Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiếtTải vềĐề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi Câu 1: Oxit là: A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. CO2 B. Na2O C. SO2 D. P2O5 Câu 3: Cho 7,2 g một loại oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí hiđro cho 5,6 gam sắt. Công thức oxit sắt là: A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeO2 Câu 4: Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là: A. CO2 B. P2O5 C. Na2O D. MgO Câu 5: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là: A. 19,7 gam B. 19,5 gam C. 19,3 gam D. 19 gam Câu 6: Dãy các chất tác dụng với lưu huỳnh đioxit là: A. Na2O, CO2, NaOH, Ca(OH)2 B. CaO, K2O, KOH, Ca(OH)2 C. HCl, Na2O, Fe2O3, Fe(OH)3 D. Na2O, CuO, SO3, CO2 Câu 7: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: A. Fe, Cu, Mg B. Zn, Fe, Cu C. Zn, Fe, Al D. Fe, Zn, Ag Câu 8: Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: A. Zn, ZnO, Zn(OH)2 B. Cu, CuO, Cu(OH)2 C. Na2O, NaOH, Na2CO3 D. MgO, MgCO3, Mg(OH)2 Câu 9: Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch: HCl, HNO3, H2SO4 đựng trong 3 lọ khác nhau đã mất nhãn. Các thuốc thử dùng để nhận biết được chúng là: A. Dung dịch AgNO3 và giấy quì tím B. Dung dịch BaCl2 và dung dịch AgNO3 C. Dùng quì tím và dung dịch NaOH D. Dung dịch BaCl2 và dung dịch phenolphtalein Câu 10: Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là: A. Sủi bọt khí, đường không tan B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra Câu 11: Để điều chế muối clorua, ta chọn những cặp chất nào sau đây? A. Na2SO4, KCl B. HCl, Na2SO4 C. H2SO4, BaCl2 D. AgNO3, HCl Câu 12: Thêm 20 gam HCl vào 480 gam dung dịch HCl 5 %, thu được dung dịch mới có nồng độ: A. 9,8 % B. 8,7 % C. 8,9 % D. 8,8 % Câu 13: Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit: A. CO2; SO2; P2O5; Fe2O3 B. Fe2O3; SO2; SO3; MgO C. P2O5; CO2; Al2O3; SO3 D. P2O5; CO2; CuO; SO3 Câu 14: Cho các bazơ sau: Fe(OH)3, Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2. Khi nung nóng các bazơ trên tạo ra dãy oxit bazơ tương ứng là: A. FeO, Al2O3, CuO, ZnO B. Fe2O3, Al2O3, CuO, ZnO C. Fe3O4, Al2O3, CuO, ZnO D. Fe2O3, Al2O3, Cu2O, ZnO Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn 19,6 gam Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là: A. 6,4 gam B. 9,6 gam C. 12,8 gam D. 16 gam Câu 16: Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là: A. Na2CO3 B. KCl C. NaOH D. NaNO3 Câu 17: Nếu rót 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch H2SO4 1M thì dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ: A. Làm quỳ tím chuyển đỏ B. Làm quỳ tím chuyển xanh C. Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển đỏ. D. Không làm thay đổi màu quỳ tím Câu 18: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ca(OH)2, chỉ thu được muối CaCO3. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là: A. 0,5 M B. 0,25 M C. 0,1 M D. 0,05 M Câu 19: Hòa tan 80 gam NaOH vào nước thu được dung dịch có nồng độ 1M. Thể tích dung dịch NaOH là: A. 1 lít B. 2 lít C. 1,5 lít D. 3 lít Câu 20: Các cặp chất cùng tồn tại trong 1 dung dịch (không phản ứng với nhau): 1. CuSO4 và HCl 2. H2SO4 và Na2SO3 3. KOH và NaCl 4. MgSO4 và BaCl2 A. (1; 2) B. (3; 4) C. (2; 4) D. (1; 3) Câu 21: Điện phân dung dịch NaCl bão hoà, có màng ngăn giữa hai điện cực, sản phẩm thu được là: A. NaOH, H2, Cl2 B. NaCl, NaClO, H2, Cl2 C. NaCl, NaClO, Cl2 D. NaClO, H2 và Cl2 Câu 22: Khi cho 200 gam dung dịch Na2CO3 10,6 % vào dung dịch HCl dư, khối lượng khí sinh ra: A. 4,6 gam B. 8 gam C. 8,8 gam D. 10 gam Câu 23: Dãy chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao:, A. BaSO3, BaCl2, KOH, Na2SO4 B. AgNO3, Na2CO3, KCl, BaSO4 C. CaCO3, Zn(OH)2, KNO3, KMnO4 D. Fe(OH)3, Na2SO4, BaSO4, KCl Câu 24: Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng: A. Dung dịch AgNO3 B. Dung dịch HCl C. Dung dịch BaCl2 D. Dung dịch Pb(NO3)2 Câu 25: Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học: A. CaCO3 B. Ca3(PO4)2 C. Ca(OH)2 D. CaCl2 Câu 26: Cho 0,1 mol Ba(OH)2 vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích thoát ra ở đktc là: A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 22,4 lít D. 44,8 lít Câu 27: Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch: A. NaOH B. Ba(OH)2 C. AgNO3 D. BaCl2 Câu 28: Chất nào dưới đây có phần trăm khối lượng của oxi lớn nhất? A. CuO B. SO2 C. SO3 D. Al2O3 Câu 29: CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành: A. Dung dịch không màu B. Dung dịch có màu lục nhạt C. Dung dịch có màu xanh lam D. Dung dịch có màu vàng nâu Câu 30: Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch của 3 chất: HCl, Na2SO4, NaOH. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt chúng? A. Dung dịch BaCl2 B. Quỳ tím C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Zn
Đáp án Phần trắc nghiệm
Câu 1: Oxit là: A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác Phương pháp giải Dựa vào khái niệm của oxit Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. CO2 B. Na2O C. SO2 D. P2O5 Phương pháp giải Chất tác dụng với nước tạo dung dịch bazo là oxit bazo tan Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 3: Cho 7,2 g một loại oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí hiđro cho 5,6 gam sắt. Công thức oxit sắt là: A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeO2 Phương pháp giải Đặt công thức tổng quát của oxit sắt. Viết phản ứng oxit sắt phản ứng với khí hidro từ đó tìm công thức oxit sắt Lời giải chi tiết Gọi công thức tổng quát: Fe2Ox Fe2Ox + xH2 \( \to \)2Fe + xH2O m oxit = m Fe + m O => m O = 7,2 – 5,6 = 1,6g n O = 0,1 mol n Fe : n O = 0,1 : 0,1 = 1:1 Công thức FeO Câu 4: Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là: A. CO2 B. P2O5 C. Na2O D. MgO Phương pháp giải Dung dịch bazo làm quỳ tím hóa xanh => oxit bazo tan tạo dung dịch bazo Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 5: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là: A. 19,7 gam B. 19,5 gam C. 19,3 gam D. 19 gam Phương pháp giải Số mol của Ba(OH)2 = số mol CO2 Lời giải chi tiết n CO2 = 2,24 : 2, 24 = 0,1 mol CO2 + Ba(OH)2 \( \to \)BaCO3 + H2O 0,1 0,1 n BaCO3 = 0,1.197 = 19,7g Đáp án A Câu 6: Dãy các chất tác dụng với lưu huỳnh đioxit là: A. Na2O, CO2, NaOH, Ca(OH)2 B. CaO, K2O, KOH, Ca(OH)2 C. HCl, Na2O, Fe2O3, Fe(OH)3 D. Na2O, CuO, SO3, CO2 Phương pháp giải Chất tác dụng với SO2 là dung dịch bazo hoặc oxit bazo Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 7: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: A. Fe, Cu, Mg B. Zn, Fe, Cu C. Zn, Fe, Al D. Fe, Zn, Ag Phương pháp giải Kim loại đứng trước Cu phản ứng với dung dịch H2SO4 Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 8: Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: A. Zn, ZnO, Zn(OH)2 B. Cu, CuO, Cu(OH)2 C. Na2O, NaOH, Na2CO3 D. MgO, MgCO3, Mg(OH)2 Phương pháp giải Kim loại đứng trước Cu phản ứng với dung dịch H2SO4 Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 9: Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch: HCl, HNO3, H2SO4 đựng trong 3 lọ khác nhau đã mất nhãn. Các thuốc thử dùng để nhận biết được chúng là: A. Dung dịch AgNO3 và giấy quì tím B. Dung dịch BaCl2 và dung dịch AgNO3 C. Dùng quì tím và dung dịch NaOH D. Dung dịch BaCl2 và dung dịch phenolphtalein Phương pháp giải Dùng dung dịch tạo kết tủa với các gốc axit Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 10: Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là: A. Sủi bọt khí, đường không tan B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra Phương pháp giải Dựa vào tính chất axit đậm đặc có tính oxi hóa mạnh Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 11: Để điều chế muối clorua, ta chọn những cặp chất nào sau đây? A. Na2SO4, KCl B. HCl, Na2SO4 C. H2SO4, BaCl2 D. AgNO3, HCl Phương pháp giải Dựa vào nguyên tắc điều chế muối clorua Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 12: Thêm 20 gam HCl vào 480 gam dung dịch HCl 5 %, thu được dung dịch mới có nồng độ: A. 9,8 % B. 8,7 % C. 8,9 % D. 8,8 % Phương pháp giải Tính khối lượng chất tan HCl có trong 480g dung dịch. Áp dụng công thức tính C% tính nồng độ mới sau khi thêm 20g HCl. Lời giải chi tiết m HCl = 480.5% = 24g => m HCl mới = 24 + 20 = 44g \(C\% = \frac{{44}}{{480 + 20}}.100 = 8,8\% \) Đáp án D Câu 13: Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit: A. CO2; SO2; P2O5; Fe2O3 B. Fe2O3; SO2; SO3; MgO C. P2O5; CO2; Al2O3; SO3 D. P2O5; CO2; CuO; SO3 Phương pháp giải Chất tác dụng với dung dịch KOH: axit hoặc oxit axit, oxit lưỡng tính Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 14: Cho các bazơ sau: Fe(OH)3, Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2. Khi nung nóng các bazơ trên tạo ra dãy oxit bazơ tương ứng là: A. FeO, Al2O3, CuO, ZnO B. Fe2O3, Al2O3, CuO, ZnO C. Fe3O4, Al2O3, CuO, ZnO D. Fe2O3, Al2O3, Cu2O, ZnO Phương pháp giải Khi nung nóng các bazo không tan tạo oxit kim loại và nước Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn 19,6 gam Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là: A. 6,4 gam B. 9,6 gam C. 12,8 gam D. 16 gam Phương pháp giải Nhiệt phân Cu(OH)2 tạo CuO (chất rắn màu đen) bị khử bởi H2 Lời giải chi tiết n Cu(OH)2 = 19,6 : 98 = 0,2 mol Cu(OH)2 \( \to \)CuO + H2O 0,2 0,2 CuO + H2 \( \to \)Cu + H2O 0,2 0,2 m Cu = 0,2.64 = 12,8g Đáp án C Câu 16: Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là: A. Na2CO3 B. KCl C. NaOH D. NaNO3 Phương pháp giải Thuốc thử để nhận biết là chất tạo kết tủa với Ca(OH)2 Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 17: Nếu rót 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch H2SO4 1M thì dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ: A. Làm quỳ tím chuyển đỏ B. Làm quỳ tím chuyển xanh C. Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển đỏ. D. Không làm thay đổi màu quỳ tím Phương pháp giải Tính chất hết chất dư sau khi phản ứng Lời giải chi tiết n NaOH = 0,2 mol; n H2SO4 = 0,1 mol 2NaOH + H2SO4 \( \to \) Na2SO4 + H2O 0,2 0,1 Dung dịch sau phản ứng: Na2SO4 Đáp án D Câu 18: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ca(OH)2, chỉ thu được muối CaCO3. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là: A. 0,5 M B. 0,25 M C. 0,1 M D. 0,05 M Phương pháp giải Dựa vào phương trình phản ứng: CO2 + Ca(OH)2 \( \to \) CaCO3 + H2O Lời giải chi tiết n CO2 = 0,1 mol CO2 + Ca(OH)2 \( \to \) CaCO3 + H2O 0,1 0,1 n Ca(OH)2 = 0,1 => CM = 0,1 : 0,2 = 0,5M Đáp án A Câu 19: Hòa tan 80 gam NaOH vào nước thu được dung dịch có nồng độ 1M. Thể tích dung dịch NaOH là: A. 1 lít B. 2 lít C. 1,5 lít D. 3 lít Phương pháp giải Dựa vào công thức tính nồng độ dung dịch CM = n : V Lời giải chi tiết n NaOH = 80 : 40 = 2 mol CM = \(\frac{2}{V} = 1 \to V = 2l\) Đáp án B Câu 20: Các cặp chất cùng tồn tại trong 1 dung dịch (không phản ứng với nhau): 1. CuSO4 và HCl 2. H2SO4 và Na2SO3 3. KOH và NaCl 4. MgSO4 và BaCl2 A. (1; 2) B. (3; 4) C. (2; 4) D. (1; 3) Phương pháp giải Cặp chất cùng là axit hoặc dung dịch bazo, các muối không tạo kết tủa sẽ tồn tại trong cùng một dung dịch Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 21: Điện phân dung dịch NaCl bão hoà, có màng ngăn giữa hai điện cực, sản phẩm thu được là: A. NaOH, H2, Cl2 B. NaCl, NaClO, H2, Cl2 C. NaCl, NaClO, Cl2 D. NaClO, H2 và Cl2 Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 22: Khi cho 200 gam dung dịch Na2CO3 10,6 % vào dung dịch HCl dư, khối lượng khí sinh ra: A. 4,6 gam B. 8 gam C. 8,8 gam D. 10 gam Phương pháp giải Tính khối lượng Na2CO3. Sau đó viết phương trình để tạo khí CO2 Lời giải chi tiết m Na2CO3 = 200 . 10,6% = 21,2g => n Na2CO3 = 21,2 : 106 = 0,2 mol Na2CO3 + 2HCl\( \to \) 2NaCl + CO2 + H2O 0,2 0,2 m CO2 = 0,2 . 44 = 8,8g Đáp án C Câu 23: Dãy chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao:, A. BaSO3, BaCl2, KOH, Na2SO4 B. AgNO3, Na2CO3, KCl, BaSO4 C. CaCO3, Zn(OH)2, KNO3, KMnO4 D. Fe(OH)3, Na2SO4, BaSO4, KCl Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 24: Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng: A. Dung dịch AgNO3 B. Dung dịch HCl C. Dung dịch BaCl2 D. Dung dịch Pb(NO3)2 Phương pháp giải Dùng dung dịch có khả năng tạo kết tủa với gốc sunfat Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 25: Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học: A. CaCO3 B. Ca3(PO4)2 C. Ca(OH)2 D. CaCl2 Phương pháp giải Phân bón hóa học chứa các nguyên tố N, P, K Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 26: Cho 0,1 mol Ba(OH)2 vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích thoát ra ở đktc là: A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 22,4 lít D. 44,8 lít Phương pháp giải Dựa vào phản ứng: Ba(OH)2 + NH4NO3 \( \to \) Ba(NO3)2 + NH3 + H2O Lời giải chi tiết Ba(OH)2 + NH4NO3 \( \to \) Ba(NO3)2 + NH3 + H2O 0,1 0,1 V = 0,1.22,4 = 2,24 l Đáp án A Câu 27: Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch: A. NaOH B. Ba(OH)2 C. AgNO3 D. BaCl2 Phương pháp giải Dùng hóa chất tạo kết tủa với gốc axit Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 28: Chất nào dưới đây có phần trăm khối lượng của oxi lớn nhất? A. CuO B. SO2 C. SO3 D. Al2O3 Phương pháp giải Tính %O trong các oxit Lời giải Đáp án B Câu 29: CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành: A. Dung dịch không màu B. Dung dịch có màu lục nhạt C. Dung dịch có màu xanh lam D. Dung dịch có màu vàng nâu Phương pháp giải Dung dịch muối của kim loại đồng thường có màu xanh lam Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 30: Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch của 3 chất: HCl, Na2SO4, NaOH. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt chúng? A. Dung dịch BaCl2 B. Quỳ tím C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Zn Phương pháp giải 3 dung dịch khác loại có thể dùng quỳ tím để phân biệt Lời giải chi tiết Đáp án B
|