Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 12 - Kết nối tri thứcTải vềGồm nội dung ôn tập và bài tập vận dụng A. NỘI DUNG ÔN TẬP1. Phần đọc hiểua. Tiểu thuyết hiện đại
b. Thơ (biểu tượng và yếu tố siêu thực trong thơ)
c. Văn bản nghị luận (lập luận và các thao tác trong văn bản nghị luận)
d. Truyện truyền kì
e. Hài kịch
2. Phần tiếng Việta. Nói mỉa và nghịch ngữ
b. Một số biện pháp tu từ trong thơ
c. Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa
d. Điển cố trong tác phẩm văn học
3. Phần làm văna. Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện
b. Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ
c. Viết bài nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ)
d. Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn học
e. Viết báo cáo nghiên cứu mộ vấn đề tự nhiên, xã hội
B. BÀI TẬP1. Phần đọc hiểu* Văn bản Xuân tóc đỏ cứu quốcCâu 1: Cụm từ “chết một cách rất thể thao” có nghĩa là gì? Câu 2: Đoạn văn dưới đây có thể gợi lên ấn tượng gì về nhân vật Xuân Tóc Đỏ? “Cụ cố Hồng, ông Văn Minh, bà Phó Đoan, ông Typn và nhiều người, đều đã chán nản lắm, vì bà Văn Minh đã đại bại về giải quần vợt phụ nữ bản xứ. Tuyết cố làm cho ông bố đỡ buồn, kêu rằng cái phần danh dự của gia đình cũng còn có cơ cứu chữa được, vì mọi người còn hi vọng vào Xuân” * Văn bản Nỗi buồn chiến tranhCâu 3: Trạng thái tâm lí thường trực của nhân vật Kiên là gì? * Văn bản Cảm hoàiCâu 4: Thời gian và không gian ở hai câu thơ đầu được miêu tả như thế nào? - Thời gian: Mở đầu bài thơ, Đặng Dung phản ánh được tình hình thế sự của nước ta vào những năm 1407 – 1409 khi quân Minh kéo vào đóng chiếm Đại Việt. - Không gian: Rộng lớn mênh mang bao trùm cả xã hội lúc bấy giờ trong cơn biến loạn dữ dội, thế sự đảo điên trong sự bất lực. Thời thế loạn lạc với sự ngông cuồng cướp phá của giặc xâm lược. * Văn bản Tây TiếnCâu 5: Câu thơ “Tây Tiến người đi không hẹn ước” được hiểu như thế nào? * Văn bản Đàn ghi ta của Lor – caCâu 6: Ý nghĩa của lời đề từ bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca Ý nghĩa lời đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” Câu 7: Hai câu đầu bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca được diễn đạt lạ hóa như thế nào? * Văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộcCâu 8: Đặc điểm của văn hóa Việt Nam về tôn giáo trong tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) là gì? Câu 9: Qua đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, tác giả bày tỏ quan điểm gì? * Văn bản năng lực sáng tạoCâu 10: Vai trò của năng lực sáng tạo trong nền kinh tế tri thức là gì? * Văn bản Mấy ý nghĩ về thơCâu 11: Theo tác giả, “đầu mối của thơ” có lẽ sẽ tìm được ở đâu? * Văn bản Đền thiêng cửa bểCâu 12: Hành động tình nguyện nhảy xuống biển của Bích Châu chứng tỏ nàng là người như thế nào? * Văn bản Muối của rừngCâu 13: Đặc sắc nghệ thuật của văn bản là? * Văn bản Nhân vật quan trọngCâu 14: Nội dung chính của đoạn trích Nhân vật quan trọng là gì? * Văn bản Giấu củaCâu 15: Nội dung chính của hài kịch Quẫn phản ánh thực tế bức tranh xã hội thế nào? 2. Phần tiếng Việta. Nói mỉa và nghịch ngữCâu 1: Tác dụng của biện pháp nói mỉa trong câu ca dao sau là gì? “Vợ anh khéo liệu khéo lo, Bán một con bò, mua cái ễnh ương Đem về thả ở gậm giường Nó kêu ì ọp, lại thương con bò” Câu 2: Tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong câu văn sau: Công chúng luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái nước có hàng triệu con voi. Câu 3: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền. Câu 4: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Tôi xin chịu một hình phạt êm đềm: Đôi môi tôi như hai kẻ hành hương rụt rè xin sẵn sàng xóa vết bàn tay thô bạo kia bằng một cái hôn trìu mến. Câu 5: Dấu hiệu nhận biết nghịch ngữ trong câu sau: Ông hứa thế, giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao? b. Một số biện pháp tu từ trong thơCâu 6: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Lá vàng còn ở trên cây Lá xanh rụng xuống trời ơi là trời” Câu 7: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau: “Gặp thời đổ điếu công thành dễ Lỡ vận anh hùng hận xót xa Phò chúa dốc lòng nâng trục đất, Tẩy binh khôn lối kéo Ngân Hà” Câu 8: Tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ sau: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi!” Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ sau: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” c. Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửaCâu 10: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: Việc làm kịp thời này lẽ ra phải được tiến hành từ tháng trước. Câu 11: Sửa lại câu sau để chỉ hiểu được 1 nghĩa: Bầu trời in xuống dòng sông xanh ngắt một màu Câu 12: Xác định lỗi logic của câu sau: “Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, Vội vàng của Xuân Diệu như một bản tuyên ngôn về cách sống của cái tôi cá nhân”. Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng d. Điển cố trong tác phẩm văn họcCâu 13: Tác dụng của hai điển cố trong câu thơ sau là gì? Giường kia treo cũng hững hờ Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn. Câu 14: Điển cố được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ nào? Câu 15: Đoạn thơ sau sử dụng những điển cố nào? - Sầu đong càng lắc càng đầy, Ba thu dọn lại một ngày dài ghê. - Nhớ ơn chín chữ cao sâu, Một ngày một ngả bóng dâu tà tà - Khi về hỏi Liễu Chương Đài, Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay! - Bấy lâu nghe tiếng má đào. Mắt xanh chẳng để ai vào có không? 3. Phần làm văna. Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyệnĐề 1: Viết bài văn nghị luận so sánh truyện Hoàng tử bé của Ăng-toan đơ Xanh-tơ - Ê-xu-pe-ri và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Nguyễn Ngọc Thuần Đề 2: Viết bài văn nghị luận so sánh Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân Đề 3: Viết bài văn nghị luận so sánh Thời thơ ấu của Mác-xim Go-rơ-ki và Những ngày thơ ấu Nguyên Hồng Đề 4: Viết bài văn nghị luận so sánh truyện Lão Hạc và Chí Phèo b. Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơĐề 1: Viết bài nghị luận so sánh bức tranh mùa thu của 2 bài thơ: Đây mùa thu tới - Xuân Diệu và Đất nước - Nguyễn Đình Thi Đề 2: Viết bài nghị luận so sánh thiên nhiên trong 2 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải và Sang thu của Hữu Thỉnh Đề 3: Viết bài nghị luận so sánh hình ảnh người lính trong 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu Đề 4: Viết bài nghị luận so sánh những trăn trở suy tư của hai nhà thơ về thân phận, cảm xúc của người phụ nữ trong Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thuyền và biển của Xuân Quỳnh c. Viết bài nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ)Đề 1: Có câu nói: “Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép” nhưng lại có ý kiến cho rằng “Không nên coi sai lầm là phép thử cho cuộc đời của bạn”. Viết bài văn nêu ý kiến của bạn về 2 ý kiến trên Đề 2: Viết bài văn nghị luận nêu quan điểm về sự cống hiến của tuổi trẻ với tổ quốc Đề 3: Viết bài văn nghị luận về vấn đề sống có ích d. Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn họcĐề 1: Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo của truyện Kiều của Nguyễn Du e. Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề tự nhiên, xã hộiĐề 1: Viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề nghiện mạng xã hội hiện nay Đề 2: Viết báo cáo nghiên cứu về Lịch sử, văn hóa, xã hội và giáo dục người Chăm ở Việt Nam Đề 3: Viết báo cáo nghiên cứu về kiến trúc Hoàng Thành Thăng Long C. LỜI GIẢI CHI TIẾT1. Phần đọc hiểuCâu 1: Phương pháp Đọc kĩ văn bản Đưa cụm từ vào ngữ cảnh văn bản Lời giải chi tiết Thể hiện sự thái quá của người hâm mộ khi họ dùng thuốc phiện để quên đi sự tiếc nuối Câu 2: Phương pháp Đọc kĩ đoạn văn Lời giải chi tiết → Xuân Tóc Đỏ mặc dù không được tác giả giới thiệu một cách trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua lời kể của nhân vật khác nhưng ta có thể thấy mọi người đều đang rất mong chờ, hi vọng và trao trọn niềm tin cho nhân vật này. → Đây là một nhân vật có quyền lực, tài giỏi vô cùng nên mới được trao niềm tin để cứu vớt lại danh dự của một gia đình. Câu 3: Phương pháp Đọc kĩ văn bản Chú ý những chi tiết miêu tả trạng thái tâm lí của nhân vật Kiên Lời giải chi tiết Trạng thái tâm lí thường trực của nhân vật Kiên trong "Nỗi buồn chiến tranh" thường chứa đựng những cảm xúc buồn bã, mất mát, cô đơn và tuyệt vọng, được tạo ra bởi những trải nghiệm đau thương trong cuộc chiến tranh Câu 4: Phương pháp Đọc kĩ hai câu thơ đầu Chú ý các chi tiết miêu tả thời gian và không gian Lời giải chi tiết - Thời gian: Mở đầu bài thơ, Đặng Dung phản ánh được tình hình thế sự của nước ta vào những năm 1407 – 1409 khi quân Minh kéo vào đóng chiếm Đại Việt. - Không gian: Rộng lớn mênh mang bao trùm cả xã hội lúc bấy giờ trong cơn biến loạn dữ dội, thế sự đảo điên trong sự bất lực. Thời thế loạn lạc với sự ngông cuồng cướp phá của giặc xâm lược. Câu 5: Phương pháp Đọc kĩ câu thơ Chú ý những chi tiết, từ ngữ nổi bật Lời giải chi tiết Cách nói khẳng định: “Tây Tiến người đi không hẹn ước” → Tô đậm bầu không khí chung của một thời Tây Tiến với lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày về, một đi không trở lại. Câu 6: Phương pháp Đọc kĩ lời đề từ Tìm hiểu thêm thông tin trên sách, báo, internet,… Lời giải chi tiết - Đây là di chúc của Lor – ca khi dự cảm về cái chết của mình. Thể hiện tình yêu Tổ quốc và tình yêu nghệ thuật say đắm bởi cây đàn là biểu tượng cho sự nghiệp của Lor – ca, là khát vọng vả đời mà Lor – ca theo đuổi. - Lor – ca lo sợ một ngày nào đó thơ ca của mình sẽ là bước cản cho những người đi sau, vì vậy ông mong muốn xóa bỏ sự ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới → Thể hiện một nhân cách cao đẹp Câu 7: Phương pháp Đọc kĩ hai câu thơ đầu Phân tích cách diễn đạt lạ hóa Lời giải chi tiết Hình ảnh Lor – ca xuất hiện gắn với tiếng đàn, mà tiếng đàn tan ra thành “bọt nước”. Cách diễn đạt lạ hóa, tiếng đàn vốn được cảm nhận bằng thính giác thì Thanh Thảo đã diễn tả nó bằng thị giác (đây là cách nhà thơ siêu thực thường dùng), gợi sự mong manh, dễ vỡ của những tiếng đàn. Câu 8: Phương pháp Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết Về tôn giáo: không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau tạo nên sự hài hòa, không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo, coi trọng cuộc sống trần tục hơn thế giới bên kia (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo,…) Câu 9: Phương pháp Đọc kĩ văn bản Phân tích quan điểm của tác giả Lời giải chi tiết Quan điểm tác giả: Mỗi người cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; cần có những hành động đúng đắn, phù hợp Câu 10: Phương pháp Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết Yếu tố “năng lực sáng tạo” trở thành chìa khóa chính cho mọi quốc gia đi vào tiến trình hội nhập Câu 11: Phương pháp Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết “đầu mối của thơ” có lẽ sẽ tìm được ở thế giới khách quan bên ngoài Câu 12: Phương pháp Đọc kĩ văn bản, chú ý nguyên nhân dẫn đến hành động Phân tích hành động nhảy xuống biển của Bích Châu Lời giải chi tiết Hành động tình nguyện nhảy xuống biển của Bích Châu chứng tỏ nàng là người Biết suy nghĩ cho đại cuộc chấp nhận hi sinh bản mình không muốn liên lụy đến hải thuyền. Câu 13: Phương pháp Đọc kĩ văn bản Chú ý các chi tiết và hình tượng đặc sắc Lời giải chi tiết - Viết truyện ngắn tinh tế và hấp dẫn - Tình tiết truyện lôi cuốn - Xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc, nghệ thuật ẩn dụ đầy tinh tế Câu 14: Phương pháp Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết Nội dung chính: Thể hiện sự thối nát của xã hội đồng thời đả kích tất cả những gì tệ hại nhất của nước Nga. Câu 15: Phương pháp Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết Nội dung: Tình hình xã hội miền Bắc Việt Nam những năm 60 trước chủ trương công tư hợp doanh. 2. Phần tiếng ViệtCâu 1: Phương pháp Đọc kĩ câu ca dao Nhớ lại kiến thức về biện pháp nói mỉa, chú ý các chi tiết tiêu biểu Lời giải chi tiết Câu ca dao thể hiện ý chê bai, mỉa mai những kẻ vụng suy nghĩ, tính quẫn, không biết cách làm ăn. Đồng thời khuyên chúng ta hãy lên kế hoạch, sắp xếp 1 cách thật hợp lý mọi việc làm của mình để tránh gây ra những lãng phí hoặc những sự việc không cần thiết Câu 2: Phương pháp Đọc kĩ câu văn Nhớ lại kiến thức về biện pháp nói mỉa, chú ý các chi tiết tiêu biểu Lời giải chi tiết Nhấn mạnh sự tức giận của đức vua Xiêm, một người quyền cao chức trọng giống như một con rồng, một vị thiên tử. Đồng thời phê phán nhà vua khi dùng quyền lực của mình không đúng chỗ. Cơn thịnh nộ ấy đã khiến đức vua trở nên thiếu uy quyền và trở nên nực cười Câu 3: Phương pháp Đọc kĩ câu văn Nhớ lại kiến thức về biện pháp nghịch ngữ Lời giải chi tiết Nghịch ngữ: Ầm ầm mà quạnh hiu Câu 4: Phương pháp Đọc kĩ câu văn Nhớ lại kiến thức về biện pháp nghịch ngữ Lời giải chi tiết Nghịch ngữ: Hình phạt êm đềm Câu 5: Phương pháp Đọc kĩ câu văn Nhớ lại kiến thức về biện pháp nghịch ngữ Lời giải chi tiết Sự xuất hiện của cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường với đối tượng được đề cập Câu 6: Phương pháp Đọc kĩ câu thơ Nhớ lại kiến thức về các biện pháp tu từ Lời giải chi tiết Biện pháp Hoán dụ Câu 7: Phương pháp Đọc kĩ khổ thơ Nhớ lại kiến thức về các biện pháp tu từ Lời giải chi tiết Biện pháp đối Câu 8: Phương pháp Đọc kĩ câu thơ Nhớ lại kiến thức về biện pháp nói giảm nói tránh Lời giải chi tiết Giảm đi sự đau thương mất mát của dân tộc trước sự ra đi của Bác Hồ Câu 9: Phương pháp Đọc kĩ câu thơ, chú ý các chi tiết và hình ảnh tiêu biểu Nhớ lại kiến thức về biện pháp nhân hóa Lời giải chi tiết Gợi tả sự dữ dội, hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dọa của núi rừng miền Tây Câu 10: Phương pháp Nhớ lại kiến thức về Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa Lời giải chi tiết Câu có sự mâu thuẫn giữa các ý. Đã nói kịp thời thì không thể nói lẽ ra phải được tiến hành trước đó, hoặc nếu đã nói lẽ ra phải tiến hành từ trước đó thì không thể cho là kịp thời Câu 11: Phương pháp Nhớ lại kiến thức về Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa Lời giải chi tiết Bầu trời xanh ngắt một màu in bóng xuống dòng sông Câu 12: Phương pháp Nhớ lại kiến thức về Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa Lời giải chi tiết Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng Câu 13: Phương pháp Đọc kĩ hai câu thơ, chỉ ra điển cố được sử dụng và phân tích tác dụng Lời giải chi tiết Được dùng để nói về tình bạn thắm thiết, keo sơn, chữ dùng ngắn gọn mà hàm ý sâu xa. Câu 14: Phương pháp Nhớ lại kiến thức về điển cố Lời giải chi tiết Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Câu 15: Phương pháp Nhớ lại kiến thức về điển cố Lời giải chi tiết Điển cố: Ba thu, Chín chữ, Liễu Chương Đài, Mắt xanh 3. Phần làm văna. Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyệnĐề 1: Viết bài văn nghị luận so sánh truyện Hoàng tử bé của Ăng-toan đơ Xanh-tơ - Ê-xu-pe-ri và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Nguyễn Ngọc Thuần I. Mở bài: Giới thiệu hai tác phẩm truyện và vấn đề so sánh II. Thân bài: 1. Nội dung 2 tác phẩm: - Tác phẩm “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”: Kể về một cậu bé được bố dạy cho những bài học quý giá. - Tác phẩm “Hoàng tử bé”: Kể về hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống của chàng phi công khi chàng vô tình gặp được Hoàng tử bé 2. Điểm chung 2 tác phẩm: - Cả hai đều mang sự tinh tế và sắc sảo trong việc truyền đạt thông điệp. Tuy nhiên, "Hoàng tử bé" tập trung vào mặt nội tâm của con người, trong khi " Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" tập trung vào khía cạnh xã hội và cuộc sống hiện thực. 3. Điểm khác nhau giữa 2 tác phẩm: Tuy cùng thuộc thể loại truyện ngắn, "Hoàng tử bé" có một phong cách viết tưởng tượng và lãng mạn, trong khi "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" lại có sự chân thực và hiện thực hơn. Cả hai tác phẩm đều có sức mạnh làm cho độc giả suy ngẫm và khám phá sâu hơn về bản thân và thế giới xung quanh. III. Kết bài: Tóm lại, "Hoàng tử bé" và "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" đều là những tác phẩm văn học đáng giá, có sức lôi cuốn và ý nghĩa sâu sắc. Mỗi tác phẩm đều có cách tiếp cận và thông điệp riêng, nhưng cả hai đều góp phần làm sáng tỏ và làm giàu thêm văn chương của nền văn học thế giới và văn học Việt Nam. Đề 2: Viết bài văn nghị luận so sánh Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân I. Mở bài: Giới thiệu hai tác phẩm truyện và vấn đề so sánh II. Thân bài: 1. Số phận của người lao động trong 2 tác phẩm: a. Truyện "Vợ chồng A Phủ" phản ánh số phận đau khổ, tủi nhục của những người dân lao động dưới ách thống trị của cường quyền và thần quyền ở vùng miền núi Tây Bắc. Chứng minh qua cuộc đời nhân vật Mị và A Phủ b. Truyện "Vợ nhặt" phản ánh số phận khốn khổ, rẻ mạt của con người giữa thời đói 2. Vẻ đẹp tâm hồn của con người qua 2 tác phẩm: a. Trong "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã tập trung miêu tả sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do cháy bỏng và khả năng cách mạng ở những con người nghèo khổ b. Trong "Vợ nhặt", Kim Lân đã cho thấy: - Dù hoàn cảnh nghèo đói khốn cùng, con người vẫn yêu thương, đùm bọc nhau - Khao khát hạnh phúc, niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 4. So sánh a. Giống nhau: - Lấy bối cảnh những năm 1945 – 1954 - Phản ánh số phận bi thảm đồng thời cũng khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người lao động - Tố cáo xã hội thực dân phong kiến chà đạp, đẩy con người vào đau khổ. - Thể hiện tinh thần nhân đạp sâu sắc: trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng chính đáng của con người, có niềm tin vào sự đổi đời của con người. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tài tình, tinh tế. b. Khác nhau: - “Vợ chồng A Phủ” tập trung phản ánh: + Số phận: người lao động bị áo bức, bóc lột + Vẻ đẹp: sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do. - “Vợ nhặt” tập trung phản ánh: + Số phận: rẻ rúng vì đói nghèo. + Vẻ đẹp: khát vọng sống, ước mơ hạnh phúc. III. Kết bài - Nhấn mạnh: hai tác phẩm bên cạnh những nét tương đồng vẫn có những nét riêng biệt, thể hiện phong cách nghệ thuật của tác giả. - Khẳng định giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn của hai tác phẩm cũng như tài năng của hai tác giả. Đề 3: Viết bài văn nghị luận so sánh Thời thơ ấu của Mác-xim Go-rơ-ki và Những ngày thơ ấu Nguyên Hồng I. Mở bài - Giới thiệu hai tác phẩm: "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng và "Thời thơ ấu" của Mác-xim Go-rơ-li. - Nêu mục đích và cơ sở so sánh: tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm về đề tài, nhân vật, cách tiếp cận và giá trị nghệ thuật. II. Thân bài 1. Thông tin chung về từng tác phẩm - "Những ngày thơ ấu" (Nguyên Hồng) + Hoàn cảnh ra đời: Giai đoạn đầu thế kỷ 20, trong bối cảnh xã hội Việt Nam nhiều biến động. + Đề tài: Ký ức tuổi thơ, gia đình, tình bạn và khát vọng tự do. + Chủ đề: Tìm kiếm bản sắc và con người trong hoàn cảnh khó khăn. + Nhân vật: Nhân vật chính là Hồng, thể hiện những cảm xúc, suy tư sâu sắc. + Vị trí trong văn học: Được coi là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. - "Thời thơ ấu" (Mác-xim Go-rơ-li) + Hoàn cảnh ra đời: Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, phản ánh đời sống xã hội Nga. + Đề tài: Ký ức tuổi thơ, tình thương gia đình, và những khát vọng tự do. + Chủ đề: Tìm kiếm ánh sáng trong những điều tối tăm của cuộc sống. + Nhân vật: Nhân vật chính là cậu bé trong hoàn cảnh khó khăn, thể hiện tâm hồn nhạy cảm. + Vị trí trong văn học: Là một tác phẩm nổi bật trong văn học Nga với phong cách chân thực. 2. Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm - Cả hai tác phẩm đều viết về tuổi thơ, khai thác ký ức và cảm xúc của nhân vật. - Đều đề cập đến những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, phản ánh khát vọng tự do và hạnh phúc. - Tác giả đều có cái nhìn sâu sắc về tâm hồn trẻ thơ, thể hiện sự đồng cảm với nhân vật. - Nguyên nhân: Hai tác giả đều chịu ảnh hưởng từ bối cảnh xã hội, văn hóa và có những trải nghiệm tương đồng về tuổi thơ. 3. Những điểm khác biệt giữa hai tác phẩm - Về bối cảnh văn hóa: "Những ngày thơ ấu" phản ánh xã hội Việt Nam với những biến động chính trị, trong khi "Thời thơ ấu" lại tập trung vào đời sống xã hội Nga. - Cách tiếp cận nhân vật: Nguyên Hồng thường thể hiện qua những câu chuyện cụ thể, gần gũi; còn Go-rơ-li lại khắc họa qua những tình huống, cảm xúc sâu sắc hơn. - Giọng văn và phong cách: Nguyên Hồng có giọng văn trữ tình, đậm chất tự sự; Go-rơ-li mang phong cách hiện thực hơn, chân thực và sắc nét hơn. 4. Đánh giá chung - Cả hai tác phẩm đều có giá trị văn học cao, thể hiện những khát vọng nhân văn sâu sắc. - Mỗi tác phẩm có phong cách và cảm hứng riêng, thể hiện sự độc đáo trong cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống. III. Kết bài - Nêu ý nghĩa của việc đánh giá các tác phẩm truyện trong tương quan so sánh: Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị nghệ thuật, nhân sinh quan của mỗi tác giả và sự phong phú của văn học thế giới. Đề 4: Viết bài văn nghị luận so sánh truyện Lão Hạc và Chí Phèo I. Mở bài Giới thiệu về tác giả và 2 tác phẩm. II. Thân bài
III. Kết bài Đánh giá lại vấn đề: tác giả xây dựng hình tượng nhân vật của mình khác nhau, nhưng đều có điểm chúng trong tư tưởng nhân đạo. b. Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơĐề 1: Viết bài nghị luận so sánh bức tranh mùa thu của 2 bài thơ: Đây mùa thu tới - Xuân Diệu và Đất nước - Nguyễn Đình Thi I. Mở bài: Giới thiệu 2 bài thơ và vấn đề so sánh II. Thân bài: 1. Bài “Đây mùa thu tới” - Cảnh sắc mùa thu trong bài Đây mùa thu tới thấm một nỗi buồn: Đó là cái buồn muôn thuở, nhưng cũng là cái buồn của thời đại, cái buồn của riêng “thơ mới”. - Các khổ thơ tiếp theo tác giả tái hiện cảnh hoa, lá rụng, cành cây khô gầy, vầng trăng bơ vơ. Sương mờ không khí trời u uất... tất cả những hình ảnh ấy gợi lên sự chia ly, tàn tạ, phai nhạt làm nổi rõ nỗi buồn cô đơn). - Cảnh thu buồn hiu hắt bi thương nhưng vẫn có cái gì đó dịu nhẹ, trẻ trung và rất đẹp. - Như vậy mùa thu bên cạnh cái vẻ đìu hiu buồn, một cái buồn rất đẹp của cảnh vật, vẫn chứa đựng bên trong một sức sống trẻ trung. - Tóm lại: cảnh thu, lòng người trước mùa thu có buồn bã cô đơn, nhưng không quá tuyệt vọng mà vẫn tươi trẻ. Toát lên từ toàn bộ bài thơ cảnh thu là vẻ đẹp của một nỗi buồn. Đó là nỗi buồn đầy cảm xúc của cái tôi cô đơn biểu hiện một niềm yêu đời, khát khao giao cảm với đời của nhà thơ Xuân Diệu. 2. Bài “Đất nước” - Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi là bài thơ về “Đất nước rũ bùn đứng dậy sáng loà” qua cuộc kháng chiến 9 năm (1946-1954) nhưng cảm hứng đất nước lại bắt đầu từ cảm hứng mùa thu. - Không gian mùa thu như trải dài, mở rộng theo những con đường, dòng sông, đồng lúa, cánh rừng trùng điệp của đất nước. - Cảm hứng của Nguyễn Đình Thi trong bài Đất nước là cảm hứng tự hào làm chủ của một nghệ sĩ đang tham gia trực tiếp vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc độc lập tự do. - Cảm hứng chủ đạo của nhà thơ vẫn là niềm vui, niềm tự hào về đất nước giang sơn gấm vóc, về độc lập chủ quyền vì vậy đoạn thơ viết về mùa thu chiến khu Việt Bắc vang lên sang sảng tự hào đầy kiêu hãnh. 3. Sự khác biệt giữa hai tác phẩm: - Cùng viết về mùa thu mà Xuân Diệu chỉ thấy một mùa thu rất đẹp mà rất buồn. Còn Nguyễn Đình Thi lại tiếp nhận một mùa thu trong trẻo, đầy âm thanh, màu sắc, đầy niềm vui, sức sống của cảnh vật và con người. - Điều đó, xét cho cùng có nguyên nhân thời đại chi phối hồn thơ. Chính cảm xúc về thời đại đã quy định cảm hứng, qui định tình thu của nhà thơ và từ cảm hứng, tình thơ của nhà thơ lại qui định cảnh sắc mùa thu trong thơ. III. Kết bài: Tóm tắt lại vấn đề so sánh Đề 2: Viết bài nghị luận so sánh thiên nhiên trong 2 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải và Sang thu của Hữu Thỉnh I. Mở bài - Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung nổi bật của văn học Việt Nam. - Các nhà thơ Việt Nam hiện đại đã góp vào đề tài này bằng những nét riêng độc đáo. Người đọc sẽ cảm nhận tình yêu thiên nhiên tha thiết của hai thi nhân: Thanh Hải qua Mùa xuân nho nhỏ, Hữu Thỉnh qua Sang thu. 2. Thân bài a. Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: - Tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân xứ Huế của nhà thơ thể hiện thật tinh tế. - Nghệ thuật phối sắc thể hiện cái đẹp hài hòa của thiên nhiên: bông hoa tím biếc, dòng sông xanh. - Biện pháp đổi trật tự cú pháp trong câu thơ vắt dòng - Hai câu thơ kế tiếp đã mở rộng không gian nghệ thuật bức tranh xuân. Tín hiệu xuân còn là tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện: Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời - Hai câu thơ 5, 6 trong khổ thơ xuất hiện bóng dáng nhân vật trữ tình trong bài thơ: Từng giọt long lanh rơi; Tôi đưa tay tôi hứng - Phép tu từ ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) làm cho bức tranh xuân mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình với hành động đưa tay hứng âm thanh tiếng hót chim chiền chiện của nhà thơ – nhân vật trữ tình trong bài thơ. → Đoạn thơ đẹp như bức tranh – bức tranh có dòng sông, hoa cỏ, có chim hót, có bầu trời, sương mai, có ánh xuân, có con người. Bức tranh có sắc xuân, tình xuân và có cả khúc nhạc xuân đã thể hiện tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân của thi nhân! b. Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Sang thu - Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang. - Sự độc đáo bắt đầu bằng hương ổi – hương thu: Bỗng nhận ra hương ổi; Phả vào trong gió se; Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về - Cảm xúc của thời điểm chuyển giao tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn: Sông được lúc dềnh dàng; Chim bắt đầu vội vã; Có đám mây mùa hạ; Vắt nửa mình sang thu → Hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị đã thể hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước bước chuyển giao của mùa; đã diễn tả cụ thể, tinh tế, nhạy cảm tình yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh. - Cách cảm nhận và miêu tả của tác giả: tinh tế, nhạy cảm, sự liên tưởng độc đáo. Nhà thơ làm cho mùa thu trong thơ ca Việt Nam mang một hương sắc mới. c. So sánh hai tác phẩm - Điểm chung: + Cả hai thi nhân đều yêu thiên nhiên. + Tình yêu thiên nhiên của hai nhà thơ đều nhẹ nhàng, tinh tế nên cảnh sắc thiên nhiên trong hai bài thơ không bị hòa lẫn vào cảnh sắc thiên nhiên của các bài thơ khác. - Điểm riêng: + Mùa xuân nho nhỏ: Đổi trật tự cú pháp, ẩn dụ; Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế; Xúc cảm của thi nhân nghiêng về hình ảnh đầy sắc xuân đẹp đẽ của thiên nhiên, đất trời → thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống. + Sang thu: Hình ảnh đặc trưng, giàu sức biểu cảm; phép nhân hóa; Cảnh vườn thu, ngõ xóm của đồng bằng Bắc bộ; Xúc cảm của thi nhân nghiêng về cảm nhận giây phút nhẹ nhàng tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương. III. Kết bài - Tình yêu thiên nhiên mùa xuân, mùa thu của hai thi nhân thật thiết tha đã bồi đắp thêm cảm xúc, tình cảm yêu mến thiên nhiên cho mỗi người đọc. - Hai bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu cùng với hai hồn thơ Thanh Hải, Hữu Thỉnh đã làm đẹp những trang thơ hiện đại Việt Nam. Đề 3: Viết bài nghị luận so sánh hình ảnh người lính trong 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu I. Mở bài - Giới thiệu sơ lược về văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. - Dẫn vào hình tượng người lính trong Tây Tiến và Đồng Chí. II. Thân bài 1. Điểm chung: - Sáng tác năm 1948. - Bối cảnh chiến trường vùng Tây Bắc. - Tác giả đều là những người lính thực thụ bước ra từ chiến trường máu lửa. 2. Hình tượng người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng: - Xuất thân: + Những chàng trai đến từ thủ đô, hầu hết là học sinh sinh viên. + Mang vẻ hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn. - Hoàn cảnh chiến đấu: + Chiến trường vùng biên giới Việt - Lào khắc nghiệt. + Cung đường hành quân rộng lớn, khúc khuỷu. + Điều kiện chiến đấu thiếu thốn, phải đối mặt với căn bệnh sốt rét kinh hoàng. + Thường xuyên có người hy sinh vì bệnh tật và bom đạn. - Vẻ hào hùng, dữ dội trong ngoại hình: + "Không mọc tóc", "quân xanh màu lá", hậu quả của bệnh sốt rét, nhưng vào thơ Quang Dũng đã mang nét nghĩa chủ động, trở thành vẻ đẹp ngoại hình kỳ dị, trấn áp kẻ thù. - Vẻ hào hùng, bất khuất trong lý tưởng chiến đấu: "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh": Một lòng hy sinh cho Tổ quốc, không tiếc thân mình. + "Rải rác biên cương mồ viễn xứ...Áo bào thay chiếu anh về đất": Cái chết hiên ngang, bất khuất, bi thương nhưng không hề bi lụy. - Vẻ hào hoa, lãng mạn trong đời sống tâm hồn: + Say sưa điệu nhạc, nụ cười ánh mắt của những cô gái trẻ, vui mừng nhảy múa trong những lúc tập kết về doanh trại. + "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm", khao khát tình yêu, hạnh phúc. → Tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, bay bổng, là động lực để người lính trở nên mạnh mẽ kiên cường trong chiến đấu. c. Hình tượng người lính trong Đồng chí của Chính Hữu: - Xuất thân: + Người nông dân áo vải, đi từ làng quê nghèo khó. - Điều kiện chiến đấu: + Vùng chiến trường Việt Bắc hoang sơ, khắc nghiệt. + Phải đối mặt với căn bệnh sốt rét rừng. + Thiếu thốn vật chất, cuộc chiến vô cùng gian khổ, khó khăn. → Miêu tả một cách chân thực, không mang màu sắc lãng mạn. - Ngoại hình: + Không mang vẻ dữ dội, thay vào đó là hình tượng người lính nghèo nàn, khổ cực "Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá/Miệng cười buốt giá chân không giày" → Vẻ đẹp đến từ sự chân chất giản dị. - Vẻ đẹp tâm hồn: + Thể hiện chủ yếu thông qua tình đồng chí gắn bó sâu sắc. + Sự thông cảm lẫn nhau khi cùng có chung hoàn cảnh, gắn bó sâu sắc, đồng cam cộng khổ vượt qua những lúc ốm đau bệnh tật. + Đặc biệt là cùng kề vai nhau bước vào chiến trường máu lửa, thấu hiểu nỗi mất mát, hy sinh trong chiến tranh. + Tinh thần kiên cường bất khuất vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong chiến đấu. 3. Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân Đề 4: Viết bài nghị luận so sánh những trăn trở suy tư của hai nhà thơ về thân phận, cảm xúc của người phụ nữ trong Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thuyền và biển của Xuân Quỳnh I. Mở bài: Giới thiệu hai bài thơ và vấn đề so sánh II. Thân bài: 1. Bài thơ Tự tình II - Những vần thơ thể hiện sự vùng vẫy, bứt phá để dành hạnh phúc cho chính mình, nhưng cuối cùng vẫn phải nhận về thất bại cay đắng. Thân phận người phụ nữ trong bài thơ được thể hiện đầy cay đắng xót xa, họ ý thức về thân phận mình, ý thức về tuổi thanh xuân trôi nhanh mà hạnh phúc lứa đôi chưa được tròn vẹn. - Trước thực tại quá đỗi phũ phàng, dường như người phụ nữ cũng phải chấp nhận: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con” - Xuân “lại lại” đồng nghĩa với thanh xuân người con gái ngày một ngắn lại, vậy mà mảnh tình cũng phải san sẻ, chia năm sẻ bảy. - Câu thơ với cách dùng từ độc đáo, cho thấy sự nhỏ dần, ít dần của tình duyên: mảnh tình – nhỏ bé, san sẻ - càng ít hơn và cuối cùng phần nhận được chỉ còn lại “tí con con”. 2. Bài thơ Thuyền và biển - Câu chuyện của một tình yêu chung thủy “Từ ngày nào không biết. Thuyền nghe theo lời biển khơi”: Câu thơ như một sự thú nhận ngần ngại, e ấp, rằng từ lâu em đã thích anh, sẵn sàng xây dựng hạnh phúc lứa đôi với anh. Không biết từ khi nào em đã yêu anh, nhưng tình yêu ấy là chân thành và vĩnh cửu. - Thông thường, biển thường tượng trưng cho người con trai vì sức mạnh của nó, nhưng Xuân Quỳnh đã tạo ra một sự đảo ngược, sử dụng hình ảnh của biển để biểu hiện người con gái, vì biển cũng có sự dịu dàng, chân thật, đặc biệt là với sự rộng lớn như tình yêu của nhà thơ. - Hình ảnh thuyền và biển vẫn liên quan chặt chẽ với nhau, biểu tượng cho tình yêu không thể chia rẽ 3. So sánh: - Hai bài thơ Tự tình II và Thuyền và biển đều thể hiện rất tốt cảm xúc, tâm trạng của người phụ nữ trong các hoàn cảnh của cuộc đời - Tuy nhiên vì khác nhau ở thế hệ, nên giọng điệu thơ và cách thể hiện tâm trạng cũng có phần khác nhau: + Ở Tự tình – khi tư tưởng còn bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến, người đọc thấy một tâm trạng bi ai, than thân trách phận của người phụ nữ thời xưa, khi họ khao khát được bày tỏ nỗi lòng nhưng không được chấp nhận và phải sống cuộc đời “tầm gửi” + Ngược lại, Thuyền và biển đã thể hiện rõ ràng tâm trạng, mong muốn, khát vọng tình yêu của người phụ nữ, để thấy được rằng, trong tình yêu, người phụ nữ cũng mạnh mẽ, sẵn sàng cho đi hơn bất kì ai khác III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề c. Viết bài nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ)Đề 1: Có câu nói: “Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép” nhưng lại có ý kiến cho rằng “Không nên coi sai lầm là phép thử cho cuộc đời của bạn”. Viết bài văn nêu ý kiến của bạn về 2 ý kiến trên I. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề II. Thân bài: 1. Giải thích khái niệm “sai lầm: - Là một quyết định hoặc một con đường ta chọn, ta thực hiện những không đem lại kết quả mong muốn. - Sai lầm không phải là dấu chấm hết, nó sẽ là động lực thúc đẩy mỗi con người đạt được mục đích. 2. Phân tích 2 câu nói: - Câu nói thứ nhất khiến con người được truyền cảm hứng để dũng cảm dấn thân, thậm chí là sáng tạo và liều lĩnh. Có thất bại mới trân quý thành công. - Tuy nhiên chúng ta cũng không nên coi đó là “phép thử” như môn học, cứ sai lại thử, dẫn đến lãng phí thời gian, tuổi trẻ, tiền bạc, tri thức và có thể phung phí cả niềm tin vào chính mình. - Không nên coi sai lầm là phép thử chỉ để biết kết quả đó là tồi tệ, mà hãy coi nó là một bài học để không còn lặp lại trong tương lai. Và cũng đừng lấy lí do được phép sai để bào chữa cho sự sai lầm vô tội vạ của mỗi cá nhân. - Hai ý kiến trên nghe có vẻ như trái ngược nhau nhưng không phải vậy, chúng bổ sung thích đáng cho nhau để mang đến cho chúng ta những suy nghĩ và cách ứng xử khác nhau về “sai lầm” trong cuộc sống. III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề Đề 2: Viết bài văn nghị luận nêu quan điểm về sự cống hiến của tuổi trẻ với tổ quốc I. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay. (Một trong những điều mà tuổi trẻ hiện nay cần phải lưu tâm chính là sự cống hiến của mình đối với quê hương đất nước.) Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình. II. Thân bài 1. Giải thích Sự cống hiến của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh, 2. Phân tích Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. 3. Liên hệ bản thân Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… 4. Phản đề Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. III. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự cống hiến của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Đề 3: Viết bài văn nghị luận về vấn đề sống có ích I. Mở bài: Sống có ích là một chủ đề được quan tâm trong cuộc sống hiện đại. II. Thân bài: 1. Giải thích: - Sống có ích đòi hỏi mỗi người phải có một mục tiêu, một ước mơ và nỗ lực để đạt được nó. Đồng thời, người sống có ích cũng phải có tinh thần yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh. Công việc cống hiến cho cuộc đời và phát triển nước nhà là một yếu tố không thể thiếu trong một cuộc sống có ý nghĩa. 2. Phân tích: - Biểu hiện của người sống có ích: Một người sống có ích luôn có mục tiêu cho bản thân và cố gắng để đạt được nó. Họ không chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, mà còn sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh. Họ có tinh thần cống hiến và đóng góp cho sự phát triển của đất nước. - Lợi ích, ý nghĩa của việc sống có ích: Việc sống có ích giúp con người tìm được ý nghĩa của cuộc sống và cảm thấy hạnh phúc hơn. Đồng thời, nó còn đóng góp cho sự phát triển của xã hội và đất nước. Người sống có ích được mọi người yêu quý, tôn trọng và noi theo. 3. Chứng minh: - Ví dụ về những người sống có ích như đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà báo Phạm Xuân Ẩn, danh họa Bùi Xuân Phái, và nhiều nhân vật khác trong lịch sử và hiện tại. Họ đều là những người đã cống hiến cho cuộc đời và đất nước, được mọi người yêu quý, tôn trọng và ghi nhớ mãi mãi. - Vì vậy, chúng ta cần nhìn nhận và tự đánh giá mình, xem mình có đang sống có ích hay không? Nếu chưa, hãy nỗ lực để thay đổi bản thân mình, phấn đấu vươn lên và giúp đỡ những người xung quanh. - Đôi khi, chúng ta cảm thấy rằng việc sống có ích là quá khó khăn, quá xa vời, nhưng thực sự, đó là một hành trình dài, không bao giờ dễ dàng. Tuy nhiên, nếu chúng ta không bắt đầu từ đâu, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được điều đó. - Và cuối cùng, hãy nhớ rằng, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi chúng ta sống cho mục đích lớn hơn chính mình. Hãy sống có ích để cuộc sống của bạn trở nên đầy ý nghĩa và giá trị hơn. III. Kết bài: Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo và ai cũng có thể có những sai lầm. Nhưng điều quan trọng là chúng ta cần nhìn ra và sửa chữa những sai lầm đó để trở thành một người sống có ích hơn, một người đóng góp tích cực hơn cho xã hội và cuộc sống của mình. Vì vậy, hãy cố gắng sống có ích, vươn lên và giúp đỡ những người xung quanh. Chúng ta cùng nhau tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn, một thế giới đầy ý nghĩa và giá trị hơn. d. Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn họcĐề 1: Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo của truyện Kiều của Nguyễn Du I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận II. Thân bài: * Sự đổi mới của tác giả Nguyễn Du: Nguyễn Du đã không sao chép một cách đơn thuần mà vay mượn một cách có chọn lọc những chất liệu như: cốt truyện, nhân vật, mô típ,... để tạo nên một tác phẩm mới mẻ, mang đậm dấu ấn cá nhân. - Nguyễn Du đã không ngừng tiến xa hơn khỏi khung cảnh cơ bản của Truyện Kim Vân Kiều, mà đã táo bạo tạo ra những biến đổi sáng tạo và phong phú. + Việc bổ sung nhân vật Thúy Kiều + Sự thay đổi về kết thúc, từ một kết cục truyền thống sang một kết thúc mới, mang lại một thông điệp sâu sắc hơn về cuộc sống và con người. + Tạo ra những đặc điểm tâm lý phức tạp và mang tính nhân văn sâu sắc cho nhân vật - Nguyễn Du đã tận dụng những mô típ quen thuộc trong văn học dân gian, nhưng thay đổi chúng để phản ánh ý tưởng và phong cách sáng tạo của mình. + Ví dụ, mô típ "hòn đá thử vàng" không chỉ đơn thuần là một thử thách vật chất, mà còn là một thử thách về lòng kiên nhẫn và sự chống chọi với số phận của Thúy Kiều, từ đó khẳng định giá trị nhân văn của tác phẩm. III. Kết bài: Kết luận lại vấn đề: Sự vay mượn, cải biến và sáng tạo của Nguyễn Du đã góp phần tạo nên giá trị trường tồn của tác phẩm. e. Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề tự nhiên, xã hộiĐề 1: Viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề nghiện mạng xã hội hiện nay 1. Đặt vấn đề 1.1. Mục đích - Tìm hiểu về lượng thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh. - Tìm hiểu về mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh. - Tìm hiểu về những tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh. - Tìm hiểu về những tác động tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh. 1.2. Nhiệm vụ - Mô tả thực trạng sử dụng Facebook của học sinh (mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, thời điểm sử dụng, tần suất sử dụng, phương tiện truy cập,…) - Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập của học sinh. - Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến đời sống của học sinh (các quan hệ xã hội). 1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh. - Phạm vi nghiên cứu: 560 học sinh. - Thời gian: Tháng 11 – Tháng 12 năm 2012. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại - Phương pháp đối chiếu so sánh - Phương pháp tổng hợp, hệ thống 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Vai trò, vị trí của mạng Facebook trong đời sống con người. 2.2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh 2.3. Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh. 2.3.1. Chia sẻ, cập nhật thông tin và hình ảnh 2.3.2 Giao lưu, kết nối bạn bè 2.3.3 Giải trí 2.4. Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh 2.4.1. Những tác động tích cực 2.4.2. Những tác động tiêu cực 2.5. Các biện pháp nâng cao ảnh hưởng tích cực của mạng Facebook đối với học sinh 3. Kết luận 4. Tài liệu tham khảo Đề 2: Viết báo cáo nghiên cứu về Lịch sử, văn hóa, xã hội và giáo dục người Chăm ở Việt Nam 1. Đặt vấn đề Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, lịch sử vương quốc Champa đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, công bố thành sách, tạp chí. 2. Giải quyết vấn đề + Trước hết, là những ghi chép về Champa trong lịch sử Trung Quốc được tìm thấy trong bộ sử Hán thư, Lương sử, Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Tống sử… Các nhà nghiên cứu đều dựa vào những nguồn sử liệu này để dựng lại lịch sử Lâm Ấp-Hoàn Vương-Chiêm Thành. + Những tư liệu lịch sử của Việt Nam liên quan đến Chiêm Thành có thể tìm thấy trong Đại Nam nhất thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư và một số sử liệu của các triều đại Việt Nam từ Lý-Trần đến triều Nguyễn. 3. Kết luận + Tóm lại, các công trình nghiên cứu về lịch sử và nền văn minh Champa được xuất bản thành sách, báo và tạp chí rất đa dạng và phong phú, được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Đề 3: Viết báo cáo nghiên cứu về kiến trúc Hoàng Thành Thăng Long 1. Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết, kinh thành Thăng Long luôn được gắn với một sự kiện lịch sử nổi tiếng đó là vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng kinh thành Thăng Long. Thời Hậu Lê, thành Thăng Long vẫn được coi là kinh đô, trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. 2. Giải quyết vấn đề + Về lịch sử hình thành: Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng kinh thành + Về vị trí: kinh thành Thăng Long tọa lạc ở phía Bắc Việt Nam và được giảm dần về diện tích qua các triều đại. + Về kiến trúc: trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng, nhưng đến nay vẫn còn thấy được cả di tích trên mặt đất, dưới lòng đất, di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật + Trải qua thăng trầm lịch sử, chiến tranh, thuộc địa…Kinh thành Thăng Long vẫn nằm đó như một minh chứng của lịch sử. 3. Kết luận + Bài báo cáo đã chỉ ra được những đặc trưng của hoàng thành Thăng Long. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều cần được nghiên cứu để có cái nhìn sâu rộng hơn về khu di tích. HocTot.Nam.Name.Vn
|