Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 4

Tải về

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 8

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8 bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

Câu 1. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì?

A. Nét mặt

B. Điệu bộ

C. Cử chỉ

D. Ngôn từ

Câu 2. Câu cầu khiến dưới đây dùng để làm gì?

Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc này cũng còn là sớm!

A. Khuyên bảo

B. Ra lệnh

C. Yêu cầu

D. Đề nghị

Câu 3. Dòng nào sau đây nêu lên chức năng chính của câu nghi vấn?

A. Dùng để yêu cầu

B. Dùng để hỏi

C. Dùng để bộc lộ cảm xúc

D. Dùng để kể sự việc

Câu 4. Trong những câu sau, câu nào không có mục đích hỏi?

A. Mẹ đi chợ chưa ạ?

B. Ai là tác giả của bài thơ này?

C. Trời ơi, sao tôi khổ thế này?

D. Bao giờ bạn đi Hà Nội?

Câu 5. Các câu: Anh hứa không? Anh hứa đi. Anh xin hứa! khác nhau ở điểm nào?

A. Cấu trúc câu

B. Sử dụng tình thái từ

C. Mục đích nói

D. Cả A, B, C

Câu 6. Câu: Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cảm thán

B. Câu nghi vấn

C. Câu cầu khiến

D. Câu phủ định

Câu 7. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê (Ngữ văn 7, tập một) có câu: Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Theo em, câu văn đó được dùng để:

A. Kể

B. Nhận định

C. Miêu tả

D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc

Câu 8. Mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu là:

A. Thể hiện tài năng của người nói (viết)

B. Thể hiện tình cảm của người nói (viết)

C. Đạt hiệu quả diễn đạt cao hơn

D. Làm cho sự việc được nói đến trong câu trở nên dễ hiểu hơn

Câu 9. Nối cột bên trái với cột bên phải để làm rõ chức năng chính của từng kiểu câu. (Mỗi ý nối đúng được 0,25 điểm)

Kiểu câu

Chức năng chính

1. Câu trần thuật

a) Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (viết)

2. Câu cảm thán

b) Dùng để kể, nhận định, thông báo, trình bày...

3. Câu cầu khiến

c) Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị...

4. Câu nghi vấn

d) Dùng để hỏi

II.TLUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. Hãy sắp xếp các cụm từ in đậm trong câu: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) bằng ba cách khác nhau. Cách sắp xếp nào hợp lí? Vì sao? (3,0 điểm)

Câu 2. Viết một đoạn hội thoại ngắn với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và cho biết vai xã hội của các nhân vật trong cuộc hội thoại đó. (4,0 điểm)

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

1 - D

2 - A

3 - B

4 - C

5 - C

6 - D

7 - D

8 - C

Câu 9: 1 - b, 2 - a, 3 - c, 4 - d.

II. TỰ  LUẬN ( 7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Hãy sắp xếp các cụm từ in đậm trong câu: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) bằng ba cách khác nhau. Cách sắp xếp nào hợp lí? Vì sao?

Phương pháp:

Đọc và sắp xếp cho phù hợp

Lời giải chi tiết:

-  Sắp xếp câu:

+ Tre giữ nước, giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

+ Tre giữ nước, giữ làng, giữ đồng lúa chín, giữ mái nhà tranh.

+ Tre giữ làng, giữ nước, giữ đồng lúa chín, giữ mái nhà tranh.

- Cách sắp xếp hợp lí, giải thích:

+ Cách sắp xếp trật tự từ của câu trong văn bản đã cho của Thép Mới mang lại hiệu quả diễn đạt cao hơn.

- Lí giải:

+ Diễn đạt trình tự sự việc từ nhỏ bé đến rộng lớn (làng, nước).

+ Diễn đạt trình tự sự việc từ gần đến xa (mái nhà tranh, đồng lúa chín). Hài hoà vẻ ngữ âm, tạo nhịp điệu cho câu văn.

Câu 2. 

Viết một đoạn hội thoại ngắn với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và cho biết vai xã hội của các nhân vật trong cuộc hội thoại đó.

Phương pháp:

Tự chọn một chủ đề em yêu thích và sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói

Lời giải chi tiết:

A. Hôm nay, mình được cô cho điểm mười.

B. Thế à? (1) Môn gì thế?

A. Môn Văn.

B. Ôi cậu thật tuyệt! (2) Cậu hãy chỉ cho mình cách học giỏi môn Văn nhé! (3)

A. Đâu có gì khó chỉ là vốn từ ngữ và sự quan sát độc đáo sẽ giúp chúng ta thêm phần tiến bộ hơn. Nhưng ...

B. Nhưng sao?

A. Nhưng theo mình vẫn nhờ vào sự kiên trì là nhiều nhất! (4)

B. Nhờ sự kiên trì ư?

A. Đúng vậy, có kiên trì chịu khó chau chuốt chuốt kiến thức thì mới có được thành công.

B. Có lẽ cậu nói đúng! Mình cảm ơn nhiều.

A. Không có gì đâu!

- Các kiểu câu:

(1): câu nghi vấn.

(2): câu cảm thán.

(3): câu cầu khiến.

(4): câu trần thuật.

- Vai xã hội của các nhân vật: bạn bè.

Nguồn: Sưu tầm

Tải về

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close