Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa kì I - Hóa học 8 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa kì I - Hóa học 8 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1 : Trong nguyên tử, hạt không mang điện tích là

A. hạt nhân.

B. hạt proton.

C. hạt nơtron.

D. hạt electron.

Câu 2 : Vật thể là vật thể tự nhiên là

A. máy bay.

B. bàn học.

C. giấy viết.

D. không khí.

Câu 3 : Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng vật lý?

A. Thanh sắt bị gỉ tạo ra chất mới là gỉ sắt.

B. Cho vôi sống vào nước thành vôi tôi                              

C. Sáng sớm khi mặt trời mọc sương mù tan.

D. Đun nóng đường ngả màu nâu đen.

Câu 4 : Kí hiệu hoá học của sắt là

A. Cu.

B. Al.

C. Zn.

D. Fe.

Câu 5 : Nhận định không đúng là

A. đơn chất là chất được cấu tạo từ một nguyên tố hoá học.                                        

B. hợp chất là chất được cấu tạo từ hai hoặc nhiều nguyên tố hoá học.                                        

C. chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể, ở đó có chất.  

D. nước biển là một loại chất tinh khiết.

Câu 6 : Giá trị phân tử khối của CO2

A. 18.

B. 44.

C. 64.

D. 28.

Câu 7 : Công thức hoá học của hợp chất được cấu tạo từ lưu huỳnh S (IV) với oxi O (II) là

A. CO2.

B. SO2.

C. C2O.

D. S2O.

Câu 8 : Chất X có công thức hoá học là H2SO4. Nhận định đúng về X là

A. X được cấu tạo từ 7 nguyên tố hoá học.

B. X được cấu tạo từ 3 nguyên tử.                                       

C. Phân tử khối của X là 98 đvC.

D.  X thuộc loại đơn chất.

Câu 9 : Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của phản ứng Na + O2 → Na2O.

A. số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 4: 1: 2.                                           

B. số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 1: 1: 1.                                           

C. số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 2: 1: 2.                                           

D. số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 2: 1: 1.

Câu 10 : PTHH dùng để biểu diễn

A. hiện tượng hóa học.

B. hiện tượng vật lí.              

C. ngắn gọn phản ứng hóa học.

D. sơ đồ phản ứng hóa học.

Câu 11 : Cho bảng sau:

 

T

U

N

G

D

Proton (p)

8

 

 

 

3

Electron (e)

 

 

11

1

 

Nơtron (n)

8

16

 

1

 

Số khối (A)

 

32

23

 

7

Nhận định không đúng về bảng dưới đây là

A. T: số e = 8; A = 16 và U: số p = 16; số n = 16.

B. N: số p = 11; số e = 11; số n = 12 và G: số p = 1; số e = 1; A = 2.

C. T: số e = 8; A = 16 và D: số p = 4; số e = 4; số n = 3.

D. G: số p = 1; số e = 1; A = 2 và D: số p = 3; số e = 3; số n = 4.

Câu 12 : Cho biết hợp chất được cấu tạo từ

a) H (I) và PO4 (III).

b) Al (III) và SO4 (II).

Công thức hoá học của các chất theo quy tắc hoá trị của a và b lần lượt là

A. 3PO4 và Al2(SO4)3.

B. H3PO4 và Al3(SO4)2.

C. H(PO4)3 và Al3(SO4)2.

D. HPO4 và Al2(SO4)3.

Câu 13 : Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Giá trị số khối của X là

A. 11.

B. 22.

C. 23.

D. 32.

Câu 14 : Cho các chất sau: O2, Fe, K2SO4, HCl, H2O. Số chất là hợp chất là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 15 : Cho 11,2 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 25,4 g sắt (II) clorua FeCl2 và 0,4 g khí hiđro. Khối lượng HCl đã dùng là

A. 14,6 g.

B. 16,4 g.

C. 36,2 g.

D. 13,8 g.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

1. C

2.D

3.C

4.D

5.D

6.B

7.B

8.C

9.A

10.C

11.C

12.A

13.C

14.C

15.A

Câu 1

Trong nguyên tử có 3 loại hạt: hạt proton mang điện tích dương, hạt nơtron không mang điện và hạt electron mang điện tích âm.

Đáp án C

Câu 2

Trong các vật thể trên chỉ có không khí là vật thể tự nhiên.

Các vật thể còn lại đều là vật thể nhân tạo.

Đáp án D

Câu 3

A là hiện tượng hóa học do thay đổi chất

B là hiện tượng hóa hóc

C là hiện tượng vật lý

D là hiện tượng hóa học

Đáp án C

Câu 4

Kí hiệu hóa học của sắt là Fe.

Đáp án D

Câu 5

A đúng.

B đúng.

C đúng.

D sai vì trong nước biển ngoài nước còn hòa tan nhiều chất như muối và các ion khoáng nên nước biển không phải chất tinh khiết.

Đáp án D

Câu 6

Phân tử khối của CO2 là: PTK = 12 + 16.2 = 44.

Đáp án B

Câu 7

Đặt công thức hóa học là \(\overset{IV}{\mathop{{{S}_{x}}}}\,\overset{II}{\mathop{{{O}_{y}}}}\,\)

Theo quy tắc hóa trị thì IV. x = II.y

\(\frac{x}{y}=\frac{II}{IV}=\frac{1}{2}\)

Chọn x = 1 và y = 2 ⟹ CTHH là SO2.

Đáp án B

Câu 8

A sai vì X cấu tạo từ 7 nguyên tử.

B sai vì X được cấu tạo từ 3 nguyên tố hóa học.

C đúng.

D sai vì X là hợp chất.

Đáp án C

Câu 9

PTHH

4Na + O2 → 2Na2O

⟹ số nguyên tử Na : số nguyên tử O2 : số phân tử Na2O = 4:1:2.

Đáp án A

Câu 10

PTHH dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

Đáp án C

Câu 11

 

T

U

N

G

D

Proton (p)

8

16

11

1

3

Electron (e)

8

16

11

1

3

Nơtron (n)

8

16

12

1

4

Số khối (A)

16

32

23

2

7

⟹ A, B, D đúng còn C sai.

Đáp án C

Câu 12

Phương pháp:

Các bước thiết lập công thức hóa học:

Bước 1: Đặt công thức tổng quát có dạng: \({{\overset{a}{\mathop{\text{ }A}}\,}_{x}}{{\overset{b}{\mathop{B}}\,}_{y}}\) với a, b lần lượt là hóa trị của A, B

Bước 2: Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: a.x = b.y

Chuyển về tỉ lệ: \(\frac{x}{y}=\frac{b}{a}=\frac{{{b}'}}{{{a}'}}\)

Lấy x = b hoặc b; và y = a hay a’ (nếu a’,b’ là những số nguyên đơn giản so với a,b).

Bước 3: Kết luận công thức hóa học của hợp chất.

Hướng dẫn giải:

a) Đặt CTHH của hợp chất là Hx(PO)y

Theo quy tắc hóa trị ta có x.I = y.III

\(\frac{x}{y}=\frac{III}{I}=\frac{3}{1}\)

Chọn x = 3 và y = 1.

Vậy CTHH của chất là H3PO

b) Đặt CTHH của hợp chất là Alx(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị ta có x.III = y.II

\(\frac{x}{y}=\frac{II}{III}=\frac{2}{3}\)

=> Chọn x = 2 và y = 3.

Vậy CTHH của chất là Al2(SO4)3

Đáp án A

Câu 13

Gọi số hạt proton và nơtron của X lần lượt là p và n.

Vì số hạt proton bằng số hạt electron nên số hạt electron của X cũng là p.

Tổng số hạt của X là 34

⟹ 2p + n =34 (1)

Số hạt mang điện trong X nhiều hơn số hạt không mang điện là 10

⟹ 2p – n= 10 (2)

Từ (1)(2) ⟹ p =11 và n = 12.

⟹ Số khối của X là A = p + n = 11+12 = 23.

Đáp án C

Câu 14

Hợp chất: K2SO4, HCl, H2O.

Đơn chất: O2, Fe.

Đáp án D

Câu 15

PTHH

Fe  +  2HCl  →  FeCl2 +  H2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lương

⟹ mHCl = 25,4 + 0,4 - 11,2 =14,6 (g).

Đáp án A

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close