Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 3

Đề bài

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)

3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)

4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)

5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)

6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)

7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)

8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.

3. Cậu bé bị dẫn đến tước mặt nhà vua. Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi nên không biết gì. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau:

Nước trong leo lẻo cá đớp cá.

Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn:

Trời nắng chang chang người trói người.

4. Vế đối vừa cứng cỏi vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.

Theo QUỐC CHẤN

1. Vua Minh Mạng xa giá đi đâu? (0.5 điểm)

A. Ra Thăng Long (Hà Nội) 

B. Ra kinh đô Huế

C. Ra kinh đô Huế và Thăng Long

D. Hồ Tây

 

2. Vì sao muốn nhìn rõ mặt vua, Cao Bá Quát lại liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm? (0.5 điểm)

A. Gây cảnh náo động ở hồ. 

B. Thu hút sự chú ý của nhà vua.

C. Trêu quân lính của nhà vua.

D. Nhìn trộm mặt của nhà vua.

 

3. Nhà vua ra lệnh cho cậu bé phải làm gì? (0.5 điểm)

A. Phải la hét, vùng vẫy. 

B. Phải xưng là học trò.

C. Phải đối được một vế đối thì mới tha.

D. Phải lấy cảnh mình bị trói mà đối lại.

 

4. Đâu không phải là dòng gồm những từ ngữ chỉ hoạt động có trong bài? (0.5 điểm)

A. Thét đuổi, cởi, nhảy. 

B. Xúm vào, nghĩ ngợi, náo động.

C. Đuổi nhau, vùng vẫy, bắt trói.

D. Xúm vào, đuổi nhau, nhảy.

 

5. Bộ phận in đậm trong câu “Cậu bé bị dẫn đến trước mặt nhà vua.” trả lời cho câu hỏi nào? (0.5 điểm)

A. Khi nào?

B. Ở đâu?

C. Ai làm gì?

D. Như thế nào?

 

6. Theo em, nội dung của câu truyện trên là gì? (0.5 điểm)

A. Ca ngợi sự thông minh của Cao Bá Quát.

B. Ca ngợi tài năng xuất sắc của Cao Bá Quát.

C. Ca ngợi tính cách khảng khái, tự tin của Cao Bá Quát.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

 

7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong mỗi câu sau: (1 điểm)

a. Cứ đến tháng năm cây phượng trước lớp tôi lại bung ra những chùm hoa đỏ rực.

b. Khi tiếng trống trường vang lên một hồi dài, học sinh các lớp ùa ra sân trường chơi như một bầy ong.

 

8. Tìm và gạch dưới câu theo mẫu Ai làm gì? có trong đoạn văn: (1 điểm)

Ngày chủ nhật Gấu con xin phép mẹ ra đường chơi cùng các bạn. Gấu con tung tăng chạy nhảy và mải lắng nghe chim Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng tung tóe ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và lễ phép nói:

- Xin lỗi bạn Sóc!

Nói xong Gấu con cúi xuống nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc.

 

9. Điền dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mỗi câu sau: (1 điểm)

a. Vì chạy chơi ngoài nắng Long đã bị cảm sốt.

b. Do mất điện cuộc liên hoan văn nghệ phải tạm dừng.

 

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Trên đường mòn Hồ Chí Minh

Đường lên dốc trơn và lầy. Người nọ đi tiếp sau người kia. Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng. Họ nhích từng bước. Nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù nối nhau trên những cái lưng cong cong. Nhìn xuống là những chiếc mũ tai bèo lúp xúp trên những mái đầu đang cắm về phía trước. Những khuôn mặt đỏ bừng.

 

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Viết đoạn văn kể lại một buổi sinh hoạt của lớp em theo gợi ý sau:

- Buổi sinh hoạt đó lớp em bàn về việc gì? Ai là người điều hành buổi sinh hoạt?

- Các bạn em đã đóng góp ý kiến như thế nào?

- Các hoạt động mà các em đã tổ chức trong buổi sinh hoạt là gì?

- Em có thích buổi sinh hoạt đó không? Vì sao?

Lời giải chi tiết

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) A. Ra Thăng Long (Hà Nội) 

2. (0.5 điểm) B. Thu hút sự chú ý của nhà vua.

3. (0.5 điểm) C. Phải đối được một vế đối thì mới tha.

4. (0.5 điểm) A. Thét đuổi, cởi, nhảy. 

5. (0.5 điểm) B. Ở đâu?

6. (0.5 điểm) D. Tất cả các ý trên đều đúng.

7. (1 điểm)

a. Cứ đến tháng năm, cây phượng trước lớp tôi lại bung ra những chùm hoa đỏ rực.

b. Khi tiếng trống trường vang lên một hồi dài, học sinh các lớp ùa ra sân trường chơi như một bầy ong.

8. (1 điểm)

Ngày chủ nhật Gấu con xin phép mẹ ra đường chơi cùng các bạn. Gấu con tung tăng chạy nhảy và mải lắng nghe chim Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng tung tóe ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và lễ phép nói:

- Xin lỗi bạn Sóc!

Nói xong Gấu con cúi xuống nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc.

9. (1 điểm)

a. Vì chạy chơi ngoài nắng, Long đã bị cảm sốt.

b. Do mất điện, cuộc liên hoan văn nghệ phải tạm dừng.

 

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

Bài viết đầy đủ các ý sau (mỗi ý một điểm)

- Buổi sinh hoạt đó lớp em bàn về việc gì? Ai là người điều hành buổi sinh hoạt?

- Các bạn em đã đóng góp ý kiến như thế nào?

- Các hoạt động mà các em đã tổ chức trong buổi sinh hoạt là gì?

- Em có thích buổi sinh hoạt đó không? Vì sao?

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

       Buổi sinh hoạt tuần vừa qua thật đáng nhớ với lớp 3B của chúng em. Khác với những buổi sinh hoạt khác, cô giáo bắt đầu kể cho chúng em nghe về hoàn cảnh khó khăn của các bạn nhỏ vùng cao. Câu chuyện của cô khiến ai nấy đều phải sụt sùi, thương cảm. Cô muốn cùng cả lớp thảo luận : làm sao để mang lại một mùa đông ấm cho các bạn nhỏ vùng cao? Nghe lời cô, chúng em nhanh chóng đưa ra ý kiến như sau : Tất cả các bạn trong lớp, những ai có quần áo, sách vở và bút thước không dùng tới sẽ dành để trao tặng lại cho các bạn khó khăn hơn mình. Buổi họp hôm ấy thật sôi nổi, mọi người ai cũng hào hứng muốn được đóng góp một phần nhỏ để làm nên mùa đông ấm áp cho các bạn nhỏ vùng cao.

HocTot.Nam.Name.Vn

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 3 - Xem ngay