Đề ôn tập học kì 2 Văn 8 - Đề số 6Tải vềĐề thi học kì 2 (Đề kiểm tra học kì 2 - Đề thi cuối năm) – Ngữ văn 8 – Đề số 6 có đáp án và lời giải chi tiết Đề bài Câu 1: (2.0 điểm) Hoàn thành chính xác những dòng thơ còn thiếu trong đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ………………………………………….. Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi ………………………………………….. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá. (Tế Hanh – Quê hương) a. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ b. Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê hương của tác giả trong đoạn thơ trên. Câu 2: (2.0 điểm) a. Xác định kiểu câu phân theo mục đích nói của dòng thơ “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi” và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được. b. Xác định kiểu câu phân theo mục đích nói của dòng thơ “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được. Câu 3: (6.0 điểm) Trường học, nơi nuôi dưỡng những mầm non của đất nước, nơi không chỉ dạy kiến thức mà còn rèn luyện ý thức, nhân cách mỗi con người. Vậy mà, vấn nạn vứt rác vẫn tồn tại hàng ngày. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề vứt rác bừa bãi ở trường em đang theo học. Lời giải chi tiết Câu 1 Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ, /…/ Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi a.
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm b.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Cách giải: - Từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê hương: tưởng nhớ; nhớ Câu 2
Phương pháp: căn cứ các kiểu câu đã học Cách giải: - Kiểu câu phân theo mục đích nói: câu trần thuật => Tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ của tác giả với những đặc điểm nổi bật mà gần gũi của quê hương.
Phương pháp: căn cứ các kiểu câu đã học Cách giải: - Kiểu câu phân theo mục đích nói: câu cảm thán => Tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương tha thiết của tác giả. Câu 3
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Mở bài: Giới thiệu chung 2. Thân bài 2.1 Thực trạng - Trong lớp học, học sinh khi dùng xong đồ ăn thường bỏ rác vào ngăn bàn học dù bất kì lớp học nào cũng đều có thùng rác. - Một hiện tượng khác cũng rất hay xuất hiện ở trường học đó là học sinh thường vứt rác qua cửa sổ phòng học nếu sát bên cạnh là vườn hoa, sân thể dục. Bạn có thể tìm bất cứ góc khuất cạnh cửa sổ nào đó, vườn hoa hay sân cỏ đầy túi sữa, túi nilon được thả xuống. 2.2 Nguyên nhân - Trước hết, về mặt chủ quan thì điểm quan trọng nhất chính là ý thức của mỗi người. - Thứ hai về mặt khách quan, một số trường học không đáp ứng đủ số lượng thùng rác trong khuôn viên trường hay thùng rác không được đặt ở những vị trí hợp lí làm học sinh phải đi cả dãy nhà mới có thể vứt được rác. - Một nguyên nhân khác nữa là khi học sinh vi phạm, phụ huynh hay thầy cô nhà trường còn xử phạt quá nhẹ hoặc thậm chí coi đó không phải là lỗi lầm cần phải sửa sai. 2.3 Hệ quả - Trước hết, việc vứt rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường đất, môi trường nước và không khí của trường học và khu dân cư xung quanh. - Thứ hai, việc vứt rác bừa bãi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây ra nhiều dịch bệnh nhất là các bệnh truyền nhiễm. - Thứ ba, việc vứt rác bừa bãi nếu không được quán triệt sẽ gây nên một thói quen xấu cho thế hệ tương lai. 2.4 Giải pháp - Tăng cường ý thức, trách nhiệm của mỗi học sinh, giáo viên trong nhà trường về việc vứt rác đúng nơi quy định kể cả những thứ nhỏ nhất. Giáo viên trong nhà trường luôn phải là tấm gương cho học sinh của mình, họ có ý thức cao trong việc vứt rác đúng nơi quy định thì học sinh nhất là lứa tuổi tiểu học mới có thể noi theo và học tập. - Bên cạnh đó, nhà trường nên tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa nói về tác hại của việc ô nhiểm môi trường sống để học sinh có thể hiểu rõ về sự bức thiết cũng như lời kêu cứu của mẹ thiên nhiên hiện tại. - Ngoài ra, nhà trường cần có những qui định và những hình phạt nghiêm khắc đối với những cá nhân vứt rác bừa bãi trong khuôn viên trường. 3. Kết bài: Tổng kết vấn đề
|