Đề ôn tập học kì 2 Văn 8 - Đề số 4Tải vềĐề thi học kì 2 (Đề kiểm tra học kì 2 - Đề thi cuối năm) – Ngữ văn 8 – Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết Đề bài Câu 1: (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Khi con tu hú – Tố Hữu) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên (1.0 điểm) b. Trong câu “Ta nghe hè dậy bên lòng”, em hiểu nhà thơ đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng điều gì? (1.0 điểm) c. Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (1.0 điểm) Câu 2 (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: - Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại? - Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? (Nam Cao – Lão Hạc) a. Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? (1.0 điểm) b. Đoạn trích trên có mấy lượt lời? Cho biết quan hệ giữa các nhân vật tham gia vào hội thoại (1.0 điểm) c. Xác định hành động nói các câu sau (1.0 điểm) - Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! - Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Câu 3 (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới. Lời giải chi tiết Câu 1
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Phương pháp: phân tích Cách giải: - Cảm nhận mùa hè bằng tình yêu thiên nhiên và tình yêu cuộc sống.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: - Giới thiệu chung -Tác giả xuất hiện một cách trực tiếp. - “Ta nghe” tác giả dùng thính giác để lắng nghe nhịp thở của thời gian. Vườn râm dậy tiếng ve -> hè dậy: Trước đó chỉ là nét vẽ còn giờ đây là sự khẳng định không khí ngập tràn sắc hè. =>Tác động đến cảm xúc của nhà thơ. - Động từ “đạp tan” thể hiện sự mạnh mẽ cuả tuổi trẻ ->khát vọng vượt thoát khỏi ngục tù. - Biện pháp nhân hóa -> động lực ở bên trong ngày càng mạnh mẽ. - Cảm xúc bộc lộ một cách tự phát, rất thật. -> khát vọng tự do. - Con chim tu hú “cứ kêu” là vô tình nhưng vang vọng trong không gian bài thơ. => Khát vọng tự do và tình yêu cuộc sống mãnh liệt Câu 2
Phương pháp: căn cứ bài Câu nghi vấn Cách giải: - Câu nghi vấn: + Sao cụ lo xa thế? + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại? + Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? - Dấu hiệu: + Sử dụng dấu hỏi chấm (?) + Dùng từ nghi vấn: sao, thế, gì
Phương pháp: căn cứ bài Hội thoại Cách giải: - Có tất cả hai lượt lời - Quan hệ: trên – dưới
Phương pháp: căn cứ bài Hành động nói Cách giải: - Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! => Hành động nói: nhận định - Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! => Hành động nói: đề nghi Câu 3
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Mở bài - Giới thiệu M. Goóc-ki và quá trình tự rèn luyện để trở thành một nhà văn nổi tiếng, phần lớn nhờ đọc sách. - Dẫn đề (ghi lại câu nói của M. Goóc-ki). - Chuyển mạch: giải thích câu nói, nêu cách chọn sách và phương pháp đọc sách. 2. Thân bài a. Giải thích * Sách chứa đựng tri thức loài người, được chọn lọc, tích lũy từ ngàn xưa, là công cụ truyền lưu văn hóa nhân loại. * Sách mở rộng những chân trời mới - Mở rộng hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ trụ. - Mở rộng hiểu biết về loài người, các dân tộc xa lạ: đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm, văn hóa của họ. - Rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng khát vọng, ước mơ của ta. b. Bàn luận * Chọn sách tốt, sách tốt giúp ta - Nhận thức đúng sự vật, sự việc, con người. - Hành dộng đúng và tiến bộ. - Nâng cao phẩm chất đạo đức, làm phong phú đời sống tinh thần. * Loại bỏ sách xấu, vì sách xấu - Bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử. - Khích động những thị dục thấp hèn. - Thúc đẩy những hành vi sai trái, hành động vô đạo đức. • Dẫn chứng. * Cách đọc sách - Chọn thời gian và nơi đọc thích hợp. - Chọn lọc, tiếp thu những tri thức tốt, bổ sung kiến thức bản thân. • Dẫn chứng. 3. Kết bài - Tóm lược những chân trời mới mà sách có thể mở rộng cho ta. - Sách gắn liền với nền văn minh của nhân loại.
|