Đề số 4

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?

 

  • A

    Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển

     

  • B

    Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm

     

  • C

    Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh

     

  • D

    Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ

Câu 2 :

Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam?

  • A

    Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Nguyễn An Ninh

  • B

    Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu

  • C

    Cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh

  • D

    Cuộc mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh

Câu 3 :

Sự kiện đánh dấu bước khởi sắc của ASEAN là

  • A

    Mười nước cùng đứng trong một tổ chức thống nhất (tháng 4-1999) .

  • B

    Tuyên bố Băng Cốc (tháng 8-1967).

  • C

    Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia (tháng 10-1991)

  • D

    Kí hiệp ước thân thiện và hợp tác (tháng 2-1976).

Câu 4 :

Đâu không phải là mục tiêu của đấu tranh báo chí do Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phát động trong giai đoạn 1941-1945?

 

  • A

    Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và mặt trận

     

  • B

    Đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hóa của địch

     

  • C

    Thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào hàng ngũ cách mạng

     

  • D

    Công cụ giành chính quyền bằng con đường hòa bình

Câu 5 :

Cuộc cách mạng nào được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân?

 

  • A

    Cách mạng xanh

     

  • B

    Cách mạng chất xám

     

  • C

    Cách mạng trắng

     

  • D

     

    Cách mạng nhung

Câu 6 :

Năm 1997, thành tựu sinh học nào gây chấn động lớn dư luận thế giới?

 

  • A

    Các nhà khoa học công bố “Bản đồ gen người”

     

  • B

    Công nghệ ezim ra đời

     

  • C

    Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính

     

  • D

    Các nhà khoa học đã công bố công nghệ “đột biến gen”

Câu 7 :

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu gì cho các quốc gia trên thế giới?

  • A

    Tập trung phát triển kinh tế

     

  • B

    Cải tổ về chế độ chính trị

     

  • C

    Cải cách về kinh tế- chính trị- xã hội

     

  • D

    Hạn chế chạy đua vũ trang

Câu 8 :

Ngày 10 – 10 – 1954 diễn ra sự kiện quan trọng gì ở Việt Nam?

 

  • A

    Pháp rút khỏi Hà Nội, bộ đội ta vào tiếp quản thủ đô

     

  • B

    Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô

     

  • C

    Miền Bắc hoàn toàn giải phóng

     

  • D

    Pháp rút quân khỏi miền Nam

Câu 9 :

Mục tiêu chủ yếu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) là gì?

  • A

    Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

     

  • B

    Củng cố quốc phòng an ninh

     

  • C

    Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội

     

  • D

    Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Câu 10 :

Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 - 1939 là

  • A

    Thực dân Pháp nói chung.

  • B

    Các quan lại của triều đình Huế.

  • C

    Địa chủ phong kiến.

  • D

    Bọn phản động Pháp và tay sai.

Câu 11 :

Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp lâu dài nào là quan trọng nhất?

 

  • A

    Lập hũ gạo tiết kiệm

     

  • B

    Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói

     

  • C

    Tăng gia sản xuất

     

  • D

    Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ

Câu 12 :

Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu gì?

 

  • A

    Rèn luyện hội viên trong thực tế, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh

     

  • B

    Rèn luyện tính kỉ luật cho hội viên của hội, giúp hội viên trưởng thành hơn trong đấu tranh.

     

  • C

    Tạo điều kiện để hội viên sống gần gũi với quần chúng để tổ chức phong trào đấu tranh

     

  • D

    Xây dựng cơ sở cách mạng trong phong trào nông dân và công nhân

Câu 13 :

Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975)?

  • A

    Sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương

  • B

    Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc

  • C

    Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ

  • D

    Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam

Câu 14 :

Cuộc tiến công nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược ?

 

  • A

    Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968

     

  • B

    Cuộc phản công Lam Sơn 719 năm 1971

     

  • C

    Tiến công chiến lược năm 1972

     

  • D

    Điện Biên Phủ trên không năm 1972

Câu 15 :

Khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” phản ánh vai trò gì của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam trong những năm 1965-1973?

 

  • A

    Chiến trường trực tiếp đánh Mĩ

     

  • B

    Hậu phương chi viện cho miền Nam

     

  • C

    Căn cứ địa quan trọng nhất

     

  • D

    Điểm trung chuyển tiếp nhận viện trợ của quốc tế

Câu 16 :

Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội cần được hiểu như thế nào?

 

  • A

    Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước

     

  • B

    Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH

     

  • C

    Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những quan điểm đúng đắn và biện pháp phù hợp

     

  • D

    Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Câu 17 :

Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A

    Chế độ phân biệt chủng tộc.

     

  • B

    Chủ nghĩa thực dân cũ.

     

  • C

    Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.

     

  • D

    Giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 18 :

Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A

    Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.

     

  • B

    Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu.

     

  • C

    Được sự giúp đỡ từ Liên Xô.

     

  • D

    Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan.

Câu 19 :

Vì sao kế hoạch 5 năm (1961-1965) đang thực hiện lại bị gián đoạn?

 

  • A

    Do có hạn chế nên bị đình chỉ thực hiện

     

  • B

    Do Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc

     

  • C

    Do kế hoạch không đạt hiệu quả trong thực tế

     

  • D

    Do vấp phải sự phản đối của nhân dân

Câu 20 :

Đâu không phải là điều kiện khách quan tác động đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

  • A

    Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít

  • B

    Sự suy yếu của thực dân Anh, Pháp

  • C

    Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Trung Quốc

     

  • D

    Sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi

Câu 21 :

Ngày 7-5-1954, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?

 

  • A

    Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu

     

  • B

    Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi

     

  • C

    Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc

     

  • D

    Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết

Câu 22 :

Trước tình hình phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển Mĩ đã có hành động gì để ổn định tình hình?

 

  • A

    Tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Diệm- Nhu

     

  • B

    Tăng cường lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh

     

  • C

    Tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược

     

  • D

    Cuộc trưng cầu dân ý để loại bỏ chính quyền Ngô Đình Diệm

Câu 23 :

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào?

 

  • A

    Anh.

     

  • B

    Pháp.

     

  • C

    Liên Xô.

     

  • D

    Mỹ.

Câu 24 :

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai có tác động như thế nào đến chủ nghĩa tư bản?

 

  • A

    Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân

     

  • B

    Làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới

     

  • C

    Làm cho quan hệ quốc tế được mở rộng, đa dạng

     

  • D

    Tăng cường lực lượng cho phe xã hội chủ nghĩa

Câu 25 :

Ngày 19-12-1946, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

 

  • A

    Ban thường vụ trung ương Đảng ra bản chỉ thị toàn dân kháng chiến

     

  • B

    Ban thường vụ trung ương Đảng ra bản chỉ thị kháng chiến- kiến quốc

     

  • C

    Hồ Chí Minh đọc "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".

     

  • D

    Chính phủ Việt Nam thương lượng với chính phủ Pháp về vấn đề đình chiến ở Việt Nam

Câu 26 :

Sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không mang ý nghĩa nào sau đây?

 

  • A

    Chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản.

     

  • B

    Chuẩn bị trực tiếp về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

     

  • C

    Đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam.

     

  • D

    Chấm dứt cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam.

Câu 27 :

Vì sao có thể khẳng định: Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba?

 

  • A

    Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với những người trẻ tuổi

     

  • B

    Bước đầu làm sụp đổ chính quyền Batixta

     

  • C

    Giải phóng được nhiều tù chính trị cho cách mạng Cuba

     

  • D

    Giải phóng nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Cuba

Câu 28 :

Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước không xuất phát từ vấn đề nào sau đây?

 

  • A

    Hai miền vẫn còn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau

     

  • B

    Nguyện vọng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất

     

  • C

    Quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam là thống nhất

     

  • D

    Để thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào”

Câu 29 :

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam?

 

  • A

    Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân

     

  • B

    Thực dân Pháp tăng cường khủng bố các phong trào đấu tranh

     

  • C

    Mâu thuẫn giai cấp ngày càng thêm gay gắt.

     

  • D

    Nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm

Câu 30 :

Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi được Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

 

  • A

    Quân Pháp mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ

     

  • B

    Phạm vị chiếm đóng của quân Pháp được mở rộng

     

  • C

    Ngân sách cho chiến tranh Đông Dương bị cắt giảm

     

  • D

    Kế hoạch “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” bị phá sản

Câu 31 :

Những thành tựu Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến 2000 chứng tỏ điều gì?

 

  • A

    Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp

     

  • B

    Việt Nam đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội

     

  • C

    Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp

     

  • D

    Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế

Câu 32 :

Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

 

  • A

    Mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.

     

  • B

    Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (08 - 09 - 1951).

     

  • C

    Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.

     

  • D

    Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.

Câu 33 :

Các tổ chức cộng sản xuất hiện năm 1929 mang điểm hạn chế gì lớn nhất?

 

  • A

    Sự đối lập về ý thức hệ

     

  • B

    Hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau

     

  • C

    Còn thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn

     

  • D

    Thiếu một bộ chỉ huy thống nhất

Câu 34 :

Nguyên nhân nào là cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?

  • A

    Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

     

  • B

    Chậm đưa ra đường lối sửa chữa những sai lầm.

     

  • C

    Nhà nước Liên Xô nhận thấy chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.

     

  • D

    Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội có nhiều hạn chế.

Câu 35 :

Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ là gì?

 

  • A

    Chuẩn bị tiến hành “chiến tranh tổng lực”.

     

  • B

    “Chiến lược toàn cầu hóa”.

     

  • C

    Xác lập một trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ.

     

  • D

    “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”.

Câu 36 :

Lý do chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải đồng ý bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương?

 

  • A

    Quân Pháp ở Đông Dương không đủ khả năng để chống lại Nhật

     

  • B

    Pháp muốn giữ thế hòa hoãn tạm thời để chờ cơ hội phản công

     

  • C

    Nước Pháp đã bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ Đờgôn phải lưu vong

     

  • D

    Do phe Trục đang chiếm ưu thế trên thế giới

Câu 37 :

Nhân tố khách quan nào tác động khiến Việt Nam bị chia cắt sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

 

  • A

    Do tác động của cục diện hai cực, hai phe

     

  • B

    Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm

     

  • C

    Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

     

  • D

    Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Câu 38 :

Việc kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam phản ánh xu thế gì của thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX?

 

  • A

    Xu thế hòa hoãn Đông- Tây

     

  • B

    Xu thế toàn cầu hóa

     

  • C

    Xu thế hòa bình

     

  • D

    Xu thế liên kết khu vực

Câu 39 :

Điểm khác biệt lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai so với giai đoạn trước là

  • A

    Kẻ thù

     

  • B

    Lãnh đạo

     

  • C

    Lực lượng tham gia

     

  • D

    Kết quả

Câu 40 :

Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là

 

  • A

    Có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng

     

  • B

    Có sự điều chỉnh phương châm tác chiến

     

  • C

    Tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương

     

  • D

    Là những trận quyết chiến chiến lược

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?

 

  • A

    Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển

     

  • B

    Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm

     

  • C

    Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh

     

  • D

    Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng do hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ - Diệm nên nhân dân miền Nam không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình được nữa. Nghị quyết 15 như “nắng hạ gặp mưa rào” làm bùng lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở miền Nam, hình thành phong trào “Đồng Khởi”.

Câu 2 :

Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam?

  • A

    Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Nguyễn An Ninh

  • B

    Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu

  • C

    Cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh

  • D

    Cuộc mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tháng 6-1925, Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải và bí mật giải về nước, kết án tử hình. Trước sức ép đấu tranh của quần chúng, thực dân Pháp đã buộc phải đưa Phan Bội Châu ra xét tử công khai và thay đổi bản án từ tử hình sang khổ sai chung thân.

Câu 3 :

Sự kiện đánh dấu bước khởi sắc của ASEAN là

  • A

    Mười nước cùng đứng trong một tổ chức thống nhất (tháng 4-1999) .

  • B

    Tuyên bố Băng Cốc (tháng 8-1967).

  • C

    Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia (tháng 10-1991)

  • D

    Kí hiệp ước thân thiện và hợp tác (tháng 2-1976).

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

Câu 4 :

Đâu không phải là mục tiêu của đấu tranh báo chí do Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phát động trong giai đoạn 1941-1945?

 

  • A

    Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và mặt trận

     

  • B

    Đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hóa của địch

     

  • C

    Thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào hàng ngũ cách mạng

     

  • D

    Công cụ giành chính quyền bằng con đường hòa bình

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào quá trình xây dựng lực lượng cách mạng để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Báo chí của Đảng và của Mặt trận Việt Minh như Giải phóng, Cờ giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt Nam độc lập, Kèn gọi lính…phát triển rất phong phú đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hóa của địch, thu hút đông đảo quần chúng vào hàng ngũ cách mạng

Câu 5 :

Cuộc cách mạng nào được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân?

 

  • A

    Cách mạng xanh

     

  • B

    Cách mạng chất xám

     

  • C

    Cách mạng trắng

     

  • D

     

    Cách mạng nhung

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người

Câu 6 :

Năm 1997, thành tựu sinh học nào gây chấn động lớn dư luận thế giới?

 

  • A

    Các nhà khoa học công bố “Bản đồ gen người”

     

  • B

    Công nghệ ezim ra đời

     

  • C

    Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính

     

  • D

    Các nhà khoa học đã công bố công nghệ “đột biến gen”

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cừu Dolly (hay còn gọi là cừu nhân bản) (5 tháng 7 năm 1996 - 14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới. Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland. Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh.

Câu 7 :

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu gì cho các quốc gia trên thế giới?

  • A

    Tập trung phát triển kinh tế

     

  • B

    Cải tổ về chế độ chính trị

     

  • C

    Cải cách về kinh tế- chính trị- xã hội

     

  • D

    Hạn chế chạy đua vũ trang

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế và chính trị- xã hội, trong đó có Liên Xô.

Câu 8 :

Ngày 10 – 10 – 1954 diễn ra sự kiện quan trọng gì ở Việt Nam?

 

  • A

    Pháp rút khỏi Hà Nội, bộ đội ta vào tiếp quản thủ đô

     

  • B

    Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô

     

  • C

    Miền Bắc hoàn toàn giải phóng

     

  • D

    Pháp rút quân khỏi miền Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngày 10-10-1954, Pháp rút khỏi Hà Nội, quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản thủ đô trong không khí tưng bừng của ngày chiến thắng

Câu 9 :

Mục tiêu chủ yếu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) là gì?

  • A

    Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

     

  • B

    Củng cố quốc phòng an ninh

     

  • C

    Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội

     

  • D

    Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng những Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề. Để khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, Liên Xô đã đề ra và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946-1950)

Câu 10 :

Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 - 1939 là

  • A

    Thực dân Pháp nói chung.

  • B

    Các quan lại của triều đình Huế.

  • C

    Địa chủ phong kiến.

  • D

    Bọn phản động Pháp và tay sai.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình Đông Dương lúc bấy giờ và nhận định của Đảng Cộng sản Đông Dương để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào tình hình thế giới và tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định rằng kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là bọn phản động Pháp cùng bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận Nhân dân Pháp tại các thuộc địa.

Câu 11 :

Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp lâu dài nào là quan trọng nhất?

 

  • A

    Lập hũ gạo tiết kiệm

     

  • B

    Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói

     

  • C

    Tăng gia sản xuất

     

  • D

    Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để giải quyết căn bản nạn đói, tăng gia sản xuất là biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài. Để khuyến khích sản xuất, chính quyền cách mạng đã ra lệnh bãi bỏ các thứ thuế vô lý; tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công một cách công bằng, dân chủ.

Câu 12 :

Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu gì?

 

  • A

    Rèn luyện hội viên trong thực tế, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh

     

  • B

    Rèn luyện tính kỉ luật cho hội viên của hội, giúp hội viên trưởng thành hơn trong đấu tranh.

     

  • C

    Tạo điều kiện để hội viên sống gần gũi với quần chúng để tổ chức phong trào đấu tranh

     

  • D

    Xây dựng cơ sở cách mạng trong phong trào nông dân và công nhân

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mục tiêu của phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện là đưa hội viên của hội vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ cùng sống lao động với công nhân để rèn luyện, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức lãnh đạo công nhân đấu tranh.

 

Câu 13 :

Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975)?

  • A

    Sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương

  • B

    Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc

  • C

    Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ

  • D

    Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975). Những nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ là sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương; sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc; phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam của nhân dân Mĩ

Câu 14 :

Cuộc tiến công nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược ?

 

  • A

    Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968

     

  • B

    Cuộc phản công Lam Sơn 719 năm 1971

     

  • C

    Tiến công chiến lược năm 1972

     

  • D

    Điện Biên Phủ trên không năm 1972

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược - tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

Câu 15 :

Khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” phản ánh vai trò gì của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam trong những năm 1965-1973?

 

  • A

    Chiến trường trực tiếp đánh Mĩ

     

  • B

    Hậu phương chi viện cho miền Nam

     

  • C

    Căn cứ địa quan trọng nhất

     

  • D

    Điểm trung chuyển tiếp nhận viện trợ của quốc tế

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ, miền Bắc luôn hướng về miền Nam, sẵn sàng chi viện cho miền Nam chiến đấu với khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”

Câu 16 :

Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội cần được hiểu như thế nào?

 

  • A

    Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước

     

  • B

    Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH

     

  • C

    Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những quan điểm đúng đắn và biện pháp phù hợp

     

  • D

    Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp

Câu 17 :

Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A

    Chế độ phân biệt chủng tộc.

     

  • B

    Chủ nghĩa thực dân cũ.

     

  • C

    Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.

     

  • D

    Giai cấp địa chủ phong kiến.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh, nhằm thực hiện âm mưu biến Mĩ Latinh thành sân sâu của mình.

=> Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mỹ Latinh là Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.

Câu 18 :

Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A

    Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.

     

  • B

    Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu.

     

  • C

    Được sự giúp đỡ từ Liên Xô.

     

  • D

    Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan là nguyên nhân khách quan quan trọng thúc đẩy sự hồi phục và phát triển của các nước Tây Âu sau chiến tranh.

Câu 19 :

Vì sao kế hoạch 5 năm (1961-1965) đang thực hiện lại bị gián đoạn?

 

  • A

    Do có hạn chế nên bị đình chỉ thực hiện

     

  • B

    Do Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc

     

  • C

    Do kế hoạch không đạt hiệu quả trong thực tế

     

  • D

    Do vấp phải sự phản đối của nhân dân

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Kế hoạch 5 năm (1961-1965) đang được thực hiện có kết quả thì ngày 7-2-1965, Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Kế hoạch 5 năm (1961-1965) bị gián đoạn

Câu 20 :

Đâu không phải là điều kiện khách quan tác động đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

  • A

    Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít

  • B

    Sự suy yếu của thực dân Anh, Pháp

  • C

    Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Trung Quốc

     

  • D

    Sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Căn cứ vào hoàn cảnh bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

- Các đáp án B, C: là điều kiện khách quan thuận lợi dẫn đến bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án D: sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi không phải là điều kiện khách quan thuận lợi, mà là điều kiện chủ quan để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Câu 21 :

Ngày 7-5-1954, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?

 

  • A

    Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu

     

  • B

    Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi

     

  • C

    Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc

     

  • D

    Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chiều ngày 7-5-1954 tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ ban tham mưu đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi

Câu 22 :

Trước tình hình phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển Mĩ đã có hành động gì để ổn định tình hình?

 

  • A

    Tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Diệm- Nhu

     

  • B

    Tăng cường lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh

     

  • C

    Tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược

     

  • D

    Cuộc trưng cầu dân ý để loại bỏ chính quyền Ngô Đình Diệm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong bối cảnh phong trào cách mạng miền Nam dâng cao, ngày 1-11-1963, Mĩ đã giật dây các tướng lĩnh lật đổ chính quyền của anh em Diệm- Nhu với hi vọng ổn định tình hình

Câu 23 :

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào?

 

  • A

    Anh.

     

  • B

    Pháp.

     

  • C

    Liên Xô.

     

  • D

    Mỹ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mỹ là nước khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai, bắt đầu từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX

Câu 24 :

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai có tác động như thế nào đến chủ nghĩa tư bản?

 

  • A

    Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân

     

  • B

    Làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới

     

  • C

    Làm cho quan hệ quốc tế được mở rộng, đa dạng

     

  • D

    Tăng cường lực lượng cho phe xã hội chủ nghĩa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, dẫn tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập.

Câu 25 :

Ngày 19-12-1946, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

 

  • A

    Ban thường vụ trung ương Đảng ra bản chỉ thị toàn dân kháng chiến

     

  • B

    Ban thường vụ trung ương Đảng ra bản chỉ thị kháng chiến- kiến quốc

     

  • C

    Hồ Chí Minh đọc "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".

     

  • D

    Chính phủ Việt Nam thương lượng với chính phủ Pháp về vấn đề đình chiến ở Việt Nam

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trước hành động bội ước, xâm lược của thực dân Pháp, tối ngày 19-12-1946, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến chống Pháp xâm lược

Câu 26 :

Sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không mang ý nghĩa nào sau đây?

 

  • A

    Chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản.

     

  • B

    Chuẩn bị trực tiếp về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

     

  • C

    Đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam.

     

  • D

    Chấm dứt cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân; là sự chuẩn bị trực tiếp về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào cách mạng Việt Nam.

Câu 27 :

Vì sao có thể khẳng định: Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba?

 

  • A

    Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với những người trẻ tuổi

     

  • B

    Bước đầu làm sụp đổ chính quyền Batixta

     

  • C

    Giải phóng được nhiều tù chính trị cho cách mạng Cuba

     

  • D

    Giải phóng nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Cuba

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến cách mạng Cuba để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Mặc dù thất bại nhưng cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba. Nó đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới- trẻ tuổi đầy nhiệt huyết và kiên cường.

Câu 28 :

Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước không xuất phát từ vấn đề nào sau đây?

 

  • A

    Hai miền vẫn còn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau

     

  • B

    Nguyện vọng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất

     

  • C

    Quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam là thống nhất

     

  • D

    Để thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào”

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh hoàn thành lịch sử Việt Nam sau đại thắng mùa xuân 1975 để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Sau Đại thắng mùa xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam về mặt lãnh thổ đã được thống nhất song mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Đáp lai nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước; đồng thời phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc => Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Câu 29 :

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam?

 

  • A

    Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân

     

  • B

    Thực dân Pháp tăng cường khủng bố các phong trào đấu tranh

     

  • C

    Mâu thuẫn giai cấp ngày càng thêm gay gắt.

     

  • D

    Nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân

- Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm phải bán với giá thấp.

- Công nhân bị thất nghiệp, đồng lương giảm sút

- Tiểu tư sản đời sống bấp bênh

- Tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.

Câu 30 :

Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi được Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

 

  • A

    Quân Pháp mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ

     

  • B

    Phạm vị chiếm đóng của quân Pháp được mở rộng

     

  • C

    Ngân sách cho chiến tranh Đông Dương bị cắt giảm

     

  • D

    Kế hoạch “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” bị phá sản

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sau chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, quân Pháp mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Do đó kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi được Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện nhằm xoay chuyển cục diện chiến trường, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Câu 31 :

Những thành tựu Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến 2000 chứng tỏ điều gì?

 

  • A

    Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp

     

  • B

    Việt Nam đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội

     

  • C

    Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp

     

  • D

    Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phần thành tựu của công cuộc đổi mới để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp và cần phải tiếp tục giữ vững, phát huy điều đó

Câu 32 :

Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

 

  • A

    Mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.

     

  • B

    Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (08 - 09 - 1951).

     

  • C

    Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.

     

  • D

    Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là mềm mỏng về chính trị và tập trung phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á

Câu 33 :

Các tổ chức cộng sản xuất hiện năm 1929 mang điểm hạn chế gì lớn nhất?

 

  • A

    Sự đối lập về ý thức hệ

     

  • B

    Hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau

     

  • C

    Còn thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn

     

  • D

    Thiếu một bộ chỉ huy thống nhất

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau khi ra đời, các tổ chức cộng sản đã nhanh chóng phát triển cơ sở trong nhiều địa phương và trực tiếp lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Tuy nhiên, các tổ chức đó đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. Đây là hạn chế lớn nhất trong hoạt động của các tổ chức cộng sản năm 1929.

Câu 34 :

Nguyên nhân nào là cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?

  • A

    Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

     

  • B

    Chậm đưa ra đường lối sửa chữa những sai lầm.

     

  • C

    Nhà nước Liên Xô nhận thấy chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.

     

  • D

    Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội có nhiều hạn chế.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào quá trình xây dựng chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân cơ bản làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là do xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội còn nhiều hạn chế: thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khác quan về kinh tế- xã hội, chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Điều đó làm nền kinh tế thiếu tính năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.

=> Đáp án D là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

Câu 35 :

Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ là gì?

 

  • A

    Chuẩn bị tiến hành “chiến tranh tổng lực”.

     

  • B

    “Chiến lược toàn cầu hóa”.

     

  • C

    Xác lập một trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ.

     

  • D

    “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời tổng thống để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ đều nhằm xác lập 1 trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ, trật tự thế giới đơn cực do Mỹ hoàn toàn chi phối và khống chế.

Câu 36 :

Lý do chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải đồng ý bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương?

 

  • A

    Quân Pháp ở Đông Dương không đủ khả năng để chống lại Nhật

     

  • B

    Pháp muốn giữ thế hòa hoãn tạm thời để chờ cơ hội phản công

     

  • C

    Nước Pháp đã bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ Đờgôn phải lưu vong

     

  • D

    Do phe Trục đang chiếm ưu thế trên thế giới

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đông Dương là một trong những thuộc địa giàu có nhất của thực dân Pháp nên Pháp buộc phải giữ Đông Dương bằng mọi giá. Tuy nhiên khi Nhật vào Đông Dương, quân Pháp không đủ khả năng để chống lại nên đã chủ động bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương.

Câu 37 :

Nhân tố khách quan nào tác động khiến Việt Nam bị chia cắt sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

 

  • A

    Do tác động của cục diện hai cực, hai phe

     

  • B

    Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm

     

  • C

    Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

     

  • D

    Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh thế giới trong những năm 1954-1975 và tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ để phân tích, đánh giá. 

Lời giải chi tiết :

Nhân tố khách quan tác động đến sự Việt Nam chia cắt sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là do tác động của cục diện hai cực, hai phe. Trên thế giới cũng có nhiều quốc gia bị chia cắt giống Việt Nam như Đức, bán đảo Triều Tiên. Cục diện hai cực, hai phe ở đây chính là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Ở miền Nam có sự can thiệp của Mĩ với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và sự giúp đỡ của Liên Xô với cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ sức ảnh hưởng của cục diện này ở Việt Nam.

Câu 38 :

Việc kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam phản ánh xu thế gì của thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX?

 

  • A

    Xu thế hòa hoãn Đông- Tây

     

  • B

    Xu thế toàn cầu hóa

     

  • C

    Xu thế hòa bình

     

  • D

    Xu thế liên kết khu vực

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ phần lịch sử thế giới phần quan hệ quốc tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Việc kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã phản ánh xu thế hòa hoãn Đông - Tây trên thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX

Câu 39 :

Điểm khác biệt lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai so với giai đoạn trước là

  • A

    Kẻ thù

     

  • B

    Lãnh đạo

     

  • C

    Lực lượng tham gia

     

  • D

    Kết quả

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai so với giai đoạn trước để liên hệ trả lời

Lời giải chi tiết :

Điểm khác biệt lớn nhất giữa phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai so với giai đoạn trước là kết quả đấu tranh. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc liên tiếp giành thắng lợi trên quy mô toàn cầu, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Còn ở các giai đoạn trước, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới hầu hết đều thất bại (trừ khu vực Mĩ Latinh).

Câu 40 :

Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là

 

  • A

    Có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng

     

  • B

    Có sự điều chỉnh phương châm tác chiến

     

  • C

    Tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương

     

  • D

    Là những trận quyết chiến chiến lược

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của hai chiến dịch để so sánh, liên hệ. 

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là đều những trận quyết chiến chiến lược, huy động đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc, quyết định đến chiều hướng của cả 2 cuộc chiến tranh.

- Chiến dịch Điện Biên Phủ - chiến dịch tiến công quy mô lớn nhất đến thời điểm lúc bấy giờ. Với chiến dịch này, quân và dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của quân đội Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, mà các tướng lĩnh Pháp, Mỹ cho rằng, đó là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với các thắng lợi trên khắp các chiến trường cả nước và toàn Đông Dương trong giai đoạn Đông Xuân 1953 - 1954 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp. 

- Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch tiến công lớn nhất, trận quyết chiến chiến lược vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta - đại thắng lợi, đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

close