50 câu hỏi lý thuyết mức độ nhận biết về amin có lời giải (phần 2)

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Metylamin không phản ứng với chất nào dưới đây

  • A dung dịch H2SO4    
  • B H2 ( xúc tác Ni, nung nóng)       
  • C dung dịch HCl                        
  • D O2, nung nóng

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Benzylamin có công thức phân tử là

  • A C6H7N
  • B C7H9N
  • C C7H7N
  • D C7H8N

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Benzyl amin có CTCT C6H5CH2NH2

CTPT của benzyl amin là C7H9N.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

  • A Xút.
  • B Sođa.
  • C Nước vôi trong.
  • D Giấm ăn.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Amin mang tính bazo => tác dung với axit.

Đáp án D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 1?

  • A (CH3)3N. 
  • B C2H5-NH2
  • C CH3-NH-C2H5
  • D CH3-NH-CH3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với :

  • A dung dịch HCl           
  • B Dung dịch NaOH
  • C Dung dịch Br2           
  • D Dung dịch NaCl

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cho vài giọt nước Brom vào dung dịch anilin lắc nhẹ xuất hiện :

  • A kết tủa trắng 
  • B kết tủa đỏ nâu  
  • C  bọt khí      
  • D dung dịch màu xanh

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phản ứng : C6H5NH2 + 3Br2 -> C6H2Br3(trắng) + 3HBr

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Phân tử khối của anilin là:

  • A 75.       
  • B 89.       
  • C 93.       
  • D 147.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Anilin là C6H5NH2 (CTPT: C6H7N) PTK = 12.6 + 1.7 + 14.1 = 93.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào 

  • A phenylamin. 
  • B axit axetic.       
  • C benzen. 
  • D ancol etylic.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là

  • A metylamin.       
  • B anilin. 
  • C etylamin.                      
  • D đimetylamin.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ghi nhớ các amin ở thể khí: metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cho dãy các chất:metan, stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là

  • A 5
  • B 4
  • C 3
  • D 2

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phenol, anilin và các hợp chất mà trong phân tử có liên kết π có khả năng làm mất màu dung dịch brom.

Lời giải chi tiết:

Các chất làm mất màu nước brom là: phenol, anilin,stiren.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

  • A 7
  • B 5
  • C 6
  • D 8

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phenol, anilin và các chất trong phân tử có liên kết π phản ứng được với brom. Từ đặc điểm đó tìm ra số chất phản ứng được với brom.

Lời giải chi tiết:

Các chất phản ứng được với brom là: C2H2, C2H4, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Dung dịch etyl amin không tác dụng với dung dịch nào sau đây

  • A CH3COOH
  • B CuSO4
  • C HCl
  • D NaOH

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Amin không phản ứng với dung dịch muối.

Lời giải chi tiết:

Etyl amin không tác dụng với dung dịch NaOH

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?

  • A metyl amin       
  • B etanol
  • C axit axetic                    
  • D phenol

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chất có tính axit là axit axetic và phenol. Tuy nhiên phenol có tính axit yếu không làm hóa đỏ quỳ tím.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ tăng dần là:

  • A 3, 1, 5, 2, 4. 
  • B 4, 1, 5, 2, 3.     
  • C 4, 2, 3, 1, 5. 
  • D 4, 2, 5, 1, 3.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Nhóm hút e làm giảm tính bazo, nhóm đẩy e làm tăng tính bazo của amin

Lời giải chi tiết:

C6H5NH2, (C6H5)2NH có nhóm (C6H5) là nhóm hút nên tính bazo có tính bazo yếu hơn NH3

C2H5NH2, (C2H5)2NH có nhóm C2H5 là nhóm đẩy e nên có tính bazo mạnh hơn NH3

Mặt khác càng nhiều nhóm hút e càng có tính bazo yếu, càng có nhiều nhóm đẩy e thì tính bazo càng mạnh.

Thứ tự tăng dần tính bazo là 3, 1, 5, 2, 4.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là:

  • A Phenylamin, etylamin, amoniac.          
  • B Etylamin, amoniac, phenylamin.
  • C Etylamin, phenylamin, amoniac. 
  • D Phenylamin, amoniac, etylamin.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Nhóm hút e làm giảm tính bazo, nhóm đẩy e làm tăng tính bazo của amin

Lời giải chi tiết:

Tính bazo tăng dần theo thứ tự Phenylamin, amoniac, etylamin

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren được đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là

  • A dung dịch phenolphtalein.
  • B nước brom.                  
  • C dung dịch NaOH.        
  • D giấy quì tím.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dùng dung dịch brom để nhận biết 3 chất trên vì tạo ra 3 hiện tượng khác nhau.

Lời giải chi tiết:

Dùng thuốc thử là nước brom để phân biệt 3 dung dịch trên

Anilin: tạo kết tủa trắng

Stiren: làm mất màu dung dịch brom

Benzen: không có hiện tượng gì

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Chất có tính bazơ mạnh nhất trong các chất sau là:

  • A Metylamin.      
  • B Amoniac.         
  • C Anilin.
  • D Đimetylamin.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Amin nào sau đây là amin bậc ba?

  • A (C6H5)2NH.                 
  • B (CH3)2CHNH2.           
  • C (CH3)3N.         
  • D (CH3)3CNH2.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Khái niệm bậc amin: Bậc của amin là số gốc hidrocacbon liên kết với nguyên tử N

Lời giải chi tiết:

Bậc của amin là số gốc hidrocacbon liên kết với nguyên tử N

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?

  • A Etylamin.
  • B Metylamin.
  • C Anilin.
  • D Trimetylamin.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

+ Anilin (C6H5NH2) mặc dù có tính bazơ nhưng nó không làm xanh giấy quỳ tím, cũng không làm hồng phenolphtalein vì lực bazơ của nó rất yếu (do ảnh hưởng của gốc phenyl) và yếu hơn amoniac.

+ Các amin tan nhiều trong nước như metylamin, etylamin, … có thể làm xanh quỳ tím hoặc hồng phenolphtalein.

Đáp án C       

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Metylamin không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

  • A NaOH.
  • B HCl.
  • C CH3COOH.
  • D FeCl2.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

CH3NH2 có tính bazơ: làm quỳ tím chuyển xanh; tác dụng được với axit; có khả năng tác dụng được với một số dung dịch muối như Al3+, Fe3+, Cu2+, …

→ CH3NH2 không tác dụng được với dung dịch NaOH (cũng có tính bazơ).

Lời giải chi tiết:

CH3NH2 có tính bazơ: làm quỳ tím chuyển xanh; tác dụng được với axit; có khả năng tác dụng được với một số dung dịch muối như Al3+, Fe3+, Cu2+, …

Trong số các chất đã cho, CH3NH2 không tác dụng được với dung dịch NaOH.

CH3NH2 + HCl → CH3NH3+Cl- (Metylamoni clorua)

CH3NH2 + CH3COOH → CH3COOH3NCH3 (Metylamoni axetat)

2CH3NH2 + FeCl2 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2CH3NH3Cl

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Anilin và phenol đều tác dụng được với dung dịch

  • A NaOH.
  • B HCl.
  • C NaCl.
  • D nước brom.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Anilin và phenol đều tác dụng được với dung dịch nước brom và tạo thành kết tủa trắng. Phản ứng này dùng để nhận biết anilin, phenol.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Cho các amin có công thức như sau:

 

Amin nào không thuộc loại amin thơm?

  • A (1)
  • B (2)
  • C (3)
  • D (4)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Amin thơm là amin có N gắn trực tiếp vào vòng thơm.

Lời giải chi tiết:

C6H5CH2NH2 (2) không thuộc loại amin thơm.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Dãy gồm các chất đều làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là

  • A anilin, metylamin, amoniac.
  • B amoni clorua, metylamin, natri hiđroxit.
  • C anilin, amoniac, natri hiđroxit.
  • D benzylamin, amoniac, natri axetat.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Anilin C6H5NH2 mặc dù có tính bazơ (tác dụng được với axit) nhưng tính bazơ rất yếu (không làm xanh quỳ tím, cũng không làm hồng phenolphtalein) → loại A, C.

Amoni clorua NH4Cl có môi trường axit, làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ → loại B.

Các chất benzylamin C6H5CH2NH2, amoniac NH3, natri axetat CH3COONa đều làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?

  • A Metylamin.      
  • B Etylamin.         
  • C Anilin.
  • D Trimetylamin.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Bậc của amin là

  • A Bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nguyên tử nitơ.
  • B Số gốc hiđrocacbon có trong cấu tạo amin.
  • C Số nguyên tử cacbon có trong gốc hiđrocacbon.
  • D Số nguyên tử hiđro của NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa về bậc của amin.

Lời giải chi tiết:

Bậc của amin là số nguyên tử hiđro của NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Cho các amin: C6H5NH2; (CH3)2NH; C2H5NH2; CH3NHC2H5; (CH3)3N; (C2H5)2NH. Số amin bậc 2 là

  • A 3.
  • B 2.
  • C 5.
  • D 4.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Ghi nhớ: Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử hi đro trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon. Theo đó amin được phân loại thành: amin bậc 1, bậc 2, bậc 3

Lời giải chi tiết:

Các amin bậc 2 là: (CH3)2NH ; CH3NHC2H5; (C2H5)2NH => Có 3 amin

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Nhận xét nào dưới đây không đúng?

  • A Phenol là axit còn anilin là bazơ
  • B Dung dịch phenol làm quì tím hóa đỏ còn dung dịch anilin làm quì tím hóa xanh.
  • C Phenol và anilin đều dễ tham gia phản ứng thế và đều tạo kết tủa trắng với dung dịch brom.
  • D Phenol và anilin đều khó tham gia phản ứng cộng và đều tạo hợp chất vòng no khi cộng với hiđro.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

B. Sai vì phenol và anilin không làm quỳ tím chuyển màu

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Dãy gồm các chất đều làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là

  • A metyl amin, natri hidroxit, axit axetic.
  • B anilin, metyl amin.
  • C anilin, amoniac
  • D metyl amin, amoniac.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

các chất có môi trường bazo sẽ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Lời giải chi tiết:

A. loại vì axit axetic làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.

B. loại vì anilin không làm quỳ tím ẩm chuyển màu

C. loại vì anilin không làm quỳ tím ẩm chuyển màu

D. thỏa mãn vì cả 2 chất cùng làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Cho các chất sau: phenol, anilin, buta-1,3-đien, metyl acrylat, toluen, stiren, axit metarylic. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là

  • A 6
  • B 5
  • C 7
  • D 4

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Chất tác dụng với nước brom ở điều kiện thường là phenol, anilin và các chất chứa liên kết bội

Lời giải chi tiết:

Chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là phenol, anilin, buta-1,3-đien, metyl acrylat, stiren, axit metarylic => có 6 chất

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch metylamin (CH3NH2) thì dung dịch chuyển từ không màu sang

 

 

 

  • A màu xanh. 
  • B màu cam.
  • C màu hồng.     
  • D  màu vàng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tính chất hóa học của amin.

Lời giải chi tiết:

Dung dịch metylamin có môi trường kiềm => Dung dịch phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Amin nào dưới đây là amin bậc hai?

  • A C2H5NHCH2 
  • B (CH3)3N    
  • C CH3CH(CH3)NH2 
  • D CH3CH2CH2NH2

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Bậc amin = số gốc hiđrocacbon gắn với nguyên tử N.

Lời giải chi tiết:

Amin bậc 2 có dạng R - NH - R'

Vậy trong các amin đề bài cho thì C2H5NHCH2 là amin bậc 2.

Đáp án A 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Anilin không phản ứng với

  • A dung dịch HCl     
  • B  dung dịch Br2      
  • C dung dịch H2SO4   
  • D  dung dịch NaOH

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Anilin có tính chất hóa học của 1 bazo yếu => Không phản ứng với dd NaOH.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Số amin bậc 1 có công thức phân tử C3H9N là:

  • A 4
  • B 1
  • C 3
  • D 2

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Bậc amin = số gốc hiđrocacbon gắn với nguyên tử N.

Lời giải chi tiết:

Các amin bậc 1 có CTPT C3H9N là: CH3-CH2-CH2-NH2; (CH3)2CH-NH2

=> Có 2 công thức thỏa mãn

Đáp án D 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất 

  • A Metyletylamin.
  • B Etylmetylamin.
  • C Isopropanamin.
  • D Isopropylamin.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tên gọi phù hợp là: Isopropylamin.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Trong các tên gọi sau tên gọi nào không phù hợp với chất C6H5NH?

  • A Benzylamin.
  • B Benzenamin.
  • C Phenylamin.
  • D Anilin.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

- Benzenamin là tên thay thế, anilin là tên thường, phenylamin là tên gốc - chức của C6H5NH2

- Benzylamin là tên gốc - chức của C6H5CH2NH2

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Amin CH3-NH-C2H5 có tên gốc - chức là

  • A propan-2-amin       
  • B N-metyletanamin     
  • C metyletylamin       
  • D etylmetylamin

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Cách gọi tên amin theo danh pháp gốc - chức:

Tên gốc - chức amin = ank + yl + amin (chú ý gọi tên các gốc hiđrocacbon theo thứ tự bảng chữ cái)

Lời giải chi tiết:

Amin CH3-NH-C2H5 có tên gốc chức là etylmetylamin.

Đáp án D 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Nhận xét nào sau đây là không đúng?

  • A Phân tử mọi amin đều có số lẻ nguyên tử hiđro.
  • B Dung dịch mọi amin đều làm quỳ tím chuyển màu xanh.
  • C Lực bazơ của đimetylamin mạnh hơn metylamin.
  • D Lực bazơ của điphenylamin yếu hơn phenylamin.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Anilin có tính bazơ rất yếu (yếu hơn cả amoniac) nên không làm đổi màu quỳ tím cũng không làm hồng phenolphtalein.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Số đồng phân amin bậc 2 có công thức phân tử C4H11N là

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Bậc của amin là số nguyên tử H của NH3 bị thay thế bởi các gốc hiđrocacbon.

Lời giải chi tiết:

Các đồng phân amin bậc 2 của C4H11N là:

CH3CH2CH2NHCH3

CH3CH(CH3)NHCH3

CH3CH2NHCH2CH3

→ 3 đồng phân

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Chất nào sau đây thuộc amin bậc một?

  • A (CH3)3N. 
  • B CH3NH2
  • C CH3NHCH3
  • D CH3CH2NHCH3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong NH3 bị thay thế bằng gốc hidrocacbon.

Lời giải chi tiết:

A.(CH3)3N là amin bậc 3

B. CH3NH2 là amin bậc 1

C. CH3NHCH3 là amin bậc 2

D. CH3CH2NHCH3 là amin bậc 2

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Trong các chất dưới đây, chất nào là amin?

  • A C6H5OH. 
  • B C12H22O11.
  • C CH3NHCH3
  • D CH3COOCH3.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào dấu hiệu nhận biết amin có nhóm –NH2 hoặc –NH- hoặc \( - \mathop N\limits_|  - \) gắn với các gốc ankyl

Lời giải chi tiết:

A. C6H5OH → phenol.

B. C12H22O11 → saccarozơ

C. CH3NHCH3 → amin

D. CH3COOCH3 → etse.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 41 :

Nhận định nào sau đây là chính xác:

  • A Các amin đều là chất khí ở điều kiện thường, có mùi khai.
  • B Amin thơm có tính bazơ mạnh hơn amoniac.
  • C Nguyên tử N trong phân tử amin gây nên tính bazơ, tính khử và tính oxi hoá cho amin.
  • D Amin bậc 1 bị oxi hoá bởi axit nitrơ tạo khí N2.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 42 :

Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazo?

  • A Anilin, metylamin, amoniac.
  • B Amoniac, etylamin, anilin.
  • C Etylamin, anilin, amoniac.
  • D Anilin, amoniac, metylamin.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Khi nguyên tử H bị thay bằng nhóm thế hút e (-C6H5, -NO2…) thì lực bazo giảm so với NH3

Khi nguyên tủa H bị thay thế bằng nhóm thế đẩy e  (-CH3, -C2H5…) thì lực bazo tăng so với NH3

Lời giải chi tiết:

Tính bazo tăng dần theo thứ tự: Anilin < Amoniac < Metylamin

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 43 :

Thuốc thử để nhận biết CH3NH2, CH3COOH, C6H5OH là 

  • A NaOH
  • B Quỳ tím           
  • C HCl
  • D H2SO4

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dùng quỳ tím để nhận biết ra các chất

Lời giải chi tiết:

Thuốc thử để nhận biết CH3NH2,CH3COOH, C6H5OH là quỳ tím

CH3NH2 : quỳ tím hóa xanh

CH3COOH: quỳ tím hóa đỏ

C6H5OH: có tính axit nhưng không làm đổi màu quỳ tím

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 44 :

Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A Các amin đều phản ứng với dung dịch HCl.   
  • B Các amin đều tan tốt trong nước.
  • C Số nguyên tử H của amin đơn chức là số chẵn.          
  • D Các amin đều làm quỳ tím hóa xanh.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

A. Đ

B. S vì có một số amin thơm khó tan trong nước như anilin

C. S vì số H của amin đơn chức là số lẻ

D. S vì có một số amin không làm quỳ tím chuyển màu như anilin

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 45 :

Tên gọi của amin nào sau đây không đúng?

  • A C6H5NH2: benzenamin.
  • B CH3CH2CH2NH2: propylamin.
  • C C2H5NHCH3: etylmetylamin.
  • D CH3CH2CH(CH3)NH2: isobutylamin.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Danh pháp gốc – chức:  Tên amin = tên gốc R + amin.

VD: CH3CH2CH2NH2: propylamin,          C2H5NHCH3: etylmetylamin,

        C6H5NH2: phenylamin,                       CH3CH2CH(CH3)NH2: sec-butylamin.

Danh pháp thay thế:

+ Tên amin bậc một = Tên hiđrocacbon tương ứng theo mạch chính + số chỉ vị trí + amin.

VD: CH3NH2: metanamin , C6H5NH2: benzenamin, CH3CH(CH3)NH2: propan-2-amin

+ Tên amin bậc hai, bậc ba = Tên của amin bậc một có các nhóm thế N-ankyl.

VD: C2H5NHCH3: N-metyletanamin.

Tên thường: C6H5NH2: anilin.

Lời giải chi tiết:

C6H5NH2: phenylamin/benzenamin/ anilin → A đúng.

CH3CH2CH2NH2: propylamin/ propan-1-amin → B đúng.

C2H5NHCH3: etylmetylamin/ N-metyletanamin → C đúng.

CH3CH2CH(CH3)NH2: sec-butylamin/ butan-2-amin → D sai.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 46 :

Cho ba khí chứa trong ba bình riêng biệt gồm metylamin, amoniac và hiđro. Có thể nhận biết được khí hiđro bằng thuốc thử là

  • A dung dịch NaOH.
  • B nước vôi trong.    
  • C nước brom.    
  • D quỳ tím ẩm.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cho quỳ tím ẩm lần lượt vào 3 khí trên: khí nào quỳ tím chuyển sang màu xanh đậm là metyl amin( CH3NH2) ; quỳ tím chuyển sang màu xanh nhưng nhạt hơn là amoniac (NH3); quỳ tím không đổi màu là khí hiđro (H2)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 47 :

Có 3 chất lỏng stiren, anilin, bezen đựng trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để nhận biết 3 chất trên là

  • A Dung dịch phenolphtalein       
  • B Dung dịch nước brom
  • C Dung dịch HCl            
  • D Dung dịch NaOH

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Chất tạo với 3 chất lỏng trên 3 hiện tượng khác nhau sẽ được dùng làm thuốc thử để phân biệt.

Lời giải chi tiết:

Thuốc thử để phân biệt 3 chất trên là dung dịch brom.

Stiren: làm mất màu dung dịch brom

Benzen: không có hiện tượng gì.

Anilin: tạo thành kết tủa

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 48 :

Anilin tác dụng được với những chất nào sau đây: (1) dung dịch H2SO4; (2) dung dịch NaOH; (3) dung dịch Br2; (4) Na.

  • A (3), (4).            
  • B (1), (3).            
  • C (1), (2).
  • D (2), (3).

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Anilin là C6H5NH2, tác dụng được với H2SO4 và Br2

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 49 :

Cho các chất: p-crezol, anilin, benzen, axit acylic, axit fomic, andehit metacrylic, axetilen. Số chất tác dụng với dung dịch Br2 (dư) ở điều kiện thường theo tỷ lệ mol 1 : 1 là

  • A 5
  • B 6
  • C 2
  • D 3

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xác định tỉ lệ phản ứng của từng chất với Br2 và lựa chọn đáp án

Lời giải chi tiết:

Các chất phản ứng với Brom theo các tỉ lệ sau:
p-crezol:HO-C6H4-p-CH3(1:2), anilin C6H5NH2:(1:3), benzen:C6H6(ko pu), axit acylicCH2=CH-COOH(1:1), axit fomicHCOOH(1:1), andehit metacrylic CH2=CH(CH3)-CHO(1:2), axetilen CH≡CH(1;2)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 50 :

Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng?

(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.

(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử.

(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.

(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.

  • A (1), (2), (4).      
  • B (2), (3), (4).    
  • C (1), (2), (3).              
  • D (1), (2).

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

(1) đúng

(2) đúng

(3) sai vì anilin không làm xanh quỳ tím ẩm.

(4) sai vì nếu có nhóm hút e đính vào -NH2 ví dụ như anilin thì lực bazo sẽ yếu hơn.

Vậy có 2 phát biểu đúng.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close