Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 8 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 8 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1 : Nguyên tử được cấu tạo bởi

A. proton mang điện tích dương và vỏ mang điện tích âm.

B. hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

C. proton và nơtron.

D. hạt nơtron mang điện tích dương, hạt proton không mang điện, các e mang điện tích âm.

Câu 2 : Cho nguyên tử oxi có 8 electron. Từ dữ kiện trên ta biết được nguyên tử oxi có

A. 8 hạt proton; 2 lớp e; 6 e ở lớp ngoài cùng.

B. 8 hạt proton; 3 lớp e; 6 e ở lớp ngoài cùng.                    

C. 8 hạt proton; 2 lớp e; 7 e ở lớp ngoài cùng.

D. 9 hạt proton; 2 lớp e; 6 e ở lớp ngoài cùng.

Câu 3 : Cho các chất có công thức hóa học sau: H2, Zn, ZnO, CuS. Số chất là đơn chất là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4 : Nguyên tử sắt (Fe) nặng gấp số lần nguyên tử silic (Si) là

A. 1 lần.

B. 2 lần.

C. 3 lần.

D. 4 lần.

Câu 5 : Biết oxi có hóa trị II, hóa trị của nguyên tố C trong CO2

A. II.

B. III.

C. IV.

D. V.

Câu 6 : Cho phương trình hóa học sau: \(2Cu+X\xrightarrow{{{t}^{0}}}2CuO\). X là

A. H2.

B. H2O.

C. CO.

D. O2.

Câu 7 : Hợp chất X được tạo bởi Na (I) và O (II). Công thức hóa học của hợp chất X là

A. NaO.

B. Na2O.

C. Na2O3.

D. NaO2.

Câu 8 : Một hợp chất gồm một nguyên tử nguyên tố X liên kết với hai nguyên tử oxi và nặng gấp 11,5 lần nguyên tử Heli (He). X là

A. nitơ.

B. cacbon.

C. lưu huỳnh.

D. mangan.

Câu 9 : Đốt  cháy hoàn toàn m (g) CH4 cần dùng 0,4 (g) khí O2 thu được 1,4 (g) CO2 và 1,6 (g) H2O. Giá trị của m là

A. 2,6 g.

B. 2,5 g.

C. 1,7 g.

D. 1,6 g.

Câu 10 : Công thức hóa học của nước, khí oxi, khí hiđro lần lượt là

A. H2O, O2, H2.

B. H2O2, O2, H2.

C. H2O, O3, H2.

D. H2O, O2, H.

Câu 11 : Để phân biệt đơn chất và hợp chất dựa vào dấu hiệu là

A. kích thước.

B. nguyên tử cùng loại hay khác loại.

C. hình dạng.

 D. số lượng nguyên tử.

Câu 12 : Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau nhờ hạt

A. electron.

B. proton.

C. nơtron.

D. proton và nơtron.

Câu 13 : Cho Oxi (II); (SO4) (II); (OH) (I); (NO3) (I).

Hóa trị các nguyên tố Mn, Fe, Ba, Zn trong các CTHH Mn2O7, Fe2(SO4)3, Ba(OH)2, Zn(NO3)2 lần lượt là

A. IV, III, II, II.

B. VII, III, II, II.

C. II, III, II, II.

D. VII, II, II, II.

Câu 14 : Cho phản ứng: nhúng dây nhôm vào dung dịch CuCl2 tạo thành Cu và AlCl3.

Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng là

A. Al + 3CuCl2 → Cu + AlCl3

B. Al + CuCl2 → Cu + AlCl3

C. 2Al + 3CuCl2 → 3Cu + 2AlCl3

D. Al + 3CuCl2 → Cu + 2AlCl3

Câu 15 : Nung 84 kg MgCO3 thu được m gam MgO và 44 kg CO2. Giá trị của m là

A. 40 g.

B. 40 kg.

C. 128 g.

D. 128 kg.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

1.B

2.A

3.B

4.B

5.C

6.D

7.B

8.A

9.A

10.A

11.B

12.A

13.B

14.C

15.B

Câu 1

A sai do thiếu hạt nơtron.

B đúng.

C thiếu hạt nơtron.

D sai do hạt nơtron không mang điện, hạt proton mang điện dương.

Đáp án B

Câu 2

Nguyên tử oxi có 8 hạt proton.

Nguyên tử oxi có 2 lớp e trong đó có 6 e ở lớp ngoài cùng.

Đáp án A

Câu 3

Trong các chất trên đơn chất là H2, Zn.

Đáp án B

Câu 4

Ta có MFe : MSi = 56 : 28 = 2.

Vậy Fe nặng hơn Si 2 lần.

Đáp án B

Câu 5

Theo quy tắc hóa trị thì hóa trị của C trong hợp chất CO2 là \(\frac{II.2}{1}=IV\)

Đáp án C

Câu 6

PTHH

\(2Cu+{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}2CuO\)

Vậy X là O2.

Đáp án D

Câu 7

Phương pháp:

Đặt công thức hóa  học của chất là NaxOy

Theo quy tắc hóa trị ta có x.I = y.II

⟹ chọn x và y. ⟹ X.

Hướng dẫn giải:

Đặt công thức hóa  học của chất là NaxOy

Theo quy tắc hóa trị ta có x.I = y.II

⟹ Chọn x = 2 và y = 1.

⟹ Công thức hóa học của X là Na2O.

Đáp án B

Câu 8

Phương pháp:

Hợp chất được tạo từ 1 nguyên tử nguyên tố X và 2 nguyên tử oxi là nên có dạng là XO2

Phân tử khối của hợp chất là M = 11,5.MHe ⟹ X.

Hướng dẫn giải:

Phân tử khối của hợp chất là M = 11,5.MHe = 11,5 .4 = 46 đvC.

Hợp chất được tạo từ 1 nguyên tử nguyên tố X và 2 nguyên tử oxi là XO2

Ta có: X + 16.2 = 46

⟹ X = 14

⟹ X là nitơ.

Đáp án A

Câu 9

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có

 \({{m}_{C{{H}_{4}}}}+{{m}_{{{O}_{2}}}}={{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}\)

⟹ m = 2,6 g.

Đáp án A

Câu 10

Công thức hóa học của nước H2O.

Công thức hóa học của khí oxi O2.

Công thức hóa học của khí hiđro H2.

Đáp án A

Câu 11

Đơn chất: được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.

Hợp chất: được tạo nên từ 2 hay nhiều nguyên tố hóa học trở lên.

⟹ Dựa vào số nguyên tử cùng loại hay khác loại ta có thể phân biết được đơn chất hay hợp chất.

Nếu các nguyên tử cùng 1 loại (cùng thuộc 1 nguyên tố) ⟹ là đơn chất.

Nếu các nguyên tử thuộc nhiều loại khác nhau (từ 2 nguyên tố trở nên) ⟹ là hợp chất.

Đáp án B

Câu 12

Trong nguyên tử, electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân.

⟹ nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau là nhờ hạt electron.

Đáp án A

Câu 13

Phương pháp:

Với công thức tổng quát có dạng: \({{\overset{a}{\mathop{\text{ }A}}\,}_{x}}{{\overset{b}{\mathop{B}}\,}_{y}}\) với a, b lần lượt là hóa trị của A, B

Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: a.x = b.y

Biết x,y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a).

Hướng dẫn giải:

* Áp dụng quy tắc hóa trị cho Mn2Othì hóa trị của Mn là \(\frac{II.7}{2}=VII\)

Vậy Mn có hóa trị VII.

* Áp dụng quy tắc hóa trị cho Fe2(SO4)3 thì hóa trị của Fe là \(\frac{II.3}{2}=III\)

Vậy Fe có hóa trị III.

* Áp dụng quy tắc hóa trị cho Ba(OH)2 thì hóa trị của Ba là \(\frac{I.2}{1}=II\)

Vậy Ba có hóa trị II.

* Áp dụng quy tắc hóa trị cho Zn(NO3)2 thì hóa trị của Zn là \(\frac{I.2}{1}=II\)

Vậy hóa trị của Zn là II.

Đáp án B

Câu 14

2Al + 3CuCl2 → 3Cu + 2AlCl3

Đáp án C

Câu 15

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

\({{m}_{MgO}}\ ={{m}_{MgC{{O}_{3}}}}-{{m}_{C{{O}_{2}}}}\)

⟹ m = 84 - 44 = 40 kg.

Đáp án B

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close