Đề số 48 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 48 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử đề trắc nghiệm

Đề bài

Câu 1. Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc

A. sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.

C. sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới.

B. sản xuất máy bay lớn nhất thế giới.

D. sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

Câu 2. Sự kiện nào được xem là khởi đầu của Chiến tranh lạnh?

A. Định ước Henxinki giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa được kí kết.

B. Sự ra đời của “Kế hoạch Macsan”.

C. Việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đai Tây Dương (NATO).

D. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ nghày 12/3/1947.

Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ từ liên minh chống phát xít chuyển sang

A. hợp tác với nhau về mọi mặt.

C. cạnh tranh vói nhau về quân sự.

B. cạnh tranh với nhau về kinh tế.

D. thế đối đấu và đi tới chiến tranh lạnh.

Câu 4. Để phát triển khoa học- kĩ thuật, ở Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?

A. Coi trọng và phát triển nền giao dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.

B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.

C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.

D. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh sáng chế.

Câu 5. Điền vào chỗ (….) cụm từ thích hợp:

Toàn cầu hóa là ….(1), là một thực tế không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa là…(2) lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những….(3) to lớn.

A. (1) xu thế khách quan, (2) thời cơ, (3) thuận lợi.

B. (1) xu thế chủ quan, (2) thách thức, (3) thuận lợi.

C. (1) xu thế khách quan, (2) thời cơ, (3) thách thức.

D. (1) xu thế chủ quan, (2) thời cơ, (3) thách thức.

Câu 6. Cho các sự kiện sau về Nguyễn Ái Quốc

1. Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

2. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.

3. đưa yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.

4. đọc sơ thảo luận cương của Lênin

A. 3,4,1,2.                         B.3,4,2,1

C.4,3,2,1.                          D.4,3,2,1.

Câu 7. Lĩnh vực kinh tế nào được Pháp đầu tư nhiều nhất trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?

A. Nông nghiệp và công nghiệp.

C. Khai mỏ và giao thông vận tải.

B. Nông nghiệp và khai mỏ.

D. Nông nghiệp và thương nghiệp.

Câu 8. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không thuộc phong trào Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

C. Khởi nghĩa Hương Khê.

B. Khởi nghĩa Yên Thế.

D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

Câu 9. Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava đã

A. đánh dấu sự phân chia đối lập về kinh tế của Liên Xô và Mĩ.

B. đánh dấu sức mạnh quân sự của nước Mĩ và Liên Xô,

C. đánh dấu sự phát triển của Mĩ về mọi mặt.

D. đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe.

Câu 10. Khuynh hướng cứu nước nào mới xuất hiện trong phong trào cách mạng ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Khuynh hướng vô sản.

C. Khuynh hướng tư sản.

B. Khuynh hướng dân chủ tư sản.

D. Khuynh hướng phong kiến.

Câu 11. Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) chứng tỏ điều gì?

A. Giai cấp tư sản Việt Nam chưa thống nhất trong chủ trương khởi nghĩa.

B. Cuộc khởi nghĩa nổ ra chưa đúng thời cơ.

C. Sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

D. Mục tiêu của khởi nghĩa không phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Câu 12. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thi hành chính sách kinh tế hướng nội nhằm mục tiêu gì?

A. Xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

B. Xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

C. Xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế độc lập.

D. Xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, nâng cao đời sống nhân dân.

Câu 13. “Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực” là mục tiêu của tổ chức nào?

A. Liên minh châu Âu (EU)

C. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

B. Liên hợp quốc.

D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Câu 14. Thách thức lớn nhất của Việt Nam trong xu thế toàn cấu hóa là gì?

A. Sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới.

B. Quản lí, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài.

C. Sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập.

D. Sư bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

Câu 15. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra theo trình tự nào?

A. Khoa học – kĩ thuật – sản xuất.

C. Khoa học  - sản xuất – kĩ thuật.

B. Kĩ thuật – khoa học – sản xuất.

D. Sản xuất – khoa học – kĩ thuật.

Câu 16. Điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là

A. thế giới vẫn giữ nguyên như cũ.

C. sự đối đấu giữa các nước đế quốc với Liên Xô.

B. các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi.

D. một trật tự thế giới mới được thiết lập.

Câu 17. Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự giác sang tự phát?

A. Bãi công của công nhân xưởng Ba Son – Sài Gòn (8/1925).

B. Bãi công của công nhân viên chức các sở công thương ở Bắc Kì năm 1922.

C. Bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định năm 1924.

D. Bãi công của công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1920.

Câu 18. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã

A. Duy trì chế độ phong kiến.

B. Thiết lập chế độ mới.

C. Tiến hành những cải cách tiến bộ.

D. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bane phương Tây.

Câu 19. Nội dung chủ yếu của Học thuyết Phucưđa và Kaiphu ở Nhật là

A. hợp tác với Mĩ, Liên Xô về khoa học kĩ thuật, đặc biệt là trong các chương trình vũ trụ quốc tế.

B. coi trọng quan hệ với Tây Âu.

C. tái khẳng định việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

D. tăng cường mối quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

Câu 20. Từ sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì trong quá trình xây dựng phát triển đất nước?

A. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.

B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. Áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại.

D. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.

Câu 21.  Cơ cấu tổ chức của EU gồm 5 cơ quan chính là

A. Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án Quốc tế.

B. Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án Châu Âu.

C. Đại hội đồng, Hôi đồng Bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án châu Âu.

D. Hội đồng châu Âu, Hội đồng quản thác, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án châu Âu.

Câu 22. Tổ chức chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh là

A. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF).

C. Liên minh châu Âu (EU).

B. Ngân hàng thế giới (WB).

D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Câu 23. Theo “Phương án Maobatton” Ấn Độ được chia thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo

A. Ấn Độ của người theo Hồi giáo, Pakixtan của người theo Ấn Độ giáo.

B. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.

C. Ấn Độ của người theo Phật giáo, Pakixtan của người theo Ấn Độ giáo.

D. Ấn Độ của người theo Hồi giáo, Pakixtan của người theo Phật giáo.

Câu 24. Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ là

A. Đảng Cộng hòa.

C. Đảng Dân chủ.

B. Đảng Quốc đại.

D. Quốc Dân đảng.

Câu 25. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

C. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

B. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

D.Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến..

Câu 26. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự thù địch của Anh – Pháp.

C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

B. Sự hình thành phe liên minh.

D. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu.

Câu 27.  Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến hội nghị Vecxai.

B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

C. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Câu 28. Trong cuộc đua giành giật thuộc địa ở chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc nào được mệnh danh là “con hổ đến bàn tiệc muộn”?

A. Đức                    B.

C. Anh                    D. Nhật Bản.

Câu 29. Kinh tế Nhật Bản từ năm 1960 đến 1973 thường được gọi là giai đoạn

A. phát triển nhanh chóng.

B. phát triển mạnh mẽ.

C. phát triển xen kẽ với những đợt suy thoái ngắn.

D. phát triển thần kì.

Câu 30. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2000 là

A. Tăng cường mối quan hệ với các nước Đông Nam Á.

B. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết.

C. Bình thường hòa quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

D. Tiếp tục duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Câu 31. Nơi bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp là

A. Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).

C. Huế.

B. Sài Gòn – Gia Định.

D. Thuận An.

Câu 32. Búa liềm là cơ quan ngôn luận của tổ chức

A. An Nam Cộng sản đảng.

C. Đông Dương Cộng sản đảng.

B. Tân Việt Cách mạng đảng.

D. Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Câu 33. Cho đoạn dữ liệu sau:

“Hiến chương của Liên hợp quốc nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ (….) giữa các dân tộc và tiến hành (….) quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc (…) và quyền (…..) của các dân tộc”

Chọn các cụm từ thích hợp nhất để điền vào những (….) trong đoạn dữ liệu theo thứ tự lần lượt là

A. hợp tác, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền.

C. hữu nghị, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền.

B. hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, tự quyết.

D. hữu nghị, hợp tác, tự quyết, bình đẳng.

Câu 34. Một số hội viên tiên tiến của tổ chức cách mạng nào dưới đây đã lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam?

A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

C. Tân Việt cách mạng đảng.

B. Việt Nam Quốc dân đảng.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 35. Cho các sự kiện về Cam-pu-chia như sau:

1. Hiệp định hòa bình về Cam-pu-chia được kí kết.

2. Đảo chính lật đổ chính phủ Xi-ha-nuc.

3. Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia được thành lập.

Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian

A. 2,3,1.                           B. 1,2,3.

C.3,1,2.                            D.2,1,3.

Câu 36. Vào giữa thế kỉ XIX, tình hình nước ta có những đặc điểm nổi bật nào

A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.

B. Chế độ phong kiến Việt Nam được củng cố vững chắc.

C. Chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành.

D. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến.

Câu 37. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc thực sự trở thành chiến sĩ cộng sản?

A. Gửi đến Hội nghị Vecxai bản yêu sách của nhân dân An Nam.

B. Tham gia Đảng Xã hội Pháp.

C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

D. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.

Câu 38. Sự kiện nào sau đây gắn với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?

A. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.

B. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

C. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.

D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.

Câu 39. Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính.

B. Sự tăng lên mạnh mẽ mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của các nước.

C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

D. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

Câu 40. Quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất là

A. Mĩ                                B. Anh

C. Liên Xô                        D. Nhật Bản.

Lời giải chi tiết

1.D

2.D

3.D

4.D

5.C

6.A

7.B

8.B

9.D

10.A

11.C

12.B

13.D

14.A

15.A

16.D

17.A

18.C

19.D

20.C

21.B

22.C

23.B

24.B

25.C

26.C

27.B

28.A

29.D

30.D

31.A

32.C

33.B

34.A

35.A

36.A

37.C

38.B

39.B

40.C

HocTot.Nam.Name.Vn

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close