Đề thi giữa học kì 2 Sinh 10 Cánh diều - Đề số 9

Đề thi giữa học kì 2 Sinh 10 Cánh diều - Đề số 9

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Nhóm vi sinh vật nào sau đây gồm toàn các sinh vật nhân sơ?

  • A
    Tảo đơn bào, nguyên sinh động vật.
  • B
    Vi nấm, động vật đa bào kích thước hiển vi.
  • C
    Vi nấm, vi tảo, vi khuẩn.
  • D
    Vi khuẩn, Archaea.
Câu 2 :

Môi trường nuôi cấy không liên tục là

  • A
    môi trường có các yếu tố tối ưu đối với sự phát triển của vi sinh vật.
  • B
    môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới.
  • C
    môi trường thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng mới và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.
  • D
    môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
Câu 3 :

Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là

  • A
    phân đôi.
  • B
    nảy chồi.
  • C
    hình thành bào tử.
  • D
    phân mảnh.
Câu 4 :

Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha nào có mật độ vi khuẩn trong quần thể cao nhất ?

  • A
    Pha tiềm phát.
  • B
    Pha lũy thừa.
  • C
    Pha cân bằng.
  • D
    Pha suy vong.
Câu 5 :

Phân giải ngoại bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải ở vi sinh vật vì quá trình này

  • A
    giúp tạo ra năng lượng cho vi sinh vật.
  • B
    tạo ra các chất đơn giản để vi sinh vật có thể hấp thụ và tiếp tục phân giải nội bào.
  • C
    tạo ra đại phân tử hữu cơ cần thiết giúp vi sinh vật phát triển.
  • D
    tạo ra các enzyme nội bào cho vi sinh vật.
Câu 6 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật?

  • A
    Vi sinh vật có khả năng tổng hợp tất cả các chất thiết yếu cho tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid.
  • B
    Con đường hóa tổng hợp là con đường phổ biến và quan trọng nhất để tổng hợp glucose ở vi sinh vật.
  • C
    Tất cả các amino acid đều được vi sinh vật tổng hợp từ những sản phẩm của quá trình phân giải đường và nguồn nitrogen lấy từ môi trường.
  • D
    Ở vi sinh vật, lipid được tổng hợp từ các acid béo và glycerol còn nucleic acid được tổng hợp từ đơn phần là nucleotide.
Câu 7 :

Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 3 giờ 20 phút từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là

  • A
    1024.
  • B
    1240.
  • C
    1420.
  • D
    200.
Câu 8 :

Vi sinh vật có thể hấp thụ được các chất hữu cơ có kích thước phân tử lớn như protein, tinh bột, lipid, cellulose bằng cách nào?

  • A
    Nhập bào.
  • B
    Khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất.
  • C
    Vận chuyển qua các kênh trên màng.
  • D
    Tiết các enzyme phân giải ngoại bào, sau đó mới hấp thụ vào tế bào.
II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Nhóm vi sinh vật nào sau đây gồm toàn các sinh vật nhân sơ?

  • A
    Tảo đơn bào, nguyên sinh động vật.
  • B
    Vi nấm, động vật đa bào kích thước hiển vi.
  • C
    Vi nấm, vi tảo, vi khuẩn.
  • D
    Vi khuẩn, Archaea.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhóm vi sinh vật: Vi khuẩn, Archaea gồm toàn các sinh vật nhân sơ.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 2 :

Môi trường nuôi cấy không liên tục là

  • A
    môi trường có các yếu tố tối ưu đối với sự phát triển của vi sinh vật.
  • B
    môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới.
  • C
    môi trường thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng mới và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.
  • D
    môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 3 :

Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là

  • A
    phân đôi.
  • B
    nảy chồi.
  • C
    hình thành bào tử.
  • D
    phân mảnh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là phân đôi.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 4 :

Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha nào có mật độ vi khuẩn trong quần thể cao nhất ?

  • A
    Pha tiềm phát.
  • B
    Pha lũy thừa.
  • C
    Pha cân bằng.
  • D
    Pha suy vong.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha cân bằng có mật độ vi khuẩn trong quần thể cao nhất

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 5 :

Phân giải ngoại bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải ở vi sinh vật vì quá trình này

  • A
    giúp tạo ra năng lượng cho vi sinh vật.
  • B
    tạo ra các chất đơn giản để vi sinh vật có thể hấp thụ và tiếp tục phân giải nội bào.
  • C
    tạo ra đại phân tử hữu cơ cần thiết giúp vi sinh vật phát triển.
  • D
    tạo ra các enzyme nội bào cho vi sinh vật.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phân giải ngoại bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải ở vi sinh vật vì quá trình này tạo ra các chất đơn giản để vi sinh vật có thể hấp thụ và tiếp tục phân giải nội bào.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 6 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật?

  • A
    Vi sinh vật có khả năng tổng hợp tất cả các chất thiết yếu cho tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid.
  • B
    Con đường hóa tổng hợp là con đường phổ biến và quan trọng nhất để tổng hợp glucose ở vi sinh vật.
  • C
    Tất cả các amino acid đều được vi sinh vật tổng hợp từ những sản phẩm của quá trình phân giải đường và nguồn nitrogen lấy từ môi trường.
  • D
    Ở vi sinh vật, lipid được tổng hợp từ các acid béo và glycerol còn nucleic acid được tổng hợp từ đơn phần là nucleotide.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phát biểu: Con đường hóa tổng hợp là con đường phổ biến và quan trọng nhất để tổng hợp glucose ở vi sinh vật là không đúng.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B.

Câu 7 :

Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 3 giờ 20 phút từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là

  • A
    1024.
  • B
    1240.
  • C
    1420.
  • D
    200.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 3 giờ 20 phút từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là 1024.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 8 :

Vi sinh vật có thể hấp thụ được các chất hữu cơ có kích thước phân tử lớn như protein, tinh bột, lipid, cellulose bằng cách nào?

  • A
    Nhập bào.
  • B
    Khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất.
  • C
    Vận chuyển qua các kênh trên màng.
  • D
    Tiết các enzyme phân giải ngoại bào, sau đó mới hấp thụ vào tế bào.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vi sinh vật có thể hấp thụ được các chất hữu cơ có kích thước phân tử lớn như protein, tinh bột, lipid, cellulose bằng cách: Tiết các enzyme phân giải ngoại bào, sau đó mới hấp thụ vào tế bào.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

II. Tự luận
Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần hóa học của khói thuốc

Lời giải chi tiết :

- Trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất hóa học, trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư. Bởi vậy, không hút thuốc nhưng thường xuyên ngửi khói thuốc lá của những người hút thuốc xung quanh thì khả năng bị bệnh ung thư cũng tăng cao.

- Khói thuốc gây hại trực tiếp đến đường hô hấp nên khói thuốc có nguy cơ cao gây nên bệnh ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản,…

Phương pháp giải :

Các cây tạo ra bằng nuôi cấy mô có kiểu gene giống nhau --> khả năng chống chịu giống nhau

Lời giải chi tiết :

- Lợi ích: Các cây con được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô có tính đồng nhất về mặt di truyền cao. Do đó, trong điều kiện thuận lợi, các cây phát triển nhanh, cho sản phẩm đồng đều về chất lượng. Ngoài ra, các cây con được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô thường sạch bệnh vừa giúp đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển của cây vừa tiết kiệm chi phí chăm sóc.

- Rủi ro: Do các cây đều đồng nhất về mặt di truyền (tính đa dạng di truyền không cao) nên nếu gặp một tác động bất lợi sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các cây, dẫn đến hiện tượng “mất trắng” (thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế).

Phương pháp giải :

So sánh sự khác biệt giữa khí hậu ở 2 môi trường từ đó đưa ra giải thích.

Lời giải chi tiết :

- Vùng nhiệt đới có nhiệt độ ấm thường dao động từ 20oC – 40oC và độ ẩm cao. Đây là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của các vi sinh vật như các vi khuẩn, nấm,…

- Ngược lại, vùng ôn đới thường có nhiệt độ lạnh, độ ẩm thấp khiến kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn, nấm,…

→ Các bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh tả, nấm,…) dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới. Đồng thời, thực phẩm và đồ dùng ở vùng nhiệt đới cũng rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách hơn.

close