Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 3 Đề bài A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2) 2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2) 3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2) 4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2) 5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2) 6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2) 7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2) 8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2) II/ Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Rùa và Thỏ Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa: - Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à ? - Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn ? Thỏ vểnh tai tự đắc: - Được, được !ời dám chạy thi với ta sao ? Ta chấp mi một nửa đường đó. Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên có sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ : Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm. Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngả đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng khôn nữa. Rùa đã tới đích trước nó. (Theo La Phông - ten ) 1. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ? (0,5 điểm) A. Rùa thích chạy thi với Thỏ B. Thỏ thách Rùa chạy thi C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi. D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình.
2. Thỏ chế giễu Rùa như thế nào? ( 0,5 điểm) A. Bảo Rùa là chậm như sên. B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn . C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi” D. Bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ.
3. Rùa đã chạy thi như thế nào? ( 0,5 điểm) A. Cố sức chạy thật nhanh. B. Vừa chạy vừa nhìn theo Thỏ mỉm cười. C. Chưa cần chạy vội. D. Vừa chạy vừa hái hoa.
4. Thỏ đã chạy thi như thế nào? (0, 5 điểm) A. Không chạy ngay mà nhởn nhơ trên đường. B. Không chạy mà chỉ hái hoa, bắt bướm. C. Khi Rùa đến gần đích mới bắt đầu chạy. D. Cả ba ý trên.
5. Vì sao Thỏ thua Rùa? (0.5 điểm) A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ. B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa. C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết. D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước.
6. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Để làm gi? ( 0,5 điểm) Rùa đang cố hết sức tập để chuẩn bị thi chạy với Thỏ.
7. Qua câu chuyện trên em hiểu được điều gì? (1 điểm)
8. Điền l hoặc n vào chỗ trống: (1 điểm) Mùa …….ắng, đất …….ẻ chân chim, …….ền nhà cũng rạn …….ứt. Trên cái đất phập phều và …….ắm gió …….ắm dông như thế, cây đứng …….ẻ khó mà chống chọi …….ổi.
9. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong mỗi câu sau: (1 điểm) a) Hỡi các loài chim, ngày mai, trong các ngươi có kẻ nào dám đọ sức kêu to, ăn nhiều, bay cao cùng ta không? b) Bé Na bừng tỉnh khi tiếng gà trống gáy “Ò...ó...o....”
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I/ Chính tả (4 điểm) Ở lại với chiến khu Bỗng một em cất tiếng hát, cả đội đồng thanh hát vang: “Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi Nào có mong chi đâu ngày trở về Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi Ra đi, ra đi thà chết không lui....” Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.
II/ Tập làm văn (6 điểm) Hãy viết về một người lao động trí óc mà em biết theo gợi ý sau: a) Người đó là ai, làm nghề gì? b) Người đó hằng ngày làm những việc gì? c) Người đó làm việc như thế nào? d) Tình cảm của em đối với người đó? Lời giải chi tiết A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) 1/Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II/ Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi. 2. (0.5 điểm) A. Bảo Rùa là chậm như sên. 3. (0.5 điểm) A. Cố sức chạy thật nhanh. 4. (0.5 điểm) D. Cả ba ý trên. 5. (0.5 điểm) B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa. 6. (0.5 điểm) Rùa đang cố hết sức tập để chuẩn bị thi chạy với Thỏ. 7. (1 điểm) Qua câu chuyện trên em hiểu rằng mình không nên chủ quan và coi thường người khác. Mỗi người đều có thế mạnh của riêng mình và cần được tôn trọng. 8. (1 điểm) Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió lắm dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. 9. (1 điểm) a) Hỡi các loài chim, ngày mai, trong các ngươi có kẻ nào dám đọ sức kêu to, ăn nhiều, bay cao cùng ta không? b) Bé Na bừng tỉnh khi tiếng gà trống gáy “Ò...ó...o....”
B. KIỂM TRA VIẾT I/ Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II/ Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: Viết được mỗi ý sau, mỗi ý 1 điểm a) Người đó là ai, làm nghề gì? b) Người đó hằng ngày làm những việc gì? c) Người đó làm việc như thế nào? d) Tình cảm của em đối với người đó? * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo: Cô Hồng-hàng xóm thân thiết của nhà em-là một kĩ sư nông nghiệp. Hàng ngày, cô đến Sở Nông nghiệp để làm việc. Cô chuyên nghiên cứu các giống cây trồng và vật nuôi với mong muốn sẽ tạo ra nhiều giống mới đạt chất lượng và năng suất cao, giúp ích cho người nông dân. Cô rất tận tụy và say mê công việc của mình. Tuy là một kĩ sư nhưng cô rất giản dị, gần gũi với người lao động để trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Nhờ vậy, cô luôn được mọi người quý mến. Em rất biết ơn cô và nguyện ra sức học tập để sau này trở thành một người có ích. HocTot.Nam.Name.Vn
|