗi nơi một chiếc. Còn Bính, Bính đi ngược lên phố vì Bính nhận thấy nếu cứ lang thang, bơ vơ ở những chỗ đường vắng thì thế nào cũng còn bị chòng ghẹo. Được một quãng có nhà cửa thì lại đến quãng vườn hoang. Những bụi cây là mù trước những ngọn đèn điện bóng mờ hiện ra trước mắt Bính làm trống ngực Bính lại đập thình thịnh. Chợt Bính lạnh toát cả người, quay đầu nhìn về đằng sau; một bóng người đương rảo gót như đuổi Bính. Bính đi nhanh hơn. Người theo sau cũng bước gấp, phút chốc hắn đi sát cạnh Bính và khẽ nói: – Cô! Cô chậm bước chứ để tôi ngỏ câu chuyện này. Nhời nói êm đềm khiến Bính bớt sợ, Bính đưa mắt nhìn thì đó là người ngồi trên xe ban nãy nhưng đã thay quần áo khác, Bính im lặng nhìn bộ y phục lạ lùng của hắn: cái áo dạ tím bó chẹt lấy lưng, hai ống quần lướt thướt như bằng lụa thì buông chùng quá gót, cái mũ dạ mới lạ làm sao, lóng lánh một chiếc tên mạ kém như dấu hiệu của lính. Bính chợt nhớ đến cái hạng công tử cũng kiểu ăn mặc như thế này những ngày hội đầu năm vùng Bính bọn chúng thường kéo về chớt nhả gái làng. Bính vội quay đi. Hắn chẳng còn do dự, nắm ngay cánh tay Bính, cặp mắt sáng lên khác thường – Cô đi đâu bây giờ? Đi một mình mà không buồn à? Bính thót người lại hết sức giăng tay ra, nhưng hắn đã bá lấy cổ Bính, hôn vào má Bính đánh chụt một cái. Đường vắng vẻ quá, gió thổi lào xào trong những bụm cọ lù mù, vành trăng lại bị mây đen che đi. Hắn bế xốc Bính lên, mặc Bính giãy giụa the thé van lơn, chạy vào trong vườn. Bính phải kêu thét lên nhưng gió thổi mạnh đánh bạt cả tiếng Bính đi. Trong chớp mắt hắn dằn Bính xuống vệ cỏ... Bỗng một đoàn xe đạp xăm xăm từ đằng xa tới, đèn xe kéo dài những vệt sáng rung động trên đường nhựa, có một ngọn soi chõ vào vườn như tìm tới. Bính vội gào to: - Các ông ơi! Cứu tôi với! Cứu tôi với! Chẳng để Bính kêu thêm, hắn hốt hoảng buông Bính ra rồi chạy thẳng. Bính choáng váng mừng rỡ, nhặt mau cái đẫy vải lăn trên bãi cỏ chạy ra đường. Gió thổi mạnh. Mấy người ngồi xe đạp chẳng nghe thấy gì, song họ đều ngẩng đầu tò mò trông khi Bính trong vườn xô ra. Bính cố giữ tự nhiên, lẳng lặng rảo bước một lát tới đầu phố. Trống ngực Bính vẫn đập rộn. Cảnh vật vẫn u ám! Bính len lét đến trước một cái hiên rộng, ngồi thở. Đồng hồ ở trong nhà vắng lên mười một tiếng. (4) Đường sá càng vắng tanh, vắng ngắt. Bính rùng mình. Đêm nay đối với Bính mới dài và cực nhục làm sao! Còn ê chề, cay đắng hơn cả một năm lam lũ! Bính nép người bên góc tường, gục mặt vào bàn tay, tê tái những cảm xúc đau xót sôi nổi trong lòng. Bính càng mỏi mệt, ròng rã một ngày, Bính đi không mấy lúc nghỉ chân. Đã thế lại vừa phải chống cự với thằng đểu kia nên hai đầu gối Bính mỏi dừ, bụng cồn cào ngâm ngẩm đau. Gió đêm như ru, Bính chợp mặt thiu thiu ngủ. Bỗng không biết từ đâu đưa tới tiếng trẻ con khóc oe oe giống tiếng mèo gào vang động cả trời khuya. Bính mở choàng mắt, chợt nhớ đến đứa con thơ chưa đầy tháng, tại cha mẹ Bính cay nghiệt, tại cái tục lệ quái ác mà Bính phải xa nó, xa nó không biết bao giờ lại được ôm nó trong lòng. Bính vừa cất tiếng khóc rưng rức thì tiếng khóc kia nín bặt, Bính vụt nghĩ đến đứa bé kia khóc thế nào chả có người vỗ về ru cho bú, còn con Bính thân phận con nuôi con mày, giá đêm khát sữa, thì dù có được chiều chuộng mấy chăng nữa cũng khó mà được bú đêm. Ấy là không kể đến người nuôi dỗ mãi không nín thì thế nào chả phát nó năm bẩy chiếc phát cho bõ cái bực tức bị thức giấc. (Nguyên Hồng, Bỉ vỏ, NXB Văn học 1985) (*) Tên văn bản do nhóm biên soạn đặt. *Nguyên Hồng (1918 – 1982), tên khai sinh Nguyễn Nguyên Hồng, là một nhà văn, nhà thơ. Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (1910). Vì có một tuổi thơ vô cùng bất hạnh, cay đắng nên ngay từ những tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người nghèo khó gần gũi mà ông yêu thương với một sự cảm thông sâu sắc, với tâm hồn của một người từng trải. Câu 1. Đọc tóm tắt tiểu thuyết và văn bản Bơ vơ để xác định những đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại (0,5đ) Câu 2. Tóm tắt nội dung văn bản Bơ vơ theo các đoạn đã đánh số và cho biết: Đoạn trích này có vị trí như thế nào đối với việc phản ánh số phận, cuộc đời của Tám Bính? (0,5đ) Câu 3. Vì sao Bính phải bỏ nhà ra đi (Hãy gắn đoạn trích với phần tóm tắt để lí giải)? Lý do này có ý nghĩa như thế nào? (1đ) Câu 4. Đọc đoạn số 1,3 và trả lời câu hỏi a,b (1đ) a. Tình cảnh hiện tại của Tám Bính cơ cực như thế nào? b. Cô ấy có nhận thức được cảnh ngộ của mình không? Điều này có ý nghĩa gì? Câu 5. Điều gì khiến Tám Bính nhớ về quê hương và gia đình? Cô nhớ về điều gì nhiều nhất? Đoạn văn bản viết về nỗi nhớ quê của Bính được thuật kể từ điểm nhìn nào? Điểm nhìn đó có vai trò gì đối với văn bản đọc? (1đ) II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. Cảm nhận của em về nhân vật Tám Bính trong văn bản đọc hiểu Bơ vơ. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật và xác định cảm hứng, phong cách sáng tác của văn bản đọc hiểu (Trả lời bằng đoạn văn 200 chữ) (2đ) Câu 2. (4đ) Em có đồng tình với việc bỏ nhà ra đi của Tám Bính không? Hiện tượng này có sảy ra với thanh niên hiện nay không? Em hãy biết bài luận (600 chữ) thể hiện chính kiến của mình về hiện tượng này -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án Đáp án đề 1 Câu 1. (0,5đ)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: - Nội dung phản ánh hiện thực trong phạm vi không gian thời gian rộng lớn: cuộc đời của Tám Bính khi là cô gái trẻ đến khi vào tù; Không gian làng quê và Hải Phòng - Nhân vật: Nhiều nhân vật thuộc gia đình làng quê, Tám Bính và xã hội – nơi diễn ra cuộc đời lang bạt của Tám Bính. Phản ánh trọn vẹn số phận của Tám Bính: mở đầu là sự lỡ dở (sinh đứa con không cha, kết thúc bi đát là vào tù) - Cốt truyện với vô số sự kiện về cuộc đời Tám Bính: Tám Bính bỏ nhà đi, vào nhà chứa, Năm Sài Gòn đuổi Bính đi, cô lấy một viên mật thám để có tiền gửi về cứu bố mẹ, Tám Bính cứu Năm Sài Gòn cùng y đi trốn. Kết thúc: chứng kiến con chết, bản thân bị bắt. Câu 2 (0,5 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: - Tóm tắt: + Đoạn 1: Bính bỏ nhà đi đã 4 ngày và vẫn bơ vơ, lo lắng ở Hải Phòng + Đoạn 2: Bính nhớ về làng Sòi, về nhà với bao nỗi cay đắng + Đoạn 3: Bính bị trêu ghẹo, ăn hiếp nơi phố thị + Đoạn 4: Bính bơ vơ, buồn bã và trào lên nỗi thương nhớ con - Đoạn trích ở phần đầu tiểu thuyết có vai trò mở đầu số phận của nhân vật tiểu thuyết: Tám Bính bỏ nhà ra đi và bắt đầu chuỗi ngày cơ cực tại Hải Phòng, cho số phận khốn cùng của cô Câu 3 (1 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: - Lí do Bính phải bỏ nhà ra đi: + Bố mẹ Bính là người độc ác: chửi rủa Bính; bán con của Bính để lấy tiền tiêu + Bính không thể chịu đựng được dư luận, sự đả kích ngay chính quê nhà mình - Lí do này có giá trị nhân đạo sâu sắc: + Tố cáo sự tàn độc của tư tưởng cổ hủ, những con người bất nhân (bố mẹ Bính) đã đẩy Bính vào con đường cùng (khiến Bính hư hỏng sau này) + Bênh vực, cảm thông với nỗi khổ của Bính, người con gái nông thôn cả tin này không thể chống đỡ được những cạm bẫy của xã hội Câu 4 (1 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn 1 và 3 Lời giải chi tiết: a. Tình cảnh hiện tại của Tám Bính: - Bỏ nhà quê ra phố, hết tiền: Món tiền sáu hào chắt bóp ngót nửa năm trời đã dùng để trả tiền ăn, tiền tàu từ Nam Định ra Phòng mất bốn hào. Còn hai hào thì vừa vặn ăn uống trong hai hôm nay; lang thang trong đêm bị trêu ghẹo, sàm sỡ,… - Bế tắc, hoang mang tột độ: Bính đi như thế không cần biết rồi sẽ đi tới đâu: “Biết làm sao đêm nay?! Bính lại thấy đêm lạnh và dài lắm” b. Cô nhận thức được cảnh ngộ của mình: - Một thân gái quê mùa bỡ ngỡ lang thang ở giữa cái tỉnh lắm kẻ lừa lọc, nham hiểm này, gặp những sự không may là thường - Việc mình bỏ đi sẽ đồn khắp làng: theo trai, đĩ thõa,… - Ý nghĩa: Bính- cô gái trẻ bất lực, bế tắc trước hoàn cảnh, ý thức được cảnh ngộ nhưng không thể thoát được cảnh ngộ ấy; việc Tám Bính sẽ liên tiếp gặp tai ương trong cuộc đời là tất yếu → tố cáo, lên án xã hội đẩy con người vào cảnh ngộ khốn cùng Câu 5 (1 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Nhớ lại kiến thức về điểm nhìn Lời giải chi tiết: - Điều khiến Tám Bính nhớ quê: tiếng đọc kinh đâu đây nhẹ nhàng vang trước gió lạnh, réo rắt và thấm thía,… - Nhớ về gia đình, cha mẹ: + Gia đình chẳng có lấy một chút gì yên vui, thuận hòa, đạo đức. Cha mẹ Bính luôn cắn rứt nhau vì thiếu thốn; + Chửi mắng hành hạ Bính vì Bính không biết mưu tính gian lận + Bố mẹ mình là giả dối, che mắt thế gian - Đoạn được thuật kể từ điểm nhìn bên trong của nhân vật - Vai trò của đoạn: khắc họa tâm lí nhân vật, nỗi đau khổ của cô gái trẻ, lí giải việc Tám Bính phải bỏ nhà ra đi, phản ánh một chặng đường đời của nhân vật chính II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Chú ý các chi tiết xây dựng nhân vật để phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật và phong cách sáng tác Lời giải chi tiết: Triển khai viết: văn bản có 3 đoạn nhỏ hoặc đoạn lớn (đảm bảo đủ các nội dung mà câu hỏi đã yêu cầu). - Xác định một số đặc điểm nổi bật của nhân vật: + Cô gái hiền lành chân chất của thôn quê (không như ai giảo hoạt, tinh ranh). + Cô gái chịu nhiều đau khổ (cha mẹ mắng chửi, phải bỏ nhà ra đi,...); giàu tình yêu thương (yêu nhớ đứa con khôn nguôi). + Cô gái có những đánh giá về con người cuộc sống (Bố mẹ mình là giả dối, che mắt thế gian; đọc kinh, hỏi để làm gì?; một thân gái quê mùa đi bỡ ngỡ lang thang ở giữa cái tỉnh lắm kẻ lừa lọc, nham hiểm này,...). + Lâm vào tình cảnh bế tắc. (Học sinh tự lấy dẫn chứng) (Học sinh có thể phân tích ngắn gọn 2–3 đặc điểm nổi bật của nhân vật và có dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp.) – Nghệ thuật xây dựng nhân vật: chú trọng diễn biến tâm lí qua độc thoại nội tâm, hồi ức,... một số hành động) - Cảm hứng và phong cách sáng tác của tác phẩm. + Cảm hứng thương cảm, phê phán. + Phong cách hiện thực. (Học sinh tự lấy dẫn chứng). Câu 2. (4đ)
Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn Lời giải chi tiết:
HocTot.Nam.Name.Vn
|