Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 2Tải về Người con của Tây Nguyên Tháng ba, có giấy trên tỉnh kêu anh Núp đi dự Đại hội thi đua. Núp nói với anh Thế: - Nên để Bok Pa đi. Bok kể được nhiều việc hơn tôi. Anh Thế cười: - Không, tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để học mà. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định. II. Đọc thầm văn bản sau: Người con của Tây Nguyên Tháng ba, có giấy trên tỉnh kêu anh Núp đi dự Đại hội thi đua. Núp nói với anh Thế: - Nên để Bok Pa đi. Bok kể được nhiều việc hơn tôi. Anh Thế cười: - Không, tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để học mà. Núp đi Đại hội về giữa lúc Pháp càn quét lớn. Ban ngày anh chỉ huy đánh giặc, bạn đêm kể chuyện Đại hội cho cả làng nghe. Lũ làng ngồi vây quanh anh. Ông sao Rua mọc lên giữa lòng suối như một chùm hạt ngọc. Tay Núp cầm quai súng chặt hơn. Anh nói với lũ làng: Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh, người Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm. Ở đại hội, Núp cũng lên kể chuyện làng Kông Hoa. Nghe xong, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà, mừng không biết bao nhiêu. Cán bộ nói: - Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu! Lũ làng nghe tới đó vui quá, đứng hết dậy: - Đúng đấy! Đúng đấy! Núp mở những thứ Đại hội tặng cho mọi người coi: một cái ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bác Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp. Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm. (Theo Nguyên Ngọc) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Anh Núp được tỉnh cử đi đâu? A. Đi dự Đại hội thi đua. B. Đi theo bok Pa để học hỏi kinh nghiệm. C. Đi gặp Bác Hồ. D. Đi ra chiến trường đánh giặc. Câu 2. Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì? A. Anh kể cho dân làng biết về tình hình kháng chiến của đất nước. B. Anh kể chuyện làng Kông Hoa đánh Pháp, được Đại hội hoan nghênh. C. Anh kể chuyện làng Kông Hoa được Bác Hồ tuyên dương. D. Câu A và câu B đúng. Câu 3. Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì? A. Một tấm ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo lụa của Bác, một cây cờ thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp. B. Một tấm ảnh Bác Hồ chụp cùng dân làng, một bộ quần áo lụa của Bác, một cây cờ thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp. C. Một tấm ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo lụa của Bác, một cây cờ thêu chữ, một huân chương cho cả làng. D. Một tấm ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo lụa của Bác, một cây cờ thêu chữ, một huân chương cho Núp. Câu 4. Chi tiết nào cho thấy dân làng rất trân trọng những món quà do Đại hội tặng? A. Lũ làng đứng dậy, vỗ tay hào hứng. B. Lũ làng ngồi vây quanh Núp nghe kể chuyện. C. Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm. D. Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến sáng hôm sau. Câu 5. Em hãy tìm các động từ trong câu sau: Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm. Câu 6. Gạch chân vào chủ ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây: Anh nói với lũ làng: Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh, người Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm. Câu 7. Xác định sự vật được nhân hoá và từ ngữ dùng để nhân hoá trong câu sau: Chiếc huân chương nhắc nhở dân làng phấn đấu nhiều hơn nữa. Sự vật được nhân hoá: ........................................................................................................ Từ ngữ dùng để nhân hoá: ................................................................................................. B. Kiểm tra viết Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết. -------- Hết -------- Phương pháp giải:
Lời giải HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm văn bản sau: Câu 1. Anh Núp được tỉnh cử đi đâu? A. Đi dự Đại hội thi đua. B. Đi theo bok Pa để học hỏi kinh nghiệm. C. Đi gặp Bác Hồ. D. Đi ra chiến trường đánh giặc. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua. Đáp án A. Câu 2. Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì? A. Anh kể cho dân làng biết về tình hình kháng chiến của đất nước. B. Anh kể chuyện làng Kông Hoa đánh Pháp, được Đại hội hoan nghênh. C. Anh kể chuyện làng Kông Hoa được Bác Hồ tuyên dương. D. Câu A và câu B đúng. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết về tình hình kháng chiến của đất nước và chuyện làng Kông Hoa được Bác Hồ tuyên dương. Đáp án D. Câu 3. Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì? A. Một tấm ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo lụa của Bác, một cây cờ thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp. B. Một tấm ảnh Bác Hồ chụp cùng dân làng, một bộ quần áo lụa của Bác, một cây cờ thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp. C. Một tấm ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo lụa của Bác, một cây cờ thêu chữ, một huân chương cho cả làng. D. Một tấm ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo lụa của Bác, một cây cờ thêu chữ, một huân chương cho Núp. Phương pháp giải: Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Đại hội tặng dân làng Kông Hoa một tấm ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo lụa của Bác, một cây cờ thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp. Đáp án A. Câu 4. Chi tiết nào cho thấy dân làng rất trân trọng những món quà do Đại hội tặng? A. Lũ làng đứng dậy, vỗ tay hào hứng. B. Lũ làng ngồi vây quanh Núp nghe kể chuyện. C. Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm. D. Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến sáng hôm sau. Phương pháp giải: Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Chi tiết cho thấy dân làng rất trân trọng những món quà do Đại hội tặng là “Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm.” Đáp án D. Câu 5. Em hãy tìm các động từ trong câu sau: Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài Động từ. Lời giải chi tiết: Động từ: đi, rửa, cầm, coi. Câu 6. Gạch chân vào chủ ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây: Anh nói với lũ làng: Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh, người Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài Chủ ngữ. Lời giải chi tiết: Anh nói với lũ làng: Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh, người Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm. Câu 7. Xác định sự vật được nhân hoá và từ ngữ dùng để nhân hoá trong câu sau: Chiếc huân chương nhắc nhở dân làng phấn đấu nhiều hơn nữa. Sự vật được nhân hoá: ........................................................................................................ Từ ngữ dùng để nhân hoá: ................................................................................................. Phương pháp giải: Căn cứ vào nội dung bài Biện pháp nhân hóa. Lời giải chi tiết: Sự vật được nhân hoá: Chiếc huân chương Từ ngữ dùng để nhân hoá: nhắc nhở B. Kiểm tra viết Phương pháp giải: Phân tích, tổng hợp. Lời giải chi tiết: Gợi ý: - Mở đoạn: Giới thiệu người gần gũi, thân thiết với em - Thân đoạn: + Kể những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của người đó với em + Kể những việc làm thể hiện tình cảm gần gũi, gắn bó của em với người đó + Cảm xúc của em khi được người đó quan tâm chăm sóc (và khi được quan tâm, chăm sóc ngược lại người đó) - Kết đoạn: Mong ước của em dành cho người đó Bài tham khảo 1: Ông nội của em là bộ đội đã nghỉ hưu. Nhiều năm rèn luyện trong quân đội đã giúp ông có một vóc dáng vạm vỡ, một sức khỏe dẻo dai và một lối sống lành mạnh, kỉ luật tốt. Thời gian đầu ông nghỉ hưu, em chưa quen với sự hiện diện của ông nên có phần e dè. Nhưng dần dần, bằng tình yêu thương và sự quan tâm chân thành, khoảng cách giữa em và ông dần biến mất. Em đã trở thành cái đuôi nhỏ của ông từ lúc nào không hay. Ông không hề chiều chuộng mà lúc nào cũng dạy em tự lập. Ông dạy em tự đánh răng rửa mặt, gấp chăn màn khi ngủ dậy, rồi dạy em quét nhà, tưới rau, gấp áo quần… Nhờ có ông chỉ dạy tận tình và tin tưởng cổ vũ mà em có thể tự làm được rất nhiều việc. Mỗi sáng ông sẽ đạp xe theo phía sau để em tự tin đạp xe đi đến trường, buổi chiều cũng vậy. Ông luôn giúp em được tự tin và dũng cảm làm chính mình. Cách nuôi dạy đó của ông đã giúp em trưởng thành lên rất nhiều. Chính vì vậy mà em luôn biết ơn, kính trọng ông như một người thầy giáo vĩ đại nhất. Lúc nào, em cũng mong ông luôn khỏe mạnh, minh mẫn để tiếp tục đồng hành cùng em, tiếp tục là chỗ dựa tinh thần vững chãi của em. Bài tham khảo 2: Cô Bích Hà là giáo viên chủ nhiệm của em từ hồi lớp 1 cho đến nay. Cô chính là người dạy em viết những nét chữ đầu tiên, tính từng phép tính từ đơn giản nhất. Đối với em, cô vừa là cô giáo, vừa là mẹ, vừa là bạn. Cô dạy cho em không chỉ những kiến thức trong sách vở, mà còn cả những bài học hay và ý nghĩa, bổ ích khác trong cuộc sống. Cô quan tâm, yêu thương em và các bạn như bầy con nhỏ của mình. Sáng sáng cô đón em ở cửa lớp. Đến trưa lại bận rộn kiểm tra từng bạn xem đã có ai chưa ăn no không. Bạn nào mệt, ốm đều được cô quan tâm, chú ý từng chút một. Em yêu quý cô Hà lắm. Những tháng nghỉ hè phải xa cô, em nhớ cô da diết. Chỉ mong sao nhanh đến trường đi học lại để được gặp cô, được cô chỉ dạy, quan tâm mỗi ngày. Em cảm thấy bản thân mình thật hạnh phúc và may mắn khi được là học sinh của cô Hà. Bài tham khảo 3: Người mà em biết ơn và kính trọng nhất, chính là bố của em. Bố là một người thợ xây bình thường, không có gì quá nổi bật. Nhà bà nội nghèo, lại đông con, nên bố phải nghỉ học từ lớp 9 để bước ra đời bươn chải. Vì vậy, lúc nào bố cũng cố gắng làm việc chăm chỉ, để hai anh em em có thể được học hành đến nơi đến chốn. Ngoài việc đi xây theo đoàn, thì những ngày nghỉ và thời gian rảnh còn lại, bố sẽ chăm sóc cho vườn cam ở trên đồi của gia đình. Bố cũng nhận làm thuê bốc vác cho bãi xe khách ở gần nhà. Bố làm việc quần quật sớm hôm để lo cho gia đình được đầy đủ. Vì vậy, mà trông bố có vẻ già dặn hơn so với tuổi thật khá nhiều. Tuy là một người đàn ông cục mịch, ít nói nhưng tình yêu bố dành cho em và anh trai thì chan chứa vô cùng. Có cái gì đẹp, cái gì ngon bố cũng nhường cho chúng em. Tuy không giỏi chữ nghĩa, nhưng bố vẫn là một người thầy tuyệt vời, dạy cho em cách sống tốt và những kĩ năng trong cuộc sống. Có bố ở bên, em như được đứng dưới mái nhà vững chãi nhất. Thật tự hào và yêu quý biết bao người bố tuyệt vời của em.
|